meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Kim ngạch xuất khẩu cà phê thiết lập kỷ lục mới, hứa hẹn vụ 2022-2023 sẽ tiếp tục khởi sắc

Thứ sáu, 14/10/2022-14:10
Như thế, tính đến hết tháng 9, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã đạt hơn 3 tỷ USD, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 37% và tương đương với con số thực hiện trong cả năm 2021. Hiện tượng người trồng cà phê đang rục rịch bước vào vụ thu hoạch năm 2022 - 2023 với mức giá tương đối cao so với những năm trước và dao động từ mức 46.400 - 46.900 đồng/kg.

Giá và kim ngạch xuất khẩu thiết lập kỷ lục mới

Có thể thấy, cà phê của Việt Nam tăng trưởng mạnh trong thời gian 9 tháng đầu năm nay là nhờ vào nhu cầu hồi phục trở lại sau đại dịch COVID-19 và giá cà phê tăng cao ở trong bối cảnh nguồn cung trên toàn cầu thắt chặt bởi mất mùa và ách tắc chuỗi cung ứng ở một số nước sản xuất lớn. Bên cạnh đó, sự gia tăng xuất khẩu cũng đã được hỗ trợ bởi nguồn cung container và tàu được cải thiện hơn. 

Số liệu của Tổng Cục Hải quan cho thấy, tính đến hết tháng 9, xuất khẩu cà phê của nước ta đã đạt mức 1,3 triệu tấn với mức giá thu về là 3,06 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 13,1% về lượng và tăng tới 37% về trị giá. 


Giá và kim ngạch xuất khẩu thiết lập kỷ lục mới
Giá và kim ngạch xuất khẩu thiết lập kỷ lục mới

Như thế, sau 3 quý đầu năm thì kim ngạch xuất khẩu cà phê của nước ta đã đạt xấp xỉ 3,07 tỷ USD của cả năm 2021 và đã vượt xa so với năm 2019 - 2020. Đây cũng là kim ngạch xuất khẩu cao nhất của mặt hàng này tính trong 9 tháng đầu năm tính từ trước đến hiện tại. 

Có thể thấy, với những động lực về giá thì các sản phẩm có giá trị gia tăng cùng với hiệp định thương mại tự do, ngành cà phê cũng đặt kỳ vọng sẽ mang về 4 tỷ USD từ việc xuất khẩu trong năm nay và vượt qua kỷ lục cũ là 3,7 tỷ USD của năm 2012. 

Cũng trong tháng 9, giá xuất khẩu cà phê của nước ta chạm đỉnh trong hơn 14 năm qua với bình quân 2.443 USD/tấn, so với tháng trước tăng 3,3% và so với cùng kỳ năm ngoái tăng 16,9%. Như thế, tính chung trong 9 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê dã tăng 21,2% so với cùng kỳ năm ngoái lên mức bình quân là  2.283 USD/tấn.

Mặc dù vậy thì do hàng tồn kho cuối vụ đã cạn enen xuất khẩu cà phê cũng đã bắt đầu chậm lại trong những tháng trở lại đây. Trong tháng 9, xuất khẩu mặt hàng này ghi nhận sự sụt giảm trong tháng thứ 3 và liên tiếp chỉ đạt 92.550 tấn, so với cùng kỳ giảm 10,3%. 

Còn về thị trường xuất khẩu, trong 9 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã tận dụng được các Hiệp định thương mại tự do như EVFTA và UKVFTA để có thể gia tăng xuất khẩu.

Hiện nay, EU vẫn là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam với khối lượng ghi nhận 523.919 tấn trong 9 tháng, trị giá đạt 1,1 tỷ USD, so với cùng kỳ tăng mạnh 22,4% về lượng và tăng 48,1% về trị giá. Như thế, lượng cà phê xuất khẩu sang một số nước ở trong khu vực đã tăng rất mạnh, cụ thể như Bỉ tăng 2,3 lần và đạt 103.024 tấn; Hà Lan tăng 2,6 lần avf đạt 23.029 tấn; Tây ban Nha tăng 40%,...

Đối với thị trường Anh, xuất khẩu cũng tăng mạnh 56,2% lên mức 36.005 tấn. Còn đối với thị trường Nga thì lượng cà phê xuất khẩu sang thị trường này vẫn ghi nhận tăng đến 24% lên mức 77.018 tấn và bất chấp sự ảnh hưởng của cuộc xung đột ở Ukraine. Mặc dù vậy thì lượng cà phê xuất khẩu sang các thị trường như Đức, Mỹ, Algeria, Trung Quốc… ghi nhận có sự sụt giảm.


