meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Đề xuất phá sản doanh nghiệp yếu kém: Nguy cơ lớn với các “chúa chổm” bất động sản

Thứ tư, 18/12/2024-15:12
Trong bối cảnh nợ xấu ngày càng gia tăng, các ngân hàng gặp khó khăn trong việc thanh lý tài sản đảm bảo. Các chuyên gia đề xuất mạnh tay cho phá sản những doanh nghiệp không còn khả năng phục hồi, trong đó lĩnh vực bất động sản được xem là một trong những nhóm tiềm ẩn rủi ro cao nhất.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, hiện nay các tổ chức tín dụng (TCTD) đang đối mặt với rủi ro nợ xấu trong bối cảnh Nghị quyết 42 đã hết hiệu lực. Công tác thu hồi nợ xấu gặp nhiều khó khăn do khách hàng thiếu hợp tác, TCTD không có quyền thu giữ tài sản, và có trường hợp khách hàng cố tình không trả nợ. Điều này gây cản trở quá trình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng.

Phá sản doanh nghiệp yếu kém để giảm áp lực nợ xấu

Trước tình hình trên, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, đề xuất Chính phủ tiếp tục luật hóa các nội dung của Nghị quyết 42 nhằm tháo gỡ vướng mắc cho các TCTD trong việc thu hồi, mua bán và xử lý nợ xấu.

Đồng thời, ông kiến nghị Bộ Tư pháp và Tòa án Nhân dân Tối cao rà soát, sửa đổi Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Phá sản 2014 để nâng cao trách nhiệm dân sự của người đi vay và thúc đẩy quá trình phá sản đối với các doanh nghiệp yếu kém không còn khả năng phục hồi. Điều này sẽ góp phần giảm áp lực lên nền kinh tế.

Cùng quan điểm, ông Phạm Toàn Vượng, Tổng Giám đốc Agribank, đề nghị Chính phủ và các cơ quan liên quan nhanh chóng ban hành cơ chế pháp lý phù hợp nhằm tháo gỡ khó khăn trong việc xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm. Điều này sẽ giúp các TCTD thu hồi tối đa nợ xấu, giảm thiểu rủi ro phát sinh.

no-xau-1734461328.jpg

no-xau-1734461328.jpg

Nếu không được gia hạn, nguy cơ nợ xấu gia tăng và tỷ lệ bao phủ nợ xấu suy giảm là điều khó tránh khỏi, dù việc trích lập dự phòng của ngân hàng vẫn sẽ được đảm bảo

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, tính đến hết quý III/2024, nợ xấu toàn hệ thống TCTD đã chạm mốc 252.000 tỷ đồng, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm trước và tăng 30,3% so với đầu năm. Chuyên gia từ Công ty Chứng khoán SHS nhận định, nguyên nhân chủ yếu khiến nợ xấu chưa hạ nhiệt là do nền kinh tế và thị trường bất động sản còn nhiều khó khăn trong quá trình phục hồi. Đặc biệt, tín dụng ngắn hạn tăng mạnh trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản - vốn tiềm ẩn rủi ro nợ xấu cao.

Các ngân hàng tư nhân quy mô nhỏ đang chịu áp lực lớn hơn do tệp khách hàng chủ yếu là nhóm có năng lực tài chính yếu và khả năng phục hồi chậm. Tình trạng này thể hiện rõ qua tỷ lệ nợ xấu tăng cao và tỷ lệ dự phòng bao phủ nợ xấu (LLCR) giảm mạnh. Cụ thể, LLCR chỉ còn 83% trong quý III/2024, giảm đáng kể so với mức đỉnh 143,2% vào quý III/2022, cho thấy chất lượng tài sản toàn hệ thống đang suy giảm.

SHS dự báo, đến cuối năm 2024, nợ xấu có thể được cải thiện khi các ngân hàng đẩy mạnh trích lập dự phòng để xóa nợ xấu. Tuy nhiên, Thông tư 02 về tái cơ cấu nợ sẽ hết hiệu lực vào ngày 31/12/2024. Nếu không được gia hạn, nguy cơ nợ xấu gia tăng và tỷ lệ bao phủ nợ xấu suy giảm là điều khó tránh khỏi, dù việc trích lập dự phòng của ngân hàng vẫn sẽ được đảm bảo.

Thực tế, nguy cơ nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản gia tăng đã được cảnh báo từ trước, khi giai đoạn 2023 - 2024 là thời điểm đáo hạn một lượng lớn trái phiếu doanh nghiệp. Mặc dù Thông tư 03 và Nghị định 08 đã được ban hành để hỗ trợ thanh khoản cho thị trường trái phiếu, nhưng các chính sách này chỉ là giải pháp tạm thời, chưa thể giải quyết triệt để những vấn đề cốt lõi của thị trường.

Cùng với đó, tình trạng thanh khoản “cô đặc” chỉ tập trung vào các chủ đầu tư lớn, có lợi thế về nguồn hàng đã khiến dòng tiền của các doanh nghiệp địa ốc gặp khó khăn nghiêm trọng. Đồng thời, thu nhập của người mua nhà giảm sút do tình hình kinh tế khó khăn, làm gia tăng áp lực nợ xấu cho các ngân hàng.

Có thể diễn ra làn sóng phá sản trong năm 2025

Liên quan đến vấn đề này, tại một hội thảo gần đây, TS. Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Kinh doanh cho rằng, đối với những doanh nghiệp không còn khả năng trả nợ, tình hình tài chính đã quá tệ, liên tục phải xin giãn hoãn nợ trái phiếu thì giải pháp tốt nhất là cho phá sản.

Đồng tình , ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng Thư ký Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Doanh nghiệp phân tích, việc gia hạn nợ cho doanh nghiệp là cần thiết, nhưng quá trình đàm phán phải thực chất và mang tính sàng lọc cao. Dẫn chứng tại nhiều quốc gia trên thế giới, ông Quỳnh cho biết, khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, thông tin này phải được công khai. Hội đồng chủ nợ sẽ họp lại hoặc thuê tổ chức độc lập để đánh giá tình hình, từ đó đưa ra quyết định có nên bảo hộ doanh nghiệp để tiếp tục hoạt động hay tiến hành phá sản.

doanh-nghiep-bds-1734461284.jpg

doanh-nghiep-bds-1734461284.jpg

Tình trạng nợ xấu gia tăng, khiến nhiều doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện để vay vốn ngân hàng

Ở một góc nhìn khác, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế nhận định, việc để một doanh nghiệp phá sản ở Việt Nam vốn đã rất phức tạp, đặc biệt với các doanh nghiệp còn nợ trái phiếu, quá trình này lại càng khó khăn hơn. Ông Lực đặt vấn đề: “đống nợ” vẫn còn tồn tại, vậy làm thế nào để giải quyết một cách hợp lý và hiệu quả?

Trong khi đó, số liệu mới công bố từ Tổng cục Thống kê, trong 11 tháng đầu năm nay, thị trường ghi nhận 4.241 doanh nghiệp bất động sản thành lập mới, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm trước. Song song đó, số doanh nghiệp bất động sản giải thể là 1.137, giảm 1%. Nếu so sánh trong 7 nhóm ngành theo số lượng doanh nghiệp thành lập mới, bất động sản chỉ đứng thứ 6. Tuy nhiên, về số lượng doanh nghiệp giải thể, lĩnh vực này xếp thứ 3, cho thấy nhiều thách thức vẫn đang hiện hữu.

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng, dù trong thời gian qua đã có nhiều chính sách hỗ trợ từ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, nhưng các doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm nhỏ và vừa, vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay. Một trong những nguyên nhân chính là tình trạng nợ xấu gia tăng, khiến nhiều doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện để vay vốn ngân hàng.

Hệ quả là nhiều doanh nghiệp phải rời bỏ thị trường do không có đủ vốn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu không có những biện pháp hỗ trợ kịp thời và hiệu quả hơn, năm 2025 có thể chứng kiến làn sóng phá sản mạnh mẽ hơn. Điều này không chỉ tác động tiêu cực đến việc làm của người lao động mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định và phát triển của nền kinh tế.

Quang Đăng
Theo: dothi.reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội: Chung cư chưa có sổ giá cao nhưng không còn hấp dẫn như trước

Năm 2025 Hà Nội khởi công xây dựng tuyến đường sắt đô thị có vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng

Thưởng Tết của doanh nghiệp bất động sản: Có sự phân hóa rõ rệt

Sang nhượng ồ ạt chung cư cao cấp: Thực hư chiêu trò "giảm sâu" để hút khách

TS. Vũ Đình Ánh: Có kiểu cho vay mua bất động sản nhưng "ẩn mình" dưới gói vay tiêu dùng

Giá nhà tăng cao, người dân nên hạ tiêu chuẩn để dễ tiếp cận

Thị trường chung cư TP.HCM: Giao dịch chậm vì nhiều nhà đầu tư “kẹt vốn”

Vẫn nhiều tranh cãi quanh ngưỡng nợ thuế từ 10 – 100 triệu đồng bị hoãn xuất cảnh

Tin mới cập nhật

Công nghệ quét toạ độ góc ranh mới: Điểm nhấn ấn tượng của Meey Map Ver 3.0

5 giờ trước

TikTok "cầu cứu" Tòa án Tối cao Mỹ

5 giờ trước

Cuộc sống người dân đảo lộn vì cứ cuối năm lại đào xới vỉa hè

5 giờ trước

Hà Nội: Chung cư chưa có sổ giá cao nhưng không còn hấp dẫn như trước

5 giờ trước

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

5 giờ trước