Doanh thu thị trường Mỹ giảm mạnh ảnh hưởng thế nào đến lợi nhuận ròng của "vua cá tra" Vĩnh Hoàn?
BÀI LIÊN QUAN
Nhiều nguy cơ Vĩnh Hoàn sẽ tăng trưởng lợi nhuận âm vào 6 tháng đầu năm 2023Tỷ giá tăng mạnh khiến nhiều "ông lớn" GAS, FPT, Vinamilk, Vĩnh Hoàn,... hưởng lợi ra sao?Quý 3/2022 của Vĩnh Hoàn: Biên lãi gộp hạ nhiệt, đầu tư cổ phiếu lỗ gần 80 tỷ tính từ đầu nămMới đây, Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC) đã công bố kết quả kinh doanh của quý 3 năm nay. Theo đó, doanh thu thuần của ông lớn ngành xuất khẩu thủy sản này là 3.261 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 46,2%. Trong khi đó, lợi nhuận ròng của công ty cũng tăng mạnh 80% so với cùng kỳ năm trước và đạt 460 tỷ đồng.
Tuy nhiên, chi phí tài chính của công ty cũng đã tăng 140% so với cùng kỳ và đạt 107 tỷ đồng. Đáng chú ý, chi phí lãi vay của Vĩnh Hoàn cũng đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước và đạt 25 tỷ đồng.
Sau khi khấu trừ hết các loại chi phí, lợi nhuận sau thuế của Vĩnh Hoàn là 460 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế công ty mẹ đạt 450 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 76%. Theo giải trình từ phía công ty, lợi nhuận của quý 3 năm nay đã tiếp tục được hỗ trợ bởi giá bán tăng.
Điều đáng nói, dù đã đạt được mức tăng trưởng mạnh mẽ khi so sánh với mức cơ bản thấp của năm trước, Vĩnh Hoàn vẫn ghi nhận lợi nhuận ròng theo quý ở mức thấp nhất kể từ quý 4 năm 2021 khi xét cả về giá trị tuyệt đối cũng như tốc độ tăng trưởng trong quý 3 năm nay. Nguyên nhân được cho là do doanh thu từ thị trường Mỹ - vốn là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của BHC đã giảm mạnh 41% khi so với quý liền trước. Thực trạng này phản ánh lượng hàng tồn kho cao cùng với lạm phát kéo dài và chưa có dấu hiệu giảm nhiệt.
Theo như dự báo của SSI Research, nhu cầu trong thời gian tới sẽ tiếp tục giảm tốc trong khi giá bán bình quân đã đạt đỉnh. So với mức nền thấp trong quý 3 năm trước, doanh thu và lợi nhuận của Vĩnh Hoàn ghi nhận mức tăng trưởng vượt trội; thế nhưng so với quý liền trước đã cho thấy dấu hiệu giảm tốc. Trong quý 2 năm nay, doanh thu thuần của Vĩnh Hoàn là 4.226 tỷ đồng trong khi lợi nhuận sau thuế 788 tỷ đồng.
Sau khi lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu của Vĩnh Hoàn là 10.755 tỷ đồng, so với kết quả thực hiện của năm 2021 đã tăng mạnh 69%. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp là 1.815 tỷ đồng, so với cùng kỳ đã tăng gần 180%. Tính tại thời điểm cuối quý 3 năm nay, tổng tài sản của Vĩnh Hoàn đã tăng 3.000 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm và đạt 11.907 tỷ đồng. Đáng chú ý, các khoản tăng mạnh của “vua cá tra” chính là đầu tư tài chính ngắn hạn đã tăng từ 1.272 tỷ đồng lên 1.757 tỷ đồng. Ngoài ra, các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng từ 2.132 tỷ đồng lên 2.943 tỷ đồng trong khi hàng tồn kho tăng từ 1.793 tỷ đồng lên 2.805 tỷ đồng.
Với những yếu tố trên, SSI Research dự báo rằng, doanh thu thuần cùng với lợi nhuận ròng của Vĩnh Hoàn trong năm 2022 sẽ lần lượt đạt mức 12,9 nghìn tỷ đồng (giảm 8% so với cùng kỳ năm trước ) và 1,7 nghìn tỷ đồng (giảm 27% so với cùng kỳ). Có thể thấy, nhờ kết quả kinh doanh tích cực từ quý 2 và quý 3 năm nay, công ty này đã hoàn thành được 112% kế hoạch lợi nhuận cho cả năm.
Các mảng kinh doanh cụ thể của Vĩnh Hoàn ra sao?
Đối với chi tiết từng mảng kinh doanh cụ thể, doanh thu cá tra của Vĩnh Hoàn trong quý này đạt 2,5 nghìn tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 103% nhưng so với quý liền trước đã giảm 7%. Nguyên nhân chủ yếu do doanh thu từ Mỹ giảm. Tính đến thời điểm hiện tại, Mỹ đang chiếm đến 60% tổng doanh thu cá tra của công ty này.
Điều đáng nói, giá bán bình quân sang thị trường Mỹ vẫn đang tiếp tục duy trì mức giá tương đối cao là 5 USD/kg trong quý 3 năm nay (trong khi quý 2 là 4,80 USD/kg), sản lượng xuất khẩu sang Mỹ đã ghi nhận mức giảm 48% vì lạm phát và tồn kho của các khách hàng nhập khẩu vẫn còn ở mức cao. Chưa kể, doanh thu bán sang thị trường Trung Quốc ghi nhận mức tăng 28% theo năm cùng với 6% theo quý do nền kinh tế này đã mở cửa tích cực hơn. Được biết, Trung Quốc hiện đang chiếm 20% tổng doanh thu cá tra của Vĩnh Hoàn.
Trong 2 năm qua, đây là doanh thu cao nhất theo quý từ thị trường Trung Quốc. So với cùng kỳ, giá bán bình quân sang thị trường này cũng đã tăng 25%. Trước triển vọng về nhu cầu trong thời gian tới, gần đây Vĩnh Hoàn đã mở rộng đội ngũ bán hàng sang Trung Quốc với kỳ vọng thị trường này sẽ thúc đẩy nhu cầu trong năm 2023 trong khi dự báo nhu cầu nhập khẩu của Mỹ sẽ vẫn còn chậm chạp trong thời gian tới.
Ngoài ra, doanh thu từ mảng collagen và gelatin đã tăng 13% so với cùng kỳ năm trước và đạt 188 tỷ đồng; nhưng so với quý liền trước đã giảm 19%. Điều này cho thấy lạm phát đã tác động đáng kể đến nhu cầu tiêu dùng của mặt hàng này.
Trong quý 3/2022, tỷ suất lợi nhuận gộp của Vĩnh Hoàn đạt 19,2%, giảm mạnh so với 25,9% của quý 2 dù giá bán bình quân đã tăng nhẹ 5% so với quý trước. Nguyên nhân là do khoản dự phòng hàng tồn kho lên đến 240 triệu đồng có liên quan đến thành phẩm tồn kho. Đáng chú ý, trong quý vừa qua, Vĩnh Hoàn đã ghi nhận 139 tỷ đồng lãi tỷ giá do phần lớn những hợp đồng xuất khẩu đều bằng USD. Tỷ giá USD/VND vào cuối tháng 9 được ghi nhận giảm 2,54% theo quý, giảm 4,76% so với thời điểm đầu năm. Khoản lãi tỷ giá này có thể bù đắp cho khoản lỗ chênh lệch tỷ giá của Vĩnh Hoàn là 62 tỷ đồng liên quan đến khoản vay ngắn hạn bằng USD trị giá 1.000 tỷ đồng.