meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

Thứ sáu, 05/07/2024-09:07
Trước quy định cấm các ngân hàng bán bảo hiểm không bắt buộc “đính kèm” với dịch vụ, sản phẩm, nhiều đại diện diện doanh nghiệp bảo hiểm cho rằng, quy định này chưa rõ ràng, gây ra cách hiểu không thống nhất.

Từ ngày 1/7, Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi đã chính thức có hiệu lực thi hành, trong đó có quy định nghiêm cấm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, người quản lý, điều hành, nhân viên tổ chức tín dụng gắn việc bán sản phẩm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức.

Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có thể bị ảnh hưởng 

Tại tọa đàm “Hiểu đúng về phân phối bảo hiểm qua kênh ngân hàng”, nhiều đại diện doanh nghiệp phi nhân thọ cho biết, hàng năm, ngành bảo hiểm đã chi trả hàng chục nghìn tỷ đồng bồi thường và quyền lợi cho người mua gặp rủi ro, góp phần ổn định ngân sách Nhà nước.

Bà Lê Thị Quỳnh Hoa - Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm VietinBank (VBI) cho biết, việc bán hàng qua kênh bancanssurance mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, ngân hàng và cả khách hàng. Theo đó, ngân hàng không bị nợ xấu, khách hàng không mất đi tài sản lớn, doanh nghiệp đạt được doanh thu.

Bảo hiểm cũng là một kênh huy động vốn trung và dài hạn đầu tư trở lại nền kinh tế, tạo công ăn việc làm cho hơn 1 triệu lao động, góp phần ổn định an sinh xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh sự tăng trưởng của thị trường bảo hiểm nói chung cũng có những bất cập đã xảy ra.


Bán bảo hiểm qua kênh ngân hàng các bên đều có lợi ích
Bán bảo hiểm qua kênh ngân hàng các bên đều có lợi ích

Trong đó, có các vụ việc nổi cộm liên quan đến bảo hiểm nhân thọ như tư vấn không rõ khiến khách hàng mất tiền, “ép” người vay ngân hàng mua bảo hiểm, tiền gửi ngân hàng “biến” thành bảo hiểm nhân thọ…đã gây ảnh hưởng lớn đến thị trường, trong đó có khối kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ qua kênh ngân hàng (bancanssurance).

Thêm vào đó, những quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi nhằm “siết” tình trạng bán bảo hiểm nhân thọ “bất chấp” đang gây khó cho doanh nghiệp phi nhân thọ khi tạo ra cách hiểu không đồng nhất.

Theo ông Nguyễn Hồng Phong, Tổng giám đóc Bảo hiểm Agribank (ABIC), nhiều doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đang phải tìm cách hiểu đúng về việc “thế nào là gắn kèm”. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh các của các doanh nghiệp bảo hiểm đang làm đúng, tuân thủ đầy đủ quy định.

“ Chúng tôi luôn tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật, việc tư vấn bán bảo hiểm cho khách hàng đều trên tinh thần tự nguyện, không có hiện tượng ép buộc”, ông Phong khẳng định.

Đồng quan điểm, bà Bùi Thị Thanh Xuân – Phó Tổng giám đốc phụ trách ban điều hành VBI cũng cho biết, Luật Các tổ chức tín dụng đã quy định ngân hàng thương mại được thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm phù hợp với phạm vi hoạt động nhưng lại cấm các ngân hàng bán bảo hiểm “kèm” các dịch vụ khác. Điều này dẫn đến cách hiểu không đồng nhất.

Trong khi Luật Kinh doanh bảo hiểm cũng quy định, đại lý bảo hiểm là các tổ chức tín dụng được phép chào bán, giới thiệu, tư vấn, thậm chí hỗ trợ khách hàng trong công tác bồi thường.

Cần có hướng dẫn cụ thể

Không phủ nhận những hệ lụy về niềm tin của người dân với bảo hiểm mà những sự việc tai tiếng xảy ra thời gian vừa qua mang lại, nhưng đại diện nhóm phi nhân thọ cho rằng, các đại lý (gồm cả ngân hàng) đều có quyền tư vấn cho khách hàng những sản phẩm tốt, đảm bảo được an toàn khoản vay nếu không may xảy ra sự cố.

Dẫn ví dụ tại ABIC, ông Nguyễn Tiến Hải – Chủ tịch HĐQT cho biết, chỉ trong 2 năm qua, ABIC đã bồi thường bảo hiểm trong lĩnh vực Tam nông là 1.500 tỉ đồng, giúp hàng triệu nông dân không bị chuyển sang nợ xấu hoặc phát mãi tài sản.


Ông Nguyễn Hồng Phong, Tổng giám đóc Bảo hiểm Agribank (ABIC)
Ông Nguyễn Hồng Phong, Tổng giám đóc Bảo hiểm Agribank (ABIC)

“Do vậy, chúng tôi mong chờ các văn bản hướng dẫn cụ thể về nội dung nghiêm cấm các ngân hàng bán bảo hiểm đính kèm các sản phẩm dịch vụ của mình. Quy định mới giúp hoạt động ngành ngân hàng, bảo hiểm minh bạch hơn, ngăn chặn được các kẽ hở, hiện tượng vi phạm nhưng cũng không thể gây khó cho doanh nghiệp”, ông Hải đề xuất.

Đồng quan điểm, ông Trần Hoài An – Tổng giám đốc Bảo hiểm BIDV (BIC) cũng cho rằng, Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan cần sớm ban hành các nghị định, thông tư hướng dẫn luật liên quan đến quy định cấm bán bảo hiểm này. Trong đó quy định rõ trường hợp, sản phẩm nào thì sẽ bị cấm, dịch vụ bảo hiểm nào ngân hàng không được làm đại lý…còn bây giờ mọi thứ đều chung chung nên không ai dám làm gì, hậu quả là cả ngành bảo hiểm bị đình trệ.

Trong khi đó, ngân hàng cũng là doanh nghiệp và đều muốn có biện pháp quản lý, quản trị doanh nghiệp, trong đó có bảo hiểm phi nhân thọ. Nếu có bảo hiểm là một phương tiện, công cụ quản trị rủi ro thì khách hàng, ngân hàng và cả xã hội sẽ được lợi.

Theo: dothi.reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Lãi suất “ghìm cương” nhà ở xã hội

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước