Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"
BÀI LIÊN QUAN
Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý DojiRút khỏi dự án khách sạn, Viconship dự chi gần 2.200 tỷ để "ôm trọn" Cảng Nam Hải Đình VũPhát Đạt được Bình Định tiếp tục giao đất thực hiện dự án khu dân cư hơn 2.000 tỷ đồngMới đây, UBND TP. Hà Nội đã báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 04 năm 2022 của HĐND thành phố về biện pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tập trung xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn TP. Hà Nội.
Ngoài các dự án bị “khai tử”, Hà Nội đã quyết định “giải cứu” 110 dự án với tổng diện tích hơn 330ha đất chậm tiến độ, chậm đưa đất vào sử dụng. Các dự án này sẽ được gia hạn sử dụng đất thêm 24 tháng và nhà đầu tư phải nộp thêm cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian gia hạn như trên. Được biết trong số 110 dự án có 42 dự án được gia hạn do nguyên nhân bất khả kháng dịch bệnh Covid-19.
Trong danh sách các dự án được "phao cứu sinh" phải kể đến các dự án lớn như: Nam Đàn Plaza (phường Mỹ Đình 1, Q. Nam Từ Liêm); Công trình thương mại dịch vụ và văn phòng làm việc của Vietcombank (
Khu đô thị mới
Cầu Giấy); Dự án Xây dựng trụ sở ngân hàng Vietinbank – CN Bắc Thăng Long; Rivera Premier Hà Nội (phường Việt Hưng, Q. Long Biên); Khu chung cư quốc tế Booyoung Việt Nam (P. Mộ Lao, Q. Hà Đông); Bệnh viện Nam Cường và dự án tại Khu B thuộc Khu đô thị mới Dương Nội (Q. Hà Đông) của Tập đoàn Nam Cường; Khu đô thị mới tại lô đất N1+N3 thuộc Khu đô thị Quốc Oai của Tập đoàn C.E.O…Nam Đàn Plaza
Dự án Nam Đàn Plaza của Công ty CP Địa ốc Dầu khí Viễn thông vừa được chuyển từ nhóm thu hồi sang gia hạn.
Trước đó vào tháng 10/2002, khoảng 9.548m2 đất tại xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm cũ (nay là phường Mỹ Đình 1, Q. Nam Từ Liêm) được UBND TP. Hà Nội thu hồi và cho Công ty TNHH Dịch vụ xuyên Thái Bình Dương thuê để xây dựng Trung tâm Tang lễ Văn Minh. Thời điểm đó, diện tích đất kể trên đang được người dân canh tác nông nghiệp.
Tháng 11/2006, UBND TP. Hà Nội cho phép Công ty Thái Bình Dương được chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ Trung tâm Tang lễ Văn Minh sang xây dựng Tổ hợp khách sạn, văn phòng, thương mại cao cấp (tên thương mại là Nam Đàn Plaza). Dự án có tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng được thiết kế với hình ảnh cánh buồm vươn xa gồm 2 tòa nhà cao 40 và 44 tầng nổi và 3 tầng hầm. Dự kiến sẽ hoàn thành vào quý 2/2015.
Để thực hiện Nam Đàn Plaza, Công ty PVP Land đã thành lập công ty liên kết với Công ty TNHH Dịch vụ xuyên Thái Bình Dương và Công ty CP Địa ốc Dầu khí Viễn Thông. Trong đó, Công ty Dầu khí Viễn Thông góp 28% vốn điều lệ. Lúc này PVP Land đang nắm giữ 50,5% cổ phần tại Công ty Thái Bình Dương, tương đương 50,5% tại dự án.
Tới năm 2010, PVP Land có chủ trương thoái vốn khỏi Nam Đàn Plaza. Do không được khởi công xây dựng, Nam Đàn Plaza bị đưa vào danh sách 23 dự án vốn ngoài ngân sách chậm tiến độ, vi phạm pháp luật của UBND TP. Hà Nội.
