meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Thứ hai, 11/11/2024-10:11
Dự kiến trong năm 2025, cao tốc Nam Định – Thái Bình dài 60km, tổng vốn đầu tư gần 20.000 tỷ đồng sẽ được khởi công xây dựng. Dự án được thực hiện theo phương thức PPP, đơn vị đề xuất thực hiện là Tập đoàn Geleximco.

Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Thái bình đã chính thức phê duyệt dự án xây dựng cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng (CT.08) đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình. Theo đó, đoạn cao tốc Nam Định – Thái Bình sẽ thực hiện theo phương thức PPP (đối tác công tư), Tập đoàn Geleximco là nhà đầu tư đề xuất thực hiện dự án này.

Đoạn tuyến cao tốc Nam Định – Thái Bình có điểm đầu tại cầu vượt sông Đáy, thuộc xã Nghĩa Thái (huyện Nghĩa Hưng, Nam Định); điểm cuối tại nút giao giữa Quốc lộ 37 mới và đường ven biển thuộc xã Thụy Trình (huyện Thái Thụy, Thái Bình).


Hướng tuyến đường bộ cao tốc CT.08 đoạn qua tỉnh Thái Bình và Nam Định (Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Bình)
Hướng tuyến đường bộ cao tốc CT.08 đoạn qua tỉnh Thái Bình và Nam Định (Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Bình)

Tuyến đường có chiều dài 60,9km, quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh, nền đường rộng 24,5m với vận tốc thiết kế 120km/h. Trong đó, đoạn qua tỉnh Nam Định dài 27,6km và đoạn qua tỉnh Thái Bình dài 33,3km.

Dự kiến trên tuyến sẽ có khoảng 23 cây cầu vượt sông và vượt qua quốc lộ. Trong đó, cầu vượt sông Hồng dài 1,1km nối Thái Bình – Nam Định là cầu dài nhất. Trên tuyến cũng sẽ có 2 trạm dừng nghỉ tại huyện Trực Ninh (Nam Định) và huyện Kiến Xương (Thái Bình).

Cao tốc Nam Định – Thái Bình có tổng vốn đầu tư hơn 19.780 tỷ đồng bao gồm cả lãi vay. Trong đó, 52,81% vốn tương đương 10.447 tỷ sẽ được nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án thu xếp để xây dựng công trình; 47,19% tương đương 9.337 tỷ đồng là vốn Nhà nước, cụ thể 6.200 tỷ là vốn ngân sách Trung ương, 1.462 tỷ là vốn ngân sách Thái Bình và 1.675 tỷ là vốn ngân sách Nam Định.


Đoạn tuyến cao tốc Nam Định - Thái Bình có tổng mức đầu tư hơn 19.780 tỷ đồng (Ảnh minh họa)
Đoạn tuyến cao tốc Nam Định - Thái Bình có tổng mức đầu tư hơn 19.780 tỷ đồng (Ảnh minh họa)

UBND tỉnh Thái Bình cho biết, vào quý 4/2024 địa phương này sẽ đấu thầu dự án rộng rãi trong nước và tổ chức lựa chọn nhà đầu tư. Cuối năm 2025 tiến hành khởi công, tới năm 2027 cơ bản hoàn thiện xây dựng và từ 2028 đưa vào vận hành khai thác. Dự kiến thời gian thu phí hoàn vốn với đoạn cao tốc Nam Định – Thái Bình là 25 năm 4 tháng.

Trước đó cuối tháng 12/2023, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án này. Ngày 15/8 vừa qua, 2 tỉnh Nam Định và Thái Bình đã họp và thống nhất một số nội dung về việc phối hợp tổ chức giải phóng mặt bằng, đảm bảo nguồn cung vật liệu xây dựng phục phục triển khai thi công dự án tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng đoạn qua Nam Định, Thái Bình.

Được biết, tuyến cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc kết nối các tỉnh phía Nam sông Hồng, Bắc miền Trung với cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện. Đồng thời kết nối các tỉnh duyên hải vùng Đồng bằng sông Hồng. Tuyến cao tốc này cũng sẽ mở ra không gian phát triển mới cho các khu vực kể trên, giúp giảm chi phí logistics, đảm bảo an toàn giao thông.


Phối cảnh cầu vượt sông Đáy trên cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng (Ảnh: Cổng TTĐT Bộ Giao thông vận tải)
Phối cảnh cầu vượt sông Đáy trên cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng (Ảnh: Cổng TTĐT Bộ Giao thông vận tải)

Sau khi hoàn thiện, cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng sẽ kết nối với các tuyến đường lớn như: Quốc lộ 1, 21, 10, 37 mới và các trục phát triển kinh tế như: đường trục kinh tế Nam Định, tuyến Nam Định – Lạc Quần và tuyến Thái Bình – Cồn Vành. Chưa dừng lại ở đó, dự án còn kết nối sân bay quốc tế Cát Bi, sân bay quốc tế Vân Đồn, các cảng biển và cửa khẩu Móng Cái.

Geleximco được thành lập năm 1993, tiền thân là CTCP Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội. Sau hơn 30 năm hình thành và phát triển, Geleximco là một tập đoàn kinh tế đa ngành, hoạt động ở các lĩnh vực: bất động sản, tài chính ngân hàng, sản xuất công nghiệp, thương mại dịch vụ.

Theo tìm hiểu, cuối tháng 10/2024, liên danh Geleximco – Chery đã được Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp. Liên doanh này sẽ đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất ô tô tại Khu công nghiệp Hưng Phú (huyện Tiền Hải, Thái Bình), dự kiến tổng vốn đầu tư lên tới 800 triệu USD, công suất sản xuất 50.000 xe/năm. Theo tính toán, nhà máy này sẽ hoàn thành công tác đầu tư xây dựng vào năm 2026. Nhà máy ô tô được kỳ vọng sẽ tạo ra hàng nghìn việc làm cho người dân Thái Bình, qua đó thúc đẩy chuyển giao công nghệ cũng như phát triển chuỗi cung ứng nội địa.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Tin mới cập nhật

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

1 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

2 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

2 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

2 ngày trước

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

2 ngày trước