Đơn vị tính: Tỷ USD
Đơn vị tính: Tỷ USD

Niên vụ 2022 - 2023, giá cà phê sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao

Có thể thấy, sau khi đạt mức kỷ lục gần 51.000 đồng/kg vào hồi cuối tháng 8 bởi tồn kho thu hẹp và giá cà phê ở trong nước hiện tại cũng đang dao động trong khoảng từ 46.400 – 46.900 đồng/kg (ngày 11/10). So với thời điểm đầu vụ thu hoạch trong các năm thì con số này cao hơn, so với mức giá từ 39.300 – 40.2000 đồng/kg của cùng kỳ năm 2021 tăng 17 – 18%. Và điều này cũng mang đến kỳ vọng về một mùa được giá tiếp theo đối với người trồng cà phê ở trong nước. 

Đưa ra nhận định về triển vọng giá cà phê ở trong niên vụ 2022 - 2023 thì các chuyên gia cho rằng lạm phát tăng cao ở nhiều quốc gia cũng có thể sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ cà phê trên toàn cầu nhưng rủi ro về nguồn cung bởi biến đổi khí hậu vẫn còn hiện hữu và xu hướng chuyển dịch sang cà phê robusta cũng sẽ mở ra cơ hội đối với cà phê của Việt Nam. 

Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam, ông Nguyễn Nam Hải cho biết: “Thời gian qua, các nước tiêu thụ chính trong đó có Mỹ, Châu  u, đồng loạt tăng mạnh lãi suất”. 

Điều này cũng khiến cho chi phí kinh doanh của công ty nhập khẩu tăng lên cũng như hoạt động mua bán cũng trở nên trầm lắng. Đây cũng chính là lý do bởi vì sao hiện tượng tồn kho trong nước vẫn còn đang thấp nhưng diễn biến lại trái ngược so với tháng 7,8. 

Ông Hải nhấn mạnh, nền kinh tế trên thế giới bước vào giai đoạn suy thoái và nhiều nước đã phải tìm mọi cách để có thể hạn chế lạm phát và trong đó tăng lãi suất. Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ cà phê. Mặc dù vậy thì năm nay do ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu nên sản lượng cũng có thể giảm so với mọi năm. 


Giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam năm 2021 - 2022
Giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam năm 2021 - 2022

Đại diện của Vicofa cũng cho biết: “Điều mà chúng tôi đang lo ngại chính là năm nay tình hình biến đổi khí hậu phức tạp, mưa nhiều nên khiến cho hoạt động chế biến trong thời gian thu hoạch cũng trở nên khó khăn hơn từ đó ảnh hưởng đến sản lượng cũng như chất lượng cà phê. Dự kiến sản lượng cà phê năm 2022 giảm 10% so với năm ngoái xuống còn khoảng 1,6 triệu tấn". 

Có thể thấy, thị trường cà phê trên toàn cầu cũng đang phải đối mặt với nguy cơ thâm hụt nguồn cung bởi vì tình hình thời tiết khô hạn ở Brazil đã gây ảnh hưởng đến sản lượng. Còn ở Colombia thì nước này cũng đang chật vật trong việc hồi phục ở các vườn cà phê sau đợt tàn phá của những cơn mưa lớn. 

Chủ tịch Hội đồng Cà phê Brazil - ông Silas Brasileiro cho biết hàng tồn kho của Brazil có thể giảm xuống chỉ còn 7 triệu bao vào hồi tháng 3/2023 - đây là mức thấp nhất từ trước đến nay. Và ngay cả khi lạc quan nhất thì giới phân tích cũng cho rằng tồn kho cà phê của Brazil cũng chỉ có thể dao động trong khoảng 9 - 12 triệu bao. 

Như thế, nguồn cung cà phê của Brazil thấp cũng đã gây ra tình trạng khan hiếm toàn cầu. Điều này cũng đồng nghĩa với giá cà phê có thể tăng cao hơn nữa trong bối cảnh lạm phát lương thực vẫn đang còn kéo dài. Các kho dự trữ arabica do sàn ICE Futures giám sát vẫn đang ở mức thấp nhất trong thời gian 23 năm. 

Không những thế, thời tiết bất lợi cũng đang xảy ra ở các nước trồng cà phê lớn như Guatemala, Honduras và Nicaragua. Cũng cùng lúc đó thì tồn kho ở Việt Nam, quốc gia xuất khẩu cà phê robusta lớn nhất trên thế giới cũng đang giảm mạnh trong bối cảnh triển vọng sản lượng ở trong đợt thu hoạch đến không có khả quan mấy. 

Trong khi đó thì nhu cầu tiêu thụ loại cà phê robusta giàu vị đắng cũng có giá rẻ hơn arabica ngày càng tăng. Lý do là vì người tiêu dùng đã buộc phải tiết kiệm chi tiêu trong thời buổi kinh tế trên toàn cầu suy thoái và thu nhập cũng khó khăn hơn nên chuyển sang chọn loại cà phê hòa tan dùng ở nhà. Đây cũng được cho là cơ hội đối với cà phê Việt Nam - nước xuất khẩu robusta lớn nhất trên thế giới.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

11 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

11 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

11 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

11 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước