Vốn FDI đang là cứu cánh cho các doanh nghiệp bất động sản
BÀI LIÊN QUAN
Intel tham vọng soán ngôi Samsung và TSMC trên thị trường chipLâm Đồng thu hút hơn 12.500 tỷ đồng vốn đầu tư FDI Hệ lụy gì với các doanh nghiệp khi bất động sản đã ngấm đòn pháp lý và siết vốn?‘Nốt trầm’ của thị trường vốn
Trong bối cảnh thế giới đang có nhiều biến động như lạm phát tăng cao, giá dầu tăng, các nền kinh tế lớn như Mỹ, Canada, Anh... trong nửa cuối năm 2022 đã nhanh chóng đưa ra thêm nhiều chính sách mạnh mẽ nhằm siết chặt tiền tệ. Cụ thể, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã 4 lần liên tiếp điều chỉnh lãi suất mục tiêu trong năm nay, đưa lãi suất quỹ liên bang lên 3,75-4% và dự báo những thách thức này sẽ còn duy trì trong các tháng cuối năm 2022 và năm 2023, gia tăng áp lực lên mặt bằng lãi suất và tỷ giá tại Việt Nam, tạo sức ép lên lạm phát.
Tỷ giá Euro và bảng Anh đều tăng, USD bắt đầu chững khi các nhà đầu tư bị thu hút bởi tài sản rủi ro
Cả đồng euro và đồng bảng Anh đều tăng tỷ giá so với USD vào phiên này 7/11 vì tâm lý chấp nhận rủi ro trên các thị trường. Bên cạnh đó, chứng khoán châu u cũng tăng điểm với kỳ vọng Trung Quốc nới lỏng chính sách “zero Covid - 19”.Không phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng Hà Nội sẽ “cất cánh”
Phân khúc bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng Hà Nội sẽ phục hồi mạnh mẽ trở lại trong giai đoạn từ này đến năm 2023. Theo đó, nguyên nhân là do thị trường du lịch Thủ đô Hà Nội không quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc nên chắc chắn sẽ tăng trưởng tốt hơn các địa phương khác.Hệ lụy nào khi doanh nghiệp BĐS phải “vay nóng”, sa thải nhân viên để tồn tại?
Để tồn tại, nhiều doanh nghiệp phải vay tiền ngoài xã hội với lãi suất cao, thậm chí là sa thải nhân viên để tiết kiệm chi phí. Đối với họ, việc không thể tiếp cận được tín dụng ngân hàng đang khiến doanh nghiệp đối diện với “thập diện” khó khăn và tồi tệ hơn là viễn cảnh phá sản đang đến gần.Báo cáo Ổn định tài chính toàn cầu được công bố ngày 11/10, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã chỉ ra nền kinh tế toàn cầu đang trong giai đoạn đầy khó khăn và thách thức do tình hình lạm phát cũng như lãi suất tăng mạnh đã đe dọa đà phục hồi trên toàn thế giới. Không chỉ các nền kinh tế phát triển mà cả những nước mới nổi cũng đang phải đối mặt những vấn đề ngày càng gia tăng.
Sau những tín hiệu phục hồi sau đại dịch, trước những biến động mạnh của nền kinh tế toàn cầu, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ theo hướng chủ động và linh hoạt. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, hỗ trợ phục hồi kinh tế, kịp thời thích ứng với diễn biến cảu thị trường trong và ngoài nước. Những động thái này được xem là cần thiết để ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và duy trì niềm tin của nhà đầu tư vào nền kinh tế Việt Nam.
Cụ thể, chỉ trong vòng hơn 1 tháng qua, Ngân hàng Nhà nước đã có 2 lần nâng lãi suất và tăng trần lãi suất tiền gửi. Trong lần điều chỉnh cuối ngày 24/10 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước cho quyết định nâng các loại lãi suất điều hành thêm 1%/năm nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và tiền tệ.
Theo số liệu Tổng cục Thống kê, tăng trưởng tín dụng đến hết quý III đạt 10,5% rất gần mục tiêu 14% mà Ngân hàng Nhà nước kỳ vọng. Với kết quả này, hạn mức tăng trưởng tín dụng chỉ còn khoảng 3,5% cho quý cuối năm. Với hạn mức này, tín dụng sẽ tập trung ưu tiên mục đích cho và sản xuất - kinh doanh và các dịch vụ liên quan.
Ông Neil MacGregor, Tổng giám đốc Điều hành Savills Việt Nam nhận định Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đang có những nỗ lực mạnh mẽ trong việc kiểm soát lạm phát và ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, từ đó tăng trưởng một cách lành mạnh và bền vững hơn trong trung và dài hạn.
“Việc Chính phủ chủ động siết chặt các kênh huy động vốn như trái phiếu, tín dụng sẽ có những tác động ngắn hạn nhất định đến nhiều ngành nghề kinh doanh, sản xuất và dịch vụ trong nước, trong đó có bất động sản. Đổi lại, chúng ta sẽ thấy một thị trường tài chính minh bạch, tăng uy tín trong mắt các nhà đầu tư quốc tế”, ông Neil MacGregor nhấn mạnh.
Khó khăn kép cho ngành bất động sản
Tuy nhiên, vị Tổng giám đốc Điều hành Savills Việt Nam cho rằng tình trạng này giới hạn khả năng tiếp cận nguồn vốn trong nước của các doanh nghiệp bất động sản.
“Các nhà đầu tư cũng như các đơn vị phát triển bất động sản đang bị đẩy vào một giai đoạn đầy thách thức khi các kênh huy động vốn như phát hành trái phiếu, tín dụng, thị trường chứng khoán đều bị gián đoạn”, ông nói.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong 9 tháng đầu năm 2022, giá trị phát hành trái phiếu của nhóm bất động sản là khoảng 93.000 tỷ đồng, chiếm 28,87% tổng giá trị phát hành và có xu hướng giảm mạnh trong thời gian qua.
Bên cạnh vấn đề về nguồn vốn, các doanh nghiệp bất động sản còn phải đối mặt với nhiều trở ngại cả về khách quan và chủ quan. Cụ thể như lãi suất cho vay, tỷ giá ngoại tệ và chi phí xây dựng.
Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp đang gặp phải khó khăn kéo dài trong việc triển khai thực hiện dự án do những vướng mắc trong vấn đề thủ tục đầu tư và pháp lý của dự án. Đặc biệt, các vấn đề về chấp thuận chủ trương đầu tư, thủ tục giao đất và tính tiền sử dụng đất cũng là những vấn đề khó khăn mà các nhà đầu tư gặp phải. Đây là những vướng mắc lớn nhất của thị trường đã tồn đọng trong nhiều năm qua.
Để đảm bảo ngành bất động sản duy trì tốc độ phục hồi ổn định cũng như nguồn cung ở các phân khúc để phục vụ nhu cầu của các ngành kinh tế khác, ông Neil MacGregor chỉ ra giải pháp huy động vốn khả thi cho các doanh nghiệp là dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
“Trong khi các kênh huy động vốn đều không khả thi, các doanh nghiệp nên tìm đến kênh FDI như một giải pháp phù hợp. Sau hơn 30 năm thực hiện chính sách mở cửa thu hút FDI, đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận nguồn vốn đầu tư từ 140 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, dẫn đầu là nhóm ngành sản xuất - chế tạo và bất động sản. Đây được coi là một trong những nguồn lực đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhất là trong bối cảnh như hiện nay”, ông Neil MacGregor nói.
Giải pháp vốn an toàn cho dài hạn
Phân tích thêm về giải pháp này, ông Neil MacGregor việc tìm kiếm nguồn vốn cho ngành bất động sản từ dòng FDI là hoàn toàn khả thi bởi Việt Nam đang nhận được sự quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư.
Theo thông tin từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/9, tổng FDI đăng ký vào Việt Nam đạt 18,7 tỷ USD, giảm 15,3% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, lĩnh vực kinh doanh bất động sản đang đứng thứ 2 về thu hút vốn đầu tư FDI với hơn 3,5 tỷ USD, chiếm gần 19% tổng vốn đầu tư đăng ký. Con số này tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
“Việt Nam có sức hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư nước ngoài bất chấp bối cảnh kinh tế thế giới với nhiều biến động. Họ coi đây là một nơi hấp dẫn để kinh doanh với dân số trong độ tuổi lao động lớn và nhiều chính sách hấp dẫn. Việt Nam là thị trường có mức tăng trưởng tích cực, phù hợp để kinh doanh tiếp tục đầu tư trong thời gian dài với rủi ro thấp và tỷ lệ lạm phát được kiềm chế ở mức an toàn”, Tổng giám đốc Savills Việt Nam phân tích.
Ở góc độ các doanh nghiệp bất động sản, ông cho rằng các chủ đầu tư cần tìm đến những giải pháp mang tính bền vững với bức tranh dài hạn. Để quá trình thu hút nguồn vốn diễn ra thuận lợi và tìm được những nhà đầu tư phù hợp, hài hòa lợi ích giữa các bên, cần có thêm sự hỗ trợ chuyên nghiệp đến từ các đơn vị tư vấn đầu tư kinh nghiệm và mạng lưới kết nối rộng khắp ở nhiều thị trường.
“Các doanh nghiệp cần linh hoạt và chủ động trong việc tìm kiếm nguồn vốn thay thế. Với những quỹ đất sạch, cách làm việc minh bạch và năng lực sẵn có của chủ đầu tư, không khó để doanh nghiệp tìm kiếm nhà đầu tư phù hợp. Chúng tôi nhận thấy với những lợi thế về am hiểu thị trường và các thủ tục hành chính của doanh nghiệp trong nước kết hợp với kinh nghiệm cũng như năng lực tài chính của các nhà đầu tư nước ngoài, rất nhiều dự án bất động sản quy mô lớn với chất lượng tốt đã được cung cấp cấp cho thị trường ở mọi phân khúc”, ông nói.