meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Trung Nguyên Legend có cơ hội đấu lại ông lớn Starbucks khi thị trường cà phê tại nước tỷ dân chỉ tăng chứ không có giảm?

Thứ tư, 26/10/2022-09:10
Có thể thấy, không giống như nhiều thị trường khác, ngành công nghiệp cà phê của Trung Quốc ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19. Chính điều này cũng đã khiến cho cuộc chiến tranh giành thị phần của các thương hiệu cà phê ngày càng trở nên khốc liệt hơn.

Thị trường cà phê xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh

Theo các chuyên gia, Starbucks đã thúc đẩy văn hóa cà phê ở Trung Quốc tính từ thời điểm nó xuất hiện vào năm 1999 và đã thiết lập ra tiêu chuẩn ngành về giá cả và sản phẩm. 

Mặc dù vậy, sau thời gian hai thập kỷ, gã khổng lồ chuỗi đồ uống trên toàn cầu hiện nay đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trước các đối thủ cả trong lẫn ngoài nước. 

Có thể thấy, các thương hiệu cà phê ở trong nước như Manner Coffee, SeeSaw và M Stand đã nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ bởi các quỹ đầu tư mạo hiểm cũng đã ghi nhận được mức tăng trưởng một cách thần tốc trước khi dịch bệnh bùng phát. 



Có thể thấy, không giống như nhiều thị trường khác, ngành công nghiệp cà phê của Trung Quốc ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 và chính điều này cũng đã khiến cho cuộc chiến tranh giành thị phần của các thương hiệu cà phê ngày càng trở nên khốc liệt hơn
Có thể thấy, không giống như nhiều thị trường khác, ngành công nghiệp cà phê của Trung Quốc ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 và chính điều này cũng đã khiến cho cuộc chiến tranh giành thị phần của các thương hiệu cà phê ngày càng trở nên khốc liệt hơn

Còn các thương hiệu ngoại như Tim Hortons của Canada, Lavazza của Italia và Blue Bottle từ Mỹ cũng đã tham gia thị trường lần lượt vào các năm 2019, 2020, 2022. Một nhà phân tích thực phẩm và đồ uống ở Trung Quốc thuộc công ty nghiên cứu thị trường Mintel - ông  Bernie Gao cho biết các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh và cửa hàng tiện lợi có lợi thế bán cà phê cao nhờ vào mạng lưới cửa hàng rộng lớn của họ. 

Và vào hồi tháng 9, Starbucks đã tiến hành mở cửa hàng thứ 6.000 ở Trung Quốc. Hiện tại thì chuỗi này đang chiếm 4,4% tổng số cửa hàng cà phê ở Trung Quốc và đứng sau chuỗi K-coffee của KFC với 8.500 cửa hàng, ghi nhận chiếm 6,2%. Còn các cửa hàng tiện lợi Lawson và Family Mart's Par Cafe cũng đã nằm trong số 5 chuỗi cửa hàng cà phê hàng đầu. 

Các nhà đầu tư cũng cho rằng thị trường cà phê đã qua thời kỳ đỉnh cao và phần lớn nguyên nhân là vì đại dịch COVID-19. Giám đốc bán lẻ của CBRE East China - ông Mario Zaccagnini cho biết: “Tiêu thụ cà phê ở Trung Quốc tiếp tục tăng, mặc dù nó đã mất đi một số động lực ban đầu mà nó được hưởng từ hơn 20 năm qua”.

Ông Mario Zaccagnini nói thêm rằng các đợt phong tỏa cũng đã có tác động tiêu cực đến tất cả các đơn vị bán lẻ. Các cửa hàng cà phê cũng không khác gì năm ngoái, trừ khi mô hình kinh doanh chủ yếu dựa vào dịch vụ mang đi và giao hàng. 

Vào năm 2019, Starbucks đã tiến hành giới thiệu một mô hình cửa hàng bán lẻ nhanh đó là Starbucks Now cho phép khách hàng cũng như người đi giao hàng nhận các sản phẩm đã đặt trước. Đầu năm nay, công ty cũng đã tiến hành hợp tác với Meituan để có thể cung cấp dịch vụ giao hàng cũng như đặt hàng ở trên thiết bị di động. Nó cũng vẫn vận hành ứng dụng đặt hàng và khách hàng thân thiết của mình. 

Có thể thấy, trong một thị trường ngày càng bão hòa thì các thương hiệu lớn có thể có lợi thế thương lượng so với các đối thủ cạnh tranh độc lập. 

Và Ding Zhenwei là một chủ sở hữu có 5 năm kinh nghiệm trong ngành đang cân nhắc việc đóng cửa Fate Coffee - đây là một cửa hàng nhỏ nhỏ ở bên đường của ông ở Thượng Hải do sự kết hợp của nhiều yếu tố bao gồm các hạn chế của dịch bệnh COVID-19, tiền thuê nhà trong thời gian phong tỏa và chiết khấu hoa hồng cho các nền tảng giao đồ ăn cũng như không có khả năng tiếp thị ở trên mạng xã hội. 


