meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Xuất khẩu cà phê Việt Nam vẫn ghi nhận sự tăng trưởng tốt bất chấp lạm phát, khó khăn trong thương mại

Thứ năm, 03/11/2022-15:11
Hiện nay, bất chấp lạm phát và khó khăn trong thương mại, xuất khẩu cà phê Việt Nam vẫn đang ghi nhận được sự tăng trưởng tốt. Thế giới đang thiếu hụt đi nguồn cung, trong khi đó mùa vụ thu hoạch cà phê Việt Nam cũng đang đến gần với sản lượng dự kiến tăng khá, cùng với đó là sự nắm bắt tốt cơ hội từ thị trường, dự báo xuất khẩu cà phê năm nay của Việt Nam có thể thiết lập được mốc kim ngạch kỷ lục là 4 tỷ USD.

Xuất khẩu cà phê trong 9 tháng đạt gần 3,1 tỷ USD, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 37,6%

Theo TTXVN, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, xuất khẩu cà phê trong 9 tháng đạt gần 3,1 tỷ USD, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 37,6%. Điều đặc biệt là sự tăng trưởng này đã có sự đóng góp của giá xuất khẩu với mức tăng gần 22% và đạt trung bình khoảng 1.280 USD/tấn.

Liên minh châu Âu (EU) cũng tiếp tục là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam với thị phần chiếm 39% tổng khối lượng xuất khẩu trong 8 tháng, ghi nhận đạt gần 490.700 tấn với giá trị là 1,1 tỷ USD, nếu so với cùng kỳ năm ngoái thì sẽ tăng trên 27% về lượng và trên 54% về giá trị. 

Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cũng cho biết, tại EU, lượng cà phê của Việt Nam xuất khẩu sang một số thị trường như Bỉ, Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp, Bồ Đào Nha,... cũng tăng rất mạnh so với cùng kỳ năm 2021. Và bất chấp lạm phát chạm đỉnh 20 năm, xuất khẩu cà phê sang thị trường EU vẫn tăng trưởng tốt. Điều này cũng là do cà phê đang là mặt hàng thiết yếu, một thức uống không thể thiếu của các nước phương Tây. Mặt khác, nếu xét về lợi thế thuế quan từ Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA) cũng mang đến động lực lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê vào thị trường này. 

Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Phúc Sinh - ông Phan Minh Thông cho hay, khi đây là mặt hàng thiết yếu đối với nhiều nước thì cũng giống như lương thực, mặc dù khó khăn thế nào thì nhu cầu vẫn cần được đáp ứng. Điều đó cũng đã thúc đẩy tăng trưởng mặt hàng này. 


Hiện nay, bất chấp lạm phát và khó khăn trong thương mại, xuất khẩu cà phê Việt Nam vẫn đang ghi nhận được sự tăng trưởng tốt
Hiện nay, bất chấp lạm phát và khó khăn trong thương mại, xuất khẩu cà phê Việt Nam vẫn đang ghi nhận được sự tăng trưởng tốt

Ngoài EU thì lượng cà phê xuất khẩu sang các thị trường khác cũng đạt mức tăng trưởng ấn tượng như Nga tăng 17,3% còn Anh tăng 57,9%, Ấn Độ tăng 116% và Mexico tăng đột biến gấp 52 lần so với cùng kỳ. Nhìn chung thì xuất khẩu cà phê sang các thị trường lớn đều tăng bởi nhu cầu phục hồi sau đại dịch COVID-19, trong khi đó nguồn cung ứng ở một số nước sản xuất đang lớn. 

Đặc biệt, Anh đang là thị trường tiêu thụ cà phê lớn thứ 5 châu Âu sau Đức, Italy, Pháp và Tây Ban Nha. Trong 6 tháng năm 2021, thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Anh tăng mạnh từ 16,33% lên mức 29,92% trong thời gian 6 tháng năm 2022. 

Chỉ tính riêng trong 8 tháng năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Anh đạt mức 34,67% nghìn tấn, trị giá là 70,68 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 57,9% về lượng và tăng 84,2% về trị giá. Các doanh nghiệp cũng kỳ vọng rằng Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA) cũng sẽ là đòn bẩy gia tăng kim ngạch xuất khẩu cà phê sang thị trường Anh trong thời gian sắp tới. 

Và ngay tại Mỹ, quốc gia với nhiều quan ngại về lạm phát vẫn có nhu cầu cao về cà phê. Cũng theo số liệu thống kê từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ thì trong 6 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu cà phê của Mỹ đạt mức 833,96 nghìn tấn, trị giá 4,68 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 5,4% về lượng và tăng 51,3% về trị giá. Còn giá trị nhập khẩu bình quân cà phê của Mỹ cũng đạt mức 5.615 USD/tấn, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 43,5%.

Nếu xét về nguồn cung thì Mỹ đã tiến hành tăng nhập khẩu cà phê từ các nguồn cung chính Colombia, Việt Nam, Guatemala nhưng lại giảm nhập khẩu từ Brazil và Honduras.

Còn ở thị trường Trung Quốc, cà phê hòa tan, cà phê chế biến sẵn đang chiếm thị phần lớn nhờ vào sự tiện lợi trong việc sử dụng. Nhu cầu tiêu thụ cà phê ở Trung Quốc cũng đang tăng với tốc độ trung bình là 15%/năm bởi vì nhu cầu thưởng thức cà phê của người dân đang tăng. 

Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam - ông Nguyễn Nam Hải cho biết, trong khi các thị trường khác chủ yếu nhập khẩu cà phê nhân, cà phê thô thì Trung Quốc lại đang có xu hướng nhập khẩu các sản phẩm cà phê hòa tan và chế biến sâu. Chính vì thế mà doanh nghiệp Việt có thể tập trung vào phân khúc này để nâng cao được giá trị gia tăng. 