Tháng 11/2023, dự án được UBND TP. Hà Nội gia hạn sử dụng đất 24 tháng. Sau 24 tháng nếu Công ty CP Địa ốc Dầu khí Viễn Thông vẫn không đưa đất vào sử dụng thì thành phố sẽ thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất (trừ trường hợp bất khả kháng). Thời gian qua mặc dù có nhiều ý kiến thu hồi nhưng dự án này vẫn được TP. Hà Nội gia hạn.
Dự án trụ sở Vietcombank
Dự án công trình thương mại dịch vụ và văn phòng làm việc tại Cầu Giấy của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được UBND TP. Hà Nội có quyết định kéo dài thời hạn sử dụng đất 11 tháng từ tháng 10/2023.
Dự án này nằm ngay tại ngã 5 Trần Thái Tông (Q. Cầu Giấy) với tổng diện tích 5.054m2.
Được biết cuối năm 2008 tại thời điểm tổ chức phiên đấu giá quyền sử dụng đất, lô đất này có mật độ xây dựng 54%, tầng cao trung bình là 15 tầng với chức năng sử dụng là thương mại dịch vụ và văn phòng làm việc. Tại đây, Vietcombank đã trúng đấu giá lô đất với mục đích xây dựng trụ sở làm việc và bỏ ra số tiền hơn 265 tỷ đồng. Đồng thời, Vietcombank cũng hoàn thành nghĩa vụ tài chính, đã được UBND TP. Hà Nội giao đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Thế nhưng từ đó cho tới nay đã 16 năm, dự án vẫn nằm “bất động”, bên ngoài quây tôn kín mít, từng được Đô Thị Mới phản ánh hồi cuối tháng 6 vì ôm “đất vàng” nhưng không triển khai.
Tổ hợp chung cư quốc tế Booyoung Vina
Năm 2006, siêu dự án Tổ hợp chung cư quốc tế Booyoung Vina đã được Hà Nội cấp phép cho Công ty TNHH Booyoung Việt Nam (thuộc Công ty TNHH Booyoung của Hàn Quốc). Dự án có diện tích 4,3ha nằm tại đường Vũ Trọng Khánh (P. Mộ Lao, Q. Hà Đông) với tổng vốn đầu tư hơn 3.876 tỷ đồng.
Theo dự kiến tại đây sẽ xây dựng 6 tòa nhà cao 30 tầng nổi và 3 tầng hầm, dự kiến hoàn thành trong năm 2010. Dự án được chính thức khởi công vào tháng 2/2007, đến nay sau hơn 17 năm kể từ ngày được cấp phép, Công ty Booyoung mới chỉ xây dựng hoàn thiện và đưa vào sử dụng 2 tòa chung cư. Phần diện tích còn lại vẫn là bãi đất trống được quây tôn kín mít, bên trong cỏ mọc um tùm và chưa hề có dấu hiệu tái khởi động. Vừa qua dự án này cũng được TP. Hà Nội quyết định gia hạn tiến độ thực hiện.
Rivera Premier Hà Nội
Rivera Premier Hà Nội hay hoặc Rivera Premier Long Biên thực chất là dự án Trung tâm thương mại, dịch vụ văn phòng cao cấp của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Long Giang.
Dự án nằm trên ô đất rộng hơn 12.000m2 thuộc Khu đô thị mới Việt Hưng (Q. Long Biên, Hà Nội). Tháng 11/2011, Công ty Long Giang được UBND TP. Hà Nội chính thức giao đất để thực hiện dự án. Thời điểm đó, dự án này được xem là có vai trò quan trọng trong việc kết nối giao thông, tạo nên những kết nối linh hoạt đến các khu đô thị lớn của Q. Long Biên.
Sau thời gian bỏ hoang gây lãng phí tài nguyên đất đai và quá hạn thực hiện 5 năm, tháng 8/2019, dự án này được Hà Nội gia hạnh 24 tháng để đầu tư xây dựng. Mới đây, dự án này lại được tiếp tục gia hạn thêm 24 tháng. Theo ghi nhận của báo chí, do bị bỏ không thời gian dài, hiện nay bên trong khu đất có dấu hiệu hoang hóa trở lại, máy móc và vật liệu nằm la liệt, hoen gỉ.