Vào năm 2019, Starbucks đã tiến hành giới thiệu một mô hình cửa hàng bán lẻ nhanh đó là Starbucks Now cho phép khách hàng cũng như người đi giao hàng nhận các sản phẩm đã đặt từ trước mà không cần phải xếp hàng chờ đợi
Vào năm 2019, Starbucks đã tiến hành giới thiệu một mô hình cửa hàng bán lẻ nhanh đó là Starbucks Now cho phép khách hàng cũng như người đi giao hàng nhận các sản phẩm đã đặt từ trước mà không cần phải xếp hàng chờ đợi

Đại diện  của Starbucks cho biết họ có kế hoạch sẽ thâm nhập vào 70 thành phố mới và mở thêm 3.000 cửa hàng ở Trung Quốc vào năm 2025. Cho đến năm 2023, Trung Quốc sẽ trở thành thị trường lớn nhất của Starbucks về số lượng cửa hàng và vượt qua Mỹ - đây là thị trường vốn chỉ có dưới 9.000 cửa hàng thuộc sở hữu trực tiếp vào năm 2021. 

Và Trung Quốc cũng chiếm khoảng 12,7% trong tổng doanh thu 2,9 tỷ USD của năm 2021 của Starbucks, trong khi đó thì Mỹ đã đóng góp hơn 70%. Điều này cũng cho thấy Starbucks ở Trung Quốc đang cố gắng trở thành thị trường lớn ở trên thế giới. 

Sự thâm nhập của thương hiệu Việt Nam

Vào ngày 21/9, cửa hàng đầu tiên của Tập đoàn Trung Nguyên ở thị trường Trung Quốc cũng đã chính thức được khai trương. Đây chính là cửa hàng Thế giới cà phê Trung Nguyên Legend đầu tiên ở thị trường quốc tế được tọa lạc ở Trung tâm thương mại Taikoo Hui, 699 đường Tây Nam Kinh, Thượng Hải, Trung Quốc.

Có thể thấy, Trung Quốc là một trong những nền kinh tế hàng đầu trên thế giới. Để có thể cạnh tranh ở bất kể lĩnh vực nào ở thị trường tỷ dân này cũng là một trong những nhiệm vụ không hề đơn giản cho các doanh nghiệp đến từ quốc gia khác trong đó có cả Việt Nam. 

Ông Lý Thanh Hải, Giám đốc phát triển kinh doanh thị trường toàn Trung Quốc của Trung Nguyên Legend cho hay: "Trong hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ mà Trung Nguyên Legend xuất khẩu sản phẩm, Trung Quốc là thị trường đặc biệt quan trọng, không chỉ vì chia sẻ chung nền tảng văn hóa, triết lý phương Đông, mà còn vì đây là thị trường có sức tăng trưởng nhanh, người uống cà phê có khả năng nắm bắt các xu hướng cà phê mới nhanh chóng, năng động".



Tính từ đầu năm 2022 đến hiện tại đã có 800 triệu ly cà phê Trung Nguyên Legend được bán ra ở thị trường Trung Quốc và cứ trung bình mỗi 18 ly cà phê được bán ra ở trên thị trường Trung Quốc thì sẽ có 1 ly cà phê đến từ thương hiệu  Trung Nguyên Legend
Tính từ đầu năm 2022 đến hiện tại đã có 800 triệu ly cà phê Trung Nguyên Legend được bán ra ở thị trường Trung Quốc và cứ trung bình mỗi 18 ly cà phê được bán ra ở trên thị trường Trung Quốc thì sẽ có 1 ly cà phê đến từ thương hiệu  Trung Nguyên Legend

Mặc dù vậy thì sức cạnh tranh của thương hiệu Việt là hoàn toàn khả thi bởi có nhiều lợi thế. Cụ thể, theo xếp hạng từ Chnbrand (Trung Quốc), thương hiệu cà phê G7 của Trung Nguyên Legend đã trở thành thương hiệu cà phê hòa tan được ưa chuộng ở thị trường tỷ dân và giữ thị phần lớn thứ hai ở trên thị trường thương mại điện tử. 

Còn theo số liệu từ Tập đoàn Trung Nguyên, tính từ đầu năm 2022 đến hiện tại đã có 800 triệu ly cà phê Trung Nguyên Legend được bán ra ở thị trường Trung Quốc và cứ trung bình mỗi 18 ly cà phê được bán ra ở trên thị trường Trung Quốc thì sẽ có 1 ly cà phê đến từ thương hiệu  Trung Nguyên Legend.

Và thị trường Trung Quốc cũng có nguồn cung đa dạng từ gần 80 quốc gia, chủ yếu tập trung chính từ Guatemala, Ethiopia, Việt Nam, Malaysia, Brazil,… Trong đó thì theo thống kê từ Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam cho thấy, Trung Quốc luôn là thị trường tiêu thụ cà phê lớn đầy tiềm năng của Việt Nam, đặc biệt là từ năm 2018 đến hiện tại. Và từ vị trí thứ 12 vào năm 2018 thì đến năm 2021 Trung Quốc lại chính là thị trường nhập khẩu cà phê lớn thứ 8 của Việt Nam. 

Có thể thấy một điều rằng Trung Nguyên đang có những cơ hội rõ ràng để có thể bứt phá tại thị trường cà phê tỷ dân, đặc biệt là khi một trong những thương hiệu của tập đoàn này đang được ưa chuộng ở đây. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Tin mới cập nhật

Các nhà đầu tư vẫn rất lạc quan về giá trị của bitcoin trong năm 2025

14 giờ trước

Những nguyên tắc để đảm bảo phong thủy và mang lại may mắn khi nhập trạch nhà mới

14 giờ trước

Chủ tịch HĐQT Meey Group nhận định về chuyển động của thị trường proptech trong những năm tới

14 giờ trước

Việt Nam sẽ có chính sách thúc đẩy phát triển và quản lý dựa trên rủi ro đối với AI

1 ngày trước

Bảng giá đất mới ảnh hưởng như thế nào đến phân lô bán nền?

1 ngày trước