Chỉ tính riêng trong 8 tháng năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Anh đạt mức 34,67% nghìn tấn, trị giá là 70,68 triệu USD
Chỉ tính riêng trong 8 tháng năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Anh đạt mức 34,67% nghìn tấn, trị giá là 70,68 triệu USD

Năng suất cà phê của Việt Nam cao gấp hơn 3 lần so với năng suất trung bình của thế giới

Có thể thấy, sự tăng trưởng trong xuất khẩu cà phê cũng được ông Phan Minh Thông chia sẻ là còn bởi trong niên vụ năm 2021 - 2022, nguồn cung thấp hơn so với cầu. Nhà cung ứng cà phê đứng đầu trên thế giới là Brazil có sản lượng cà phê giảm. 

Hiệp hội Xuất khẩu cà phê Brazil (Cecafe) cũng dự báo dự trữ cà phê của nước này đạt mức 7 triệu bao loại 60kg vào hồi tháng 3/2023 và là mức thấp kỷ lục ở cường quốc số 1 thế giới về sản xuất cà phê này.

Trong khi đó thì Việt Nam đang chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch cà phê niên vụ năm 2022 - 2023, ông Thông cũng nhận định rằng niên vụ này sản lượng cà phê có thể tăng 10%. Bản thân của doanh nghiệp cũng có sản lượng tăng 40% so với năm 2021 nhờ vào việc phát huy hiệu quả toàn bộ diện tích sản xuất. 

Khi nhìn về sản xuất cà phê ở trong nước, năng suất cà phê Việt Nam từ 23,5tạ/ha trong năm 2021 lên mức 28,2 tạ/ha năm 2021 và sản lượng cũng tăng từ 1,27 triệu tấn năm 2020 lên mức 1,81 triệu tấn năm 2021. Hiện tại, năng suất cà phê của Việt Nam cao gấp hơn 3 lần so với năng suất trung bình của thế giới. 

Để có được kết quả trên bởi vì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tiến hành thực hiện có hiệu quả Đề án tái canh cà phê ở các tỉnh vùng Tây Nguyên giai đoạn năm 2014 - 2020. Cũng nhờ đó mà nhiều diện tích cà phê già cỗi trên 30 năm, năng suất thấp và trồng chủ yếu là từ các giống cà phê thực sinh đã được thay thế bằng giống mới cho năng suất cao từ đó góp phần vào chương trình phát triển cà phê bền vững. 

Cũng tiếp tục khẳng định được vị thế ở trên thương trường, ông Thông cho biết doanh nghiệp cũng đã xác định sản xuất và xuất khẩu cà phê theo hướng bền vững hơn với các chứng nhận quốc tế. Với xu hướng tiêu dùng trên thế giới về các sản phẩm bền vững nên việc sản xuất theo hướng này sẽ dễ dàng được đón nhận. 



Thế giới đang thiếu hụt đi nguồn cung, trong khi đó mùa vụ thu hoạch cà phê Việt Nam cũng đang đến gần với sản lượng dự kiến tăng khá, cùng với đó là sự nắm bắt tốt cơ hội từ thị trường, dự báo xuất khẩu cà phê năm nay của Việt Nam có thể thiết lập được mốc kim ngạch kỷ lục là 4 tỷ USD
Thế giới đang thiếu hụt đi nguồn cung, trong khi đó mùa vụ thu hoạch cà phê Việt Nam cũng đang đến gần với sản lượng dự kiến tăng khá, cùng với đó là sự nắm bắt tốt cơ hội từ thị trường, dự báo xuất khẩu cà phê năm nay của Việt Nam có thể thiết lập được mốc kim ngạch kỷ lục là 4 tỷ USD

Ông Phan Minh Thông chia sẻ: “Nhu cầu thị trường sản phẩm bền vững tăng trưởng mạnh, thậm chí 100% mỗi năm, nên đây là cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu cà phê nói riêng và nông sản nói chung”. 

Còn riêng Phúc Sinh, hiện doanh nghiệp đang liên kết với 8.000 nông hộ và đã tiếp tục mở rộng việc liên kết sản xuất để trong thời gian 2 năm tới sẽ tăng sản lượng từ 80-100% so với hiện tại.

Cũng từ thành công trong tái canh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng tiếp tục phê duyệt đề án tái canh cà phê trong giai đoạn năm 2021 - 2025. Cũng theo đó, Đề án tái canh cà phê trong giai đoạn 2021- 2025 cũng được mở rộng tại các tỉnh cà phê khác như Sơn La, Điện Biên, Quảng Trị, Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Cũng theo đó, năng suất vườn cà phê sau thời gian trồng tái canh và ghép cải tạo ở thời kỳ kinh doanh ổn định đạt bình quân là 3,5 tấn nhân/ha.

Ông Lê Quốc Doanh - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, những diện tích cà phê già cỗi bắt buộc phải tái canh cần phải xác định rõ ràng có thể tái canh ngay. Các địa phương cũng cần rà soát và phân loại, xác định diện tích cà phê già cỗi của từng hộ để có thể xây dựng kế hoạch tái canh và ghép cải tạo cho từng năm sát với thực tế. Ngoài ra thì các địa phương cũng cần quan tâm hơn đến việc bình tuyển, công nhận đây là đầu dòng và vườn cây đầu dòng để có thể nhân nhanh các giống mới đưa vào tái canh. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

2 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

2 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

2 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

2 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước