meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Bất chấp khó khăn, Ricons trở thành điểm sáng ngành xây dựng khi lợi nhuận ròng tăng trưởng

Thứ sáu, 04/11/2022-08:11
Trong quý vừa qua, ngành xây dựng tiếp tục phải chịu nhiều áp lực, từ chi phí lãi vay, chi phí nguyên vật liệu tăng cao trong khi thị trường bất động sản lại có phần chứng lại. Như một lẽ tất yếu, lợi nhuận quý 3/2022 của các doanh nghiệp xây dựng bị bào mòn, chỉ có một số cái tên lội ngược dòng và vụt sáng.

Cụ thể, trong quý 3 năm nay, câu chuyện bão giá vật liệu xây dựng tiếp tục trở thành chủ đề nóng, kìm hãm hoạt động kinh doanh của nhiều nhà thầu xây dựng trong nước. Chưa kể, ngành bất động sản trên thị trường cũng đang chững lại, mặt bằng lãi suất tăng cao, hạn mức tín dụng bị thu hẹp khiến các doanh nghiệp ngành xây dựng đã khó lại càng thêm khó. 

Tổng cục Thống kê (GSO) đã tiến hành khảo sát 6.799 doanh nghiệp ngành xây dựng; kết quả cho thấy có đến hơn 38% số doanh nghiệp nhận định, tình hình sản xuất của các doanh nghiệp trong quý 3 năm nay khó khăn hơn so với quý liền trước. Đồng thời, chỉ có 26,8% doanh nghiệp cho rằng tình hình quý 3 tốt hơn so với quý 2. 


Thống kê sơ bộ cho thấy, bức tranh kết quả kinh doanh của quý 3/2022 của một số nhà thầu xám màu và có sự phân hóa
Thống kê sơ bộ cho thấy, bức tranh kết quả kinh doanh của quý 3/2022 của một số nhà thầu xám màu và có sự phân hóa

Thống kê sơ bộ cho thấy, bức tranh kết quả kinh doanh của quý 3/2022 của một số nhà thầu xám màu và có sự phân hóa. Đáng chú ý, Ricons là đơn vị hiếm hoi ghi nhận lợi nhuận ròng trong quý 3/2022 tăng trưởng so với cùng kỳ, thậm chí còn bỏ xa hai ông lớn là Xây dựng Hòa Bình và Coteccons.

Lợi nhuận bị bào mòn bởi nhiều loại chi phí, Ricons trở thành điểm sáng ngành xây dựng

Trong quý 3 năm nay, doanh thu thuần của CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (Mã chứng khoán: HBC) là 3.778 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng mạnh ở mức 81%. Điều đáng nói, đây chính là doanh nghiệp có doanh thu cao nhất trong nhóm những nhà thầu xây dựng được thống kê. 

Tương tự, CTCP Xây dựng Coteccons (Mã chứng khoán: CTD), CTCP Đầu tư Xây dựng Ricons hay CTCP Hưng Thịnh Incons (Mã chứng khoán: HTN) lần lượt ghi nhận doanh thu thuần tăng trưởng ở mức 191%, 84% và 54% so với mức nền thấp của quý 3 năm trước - giai đoạn đỉnh điểm của dịch Covid-19, phải áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội và ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ của các dự án. Mặt khác, những nhà thầu như CTCP Fecon (Mã chứng khoán: FCN), CTCP Xây dựng SCG (Mã chứng khoán: SCG) và CTCP Lizen (Mã chứng khoán: LCG) ghi nhận doanh thu thuần đi lùi so với cùng kỳ.


Trong quý 3 năm nay, doanh thu thuần của CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (Mã chứng khoán: HBC) là 3.778 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng mạnh ở mức 81%
Trong quý 3 năm nay, doanh thu thuần của CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (Mã chứng khoán: HBC) là 3.778 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng mạnh ở mức 81%

Nếu xét về lợi nhuận của quý 3/2022, Ricons trở thành điểm sáng hiếm hoi của ngành xây dựng khi ghi nhận lãi ròng là 32 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng lên 4,7 lần, thậm chí còn bỏ xa 2 ông lớn trong ngành là Xây dựng Hòa Bình và Coteccons. Không chỉ doanh thu trong kỳ được cải thiện, Ricons còn ghi nhận thêm khoản lãi đến từ tiền gửi ngân hàng cùng với cổ tức được chia hơn 26 tỷ đồng, cao gấp 3,2 lần cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, chi phí lãi vay của Ricons trong quý 3 chưa đến 5 tỷ đồng.

Đối với Xây dựng Hòa Bình, các chi phí trong kỳ này đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, chi phí lãi vay đã tăng 63% so với cùng kỳ, lên mức 123 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp là 153 tỷ đồng, tăng đột biến gấp 4,4 lần cùng kỳ năm trước do giảm hoàn nhập dự phòng. Cộng thêm các loại chi phí khác tăng lên, lợi nhuận ròng của Xây dựng Hòa Bình chỉ còn vỏn vẹn 6 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã giảm 55%. 

Bên cạnh đó, các khoản phải thu trong kỳ cũng tăng mạnh khiến dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của Xây dựng Hòa Bình trong 9 tháng đầu năm ghi nhận ở mức âm 1.331 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước dương 896 tỷ.

Dù là “ông lớn” ngành xây dựng nhưng Coteccons cũng không tránh khỏi áp lực. Cụ thể, giá vốn hàng bán của doanh nghiệp này lên đến 3.081 tỷ đồng, chiếm đến 99% doanh thu thuần khiến lãi gộp bị thu hẹp chỉ còn 32 tỷ đồng. Các chi phí tăng cao nhưng nhờ các khoản lợi nhuận khác đã giúp Coteccons chỉ còn lỗ ròng 3,5 tỷ đồng trong quý 3/2022 trong khi cùng kỳ lỗ gần 12 tỷ đồng.  


Sau 9 tháng đầu năm, dòng tiền từ hoạt động của Coteccons âm 1.990 tỷ đồng do gia tăng các khoản phải thu, phải trả cùng với hàng tồn kho
Sau 9 tháng đầu năm, dòng tiền từ hoạt động của Coteccons âm 1.990 tỷ đồng do gia tăng các khoản phải thu, phải trả cùng với hàng tồn kho

Sau 9 tháng đầu năm, dòng tiền từ hoạt động của Coteccons âm 1.990 tỷ đồng do gia tăng các khoản phải thu, phải trả cùng với hàng tồn kho trong khi cùng kỳ năm 2021 ghi nhận mức dương 183 tỷ. 

Lý giải về việc lợi nhuận sụt giảm, CEO Nguyễn Văn Thanh của Fecon thừa nhận kết quả quý 3 lao dốc là do dư âm của bão giá còn rất mạnh đã đẩy chi phí thi công tăng phi mã. Chưa kể, chính sách thắt chặt tiền tệ khiến các chủ đầu tư càng thêm khó khăn, các dự án đang triển khi cũng chỉ ở mức độ cầm chừng, nhiều dự án trong kế hoạch đấu thầu buộc phải dừng lại, từ đó sản lượng và doanh thu đều sụt giảm. Theo như lãnh đạo của Fecon, đây cũng là thực trạng chung của ngành xây dựng trong giai đoạn vừa qua. 

Biên lợi nhuận gộp của nhiều công ty tụt dốc

Ngoại trừ Fecon và Xây dựng Hòa Bình, áp lực từ giá vốn hàng bán đã khiến cho biên lợi nhuận gộp của nhiều nhà thầu xây dựng bị thu hẹp. Trong quý 3/2022, biên lãi gộp của Xây dựng Hòa Bình là 7,48%, cải thiện đáng kể so với mức 5,5% của cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, Fecon đã vượt qua Lizen trong quý này để dẫn đầu nhóm sở hữu tỷ suất lợi nhuận gộp cao nhất với 15,4%. Được biết, tỷ suất lợi nhuận gộp ấn tượng như vậy là nhờ đóng góp từ các mảng khác cùng tỷ suất lợi nhuận gộp tốt hơn như bất động sản và xây dựng cơ sở hạ tầng.


Ngoại trừ Fecon và Xây dựng Hòa Bình, áp lực từ giá vốn hàng bán đã khiến cho biên lợi nhuận gộp của nhiều nhà thầu xây dựng bị thu hẹp
Ngoại trừ Fecon và Xây dựng Hòa Bình, áp lực từ giá vốn hàng bán đã khiến cho biên lợi nhuận gộp của nhiều nhà thầu xây dựng bị thu hẹp

Trong quý này, biên lãi gộp của Coteccons đã sụt giảm từ 1,57% cùng kỳ xuống chỉ còn 1,06%, thấp hơn nhiều so với con số 6,75% quý 2/2022. Đây cũng là mức thấp nhất trong số 6 nhà thầu xây dựng được thống kê.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

11 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

11 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

11 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

11 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước