Hệ lụy nào khi doanh nghiệp BĐS phải “vay nóng”, sa thải nhân viên để tồn tại?
BÀI LIÊN QUAN
Bất chấp khó khăn, Ricons trở thành điểm sáng ngành xây dựng khi lợi nhuận ròng tăng trưởngXuất khẩu cà phê Việt Nam vẫn ghi nhận sự tăng trưởng tốt bất chấp lạm phát, khó khăn trong thương mạiDòng tiền khó khăn, bất động sản có tính đầu cơ cao thanh khoản giảm tốc“Vay nóng” để duy trì hoạt động
Đói vốn được cho là một trong những nguyên nhân khiến thị trường bất động sản thời gian qua trở nên ảm đạm với mức thanh khoản thấp. Nhiều doanh nghiệp bất động sản đang đứng ngồi không yên kể từ khi các ngân hàng siết tín dụng. Chưa bao giờ thị trường bất động sản lại rơi vào một viễn cảnh u ám như vậy.
Mới đây, chiều 3/11, trả lời tại Quốc hội về vấn đề liên quan đến tín dụng bất động sản, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị khẳng định, các doanh nghiệp bất động sản có năng lực, có uy tín, có dự án tốt, đáp ứng các điều kiện sẽ được tạo điều kiện để tiếp cận nguồn tín dụng để phát triển dự án bất động sản, góp phần tăng nguồn cung. Các dự án nhà ở xã hội cần được đặc biệt lưu ý và ưu tiên cho vay. Đây là phân khúc dành cho công nhân, người thu nhập thấp và trung bình.
“Tư lệnh” ngành Xây dựng cũng cho biết thêm, thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ thực hiện các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường. Bên cạnh đó đưa ra các giải pháp về kiểm soát cơ cấu lại tín dụng bất động sản. Điều này để đảm bảo các nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích, tránh rủi ro, và quan trọng nhất là tiếp tục tạo điều kiện cho vay đối với các doanh nghiệp bất động sản theo đúng quy định của pháp luật.
Trong lúc nhiều bộ, ngành đang tìm cách để ổn định thị trường bất động sản thì không ít doanh nghiệp đang lâm cảnh vô cùng khó khăn. Đặc biệt là những doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Trao đổi với Phóng viên, ông Nguyễn Nhân Thành, Giám đốc một công ty bất động sản có địa chỉ đăng ký kinh doanh tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội chia sẻ, từ quý III năm 2021 đến nay, công ty ông tồn tại bằng cách “vay chỗ nọ, bỏ chỗ kia”.
“Không tiếp cận được vốn ngân hàng, đầu tiên tôi phải vay người thân để lấy tiền tiếp tục duy trì dự án và trả lượng cho nhân viên. Nhưng cũng chỉ vay được vài tháng, đến hạn trả nợ, tôi vay người khác để trả nợ người thân. Đến hẹn trả nợ, không xoay sở được ở đâu, tôi phải đi vay lãi suất cao để lấy tiền đập vào. Lãi suất ngày thì ai cũng biết là cao tới mức nào”, ông Thành chia sẻ.
Vị này nói thêm, việc vay lãi suất cao để lấy tiền duy trì hoạt động công ty không phải câu chuyện riêng của công ty ông. Nhiều doanh nghiệp bất động sản, xây dựng bất động sản cũng lâm vào tình cảnh tương tự. Thậm chí có doanh nghiệp xây dựng bất động sản đi vay lãi suất rất cao để lấy tiền thực hiện dự án. Tuy nhiên, đến khi xong dự án, bàn giao thì chủ dự án lại nợ tiền vì lý do họ cũng gặp rắc rối khi vay vốn ngân hàng.
Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp bất động sản đang đi vào ngõ cụt vì đói vốn. Để qua giai đoạn này, họ phải dùng nhiều biện pháp khác nhau. Có doanh nghiệp tạm dừng hoạt động để tiết giảm chi phí. Không ít doanh nghiệp đi vay lãi suất cao để tồn tại. Nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm nhân viên ở mức tối đa. Và đến khi không chịu được những khó khăn dồn dập ập đến, họ đi đến quyết định đau lòng là giải thể doanh nghiệp.
Anh Nguyễn Trọng Phi (35 tuổi), nhân viên thiết kế của một doanh nghiệp bất động sản tại Hà Đông vừa phải vác hồ sơ đi xin việc tại công ty sản xuất nội thất. Anh Phi nói rằng, anh đã gắn bó với công ty bất động sản từ hồi ra trường, năm 2009. Công ty anh cũng nhiều lần trả qua khó khăn nhưng chưa bao giờ phải sa thải nhân viên để tồn tại như hôm nay.
“Vẫn biết không một lãnh đạo công ty nào muốn sa thải nhân viên của mình khi mà họ không vi phạm gì và đang làm tốt công việc của mình. Nhưng vì quá khó khăn, nếu không cắt giảm nhân sự thì công ty không thể gồng gánh nổi”, anh Phi chia sẻ.
Công ty bất động sản mà anh Phi công tác 13 năm chuyên đi nhận thiết kế và thi công, kinh doanh các sản phẩm biệt thự, chung cư hạng sang. Tuy nhiên, khi không có vốn, đầu tiên lãnh đạo công ty đi vay lãi và vẫn trả 60% lương cho nhân viên. Nhưng, sau 6 tháng, ban lãnh đạo mới quyết iddnhj cho nghỉ việc 50% nhân sự và hứa sẽ gọi lại đi làm khi tình hình ổn hơn.
Hệ lụy đến kinh tế và an sinh xã hội
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) lại tiếp tục có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp bất động sản, người mua nhà và nhà đầu tư. HoREA kiến nghị hướng tới việc thị trường bất động sản phát triển an toàn, bền vững hơn. Trong năm 2022, rất nhiều lần HoREA đã có văn bản gửi Thủ tướng về vấn đề giải cứu các doanh nghiệp BĐS đang gặp muôn trùng khó khăn.
Trao đổi về vấn đề này, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA thông tin, thời gian qua, không ít doanh nghiệp bất động sản phải thực hiện đủ mọi cách để duy trì sự tồn tại. Họ thu hẹp quy mô đầu tư, kinh doanh, sản xuất, dừng dự án, công trình dừng phát hành cổ phiếu…để có thể đứng được trong thời điểm khó khăn. Thậm chí, có nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm nhân sự lên đến trên 50%.
Ông Lê Hoàng Châu cho rằng, việc này gây ra nhiều hệ lụy về việc phục hồi, tăng trưởng kinh tế, giảm nguồn thu nhân sách nhà nước. Bên cạnh đó, việc cắt giảm lao động cong khiến vấn đề an sinh xã hội bị ảnh hưởng, cuộc sống người dân bị đảo lộn. Chưa dừng lại ở đó, do quá đói vốn, nhiều doanh nghiệp phải vay lãi cao ngoài xã hội dẫn đến rủi ro rất lớn. Một điều khiến các chuyên gia bất động sản khá quan tâm là việc các doanh nghiệp bất động sản vì cần tiền phải bán rẻ các dự án. Và khi bán, các dự án này có thể nằm trong tay các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này làm mất đi vị thế của các doanh nghiệp nội.
Ông Châu chia sẻ, để giúp các doanh nghiệp bất động sản bớt khó khăn, Hiệp hội đã đề nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước xem xét nới room tín dụng thêm khoảng 1-2%. Với việc nới room, thị trường sẽ có thêmư khoảng 100.000 - 200.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ cho nền kinh tế.