Ninh Bình - Hải Phòng "bắt tay" phát triển cao tốc mới trị giá 7.000 tỷ đồng
BÀI LIÊN QUAN
Tin bất động sản Vũng Tàu: Dự kiến quy hoạch nhiều khu công nghiệp gần đường cao tốc2 tuyến đường gần 3.000 tỷ, kết nối sân bay hơn 300.000 tỷ với cao tốc Bắc - NamTrục cao tốc phía Đông và tiềm năng phát triển “đô thị sáng tạo”Dự án cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - tuyến đường quan trọng nối liền hai tỉnh thành phố trọng điểm trong khu vực Đồng bằng Bắc Bộ đang được triển khai khẩn trương với mục tiêu hoàn thành vào năm 2029. Đây là dự án mang tầm vóc quốc gia, hứa hẹn mở ra những cơ hội mới to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.
Tại kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Ninh Bình đã chính thức thông qua Nghị quyết số 12/NQ-HĐND, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc hiện thực hóa dự án xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng (đoạn qua địa bàn tỉnh Ninh Bình).
Với tổng mức đầu tư dự kiến lên đến 6.865 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh Ninh Bình đóng góp 2.000 tỷ đồng để làm chi phí giải phóng mặt bằng và các chi phí liên quan đến dự án. Được biết, chi phí giải phóng mặt bằng cho 25,3km đường chỉ khoảng 1.500 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung các dự án cùng quy mô. Bên cạnh đó, việc tối ưu hóa thiết kế các nút giao cũng giúp tiết kiệm đáng kể chi phí. Mỗi nút giao trên tuyến đường này có chi phí xây dựng trung bình từ 500 đến 600 tỷ đồng, đã bao gồm cả việc thi công 12 cầu mới.
Tuyến cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng sở hữu quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh, tốc độ thiết kế 120km/h, bề rộng nền đường 24,75m và mặt đường 15m. Đoạn đường đi qua tỉnh Ninh Bình có tổng chiều dài khoảng 25,3 km, đi qua địa phận huyện Yên Mô và huyện Yên Khánh, kết nối trực tiếp với đường cao tốc Bắc - Nam tại nút giao Mai Sơn và điểm cuối nằm tại đầu cầu vượt sông Đáy thuộc xã Khánh Cường.
Để đảm bảo an toàn cho người dân địa phương, dự án sẽ xây dựng các hầm chui dân sinh, đảm bảo lưu thông an toàn qua các nút giao và khu vực đông dân cư. Hệ thống thoát nước ngang và dọc được thiết kế đồng bộ, giúp tiêu thoát nước nhanh chóng, hạn chế tình trạng ngập úng do mưa lớn. 12 cây cầu, trong đó có 9 cầu trên tuyến chính và 3 cầu vượt ngang sẽ được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo an toàn và khả năng chịu tải cao cho tuyến đường.
Ngay sau khi dự án được phê duyệt, tỉnh Ninh Bình đã khẩn trương đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các thủ tục và hồ sơ liên quan. Theo công tác kiểm đếm sơ bộ, dự án sẽ ảnh hưởng đến 3.235 hộ dân, bao gồm 2.630 hộ có đất nông nghiệp và 605 hộ có đất ở. Nắm bắt được nhu cầu bức thiết về nơi an cư cho người dân bị ảnh hưởng, tỉnh Ninh Bình đã khẩn trương triển khai các khu tái định cư. Theo đó, 12 khu tái định cư được bố trí tại huyện Yên Khánh và huyện Yên Mô. Các thủ tục phê duyệt Quy hoạch các khu Tái định cư đang được các huyện khẩn trương hoàn thiện.
Với ba nút giao được xây dựng tại Khánh Dương, Khánh Nhạc và Khánh Cường (huyện Yên Khánh, Ninh Bình), dự án hứa hẹn sẽ kết nối hiệu quả các khu vực kinh tế trọng điểm của hai tỉnh Ninh Bình và Hải Phòng, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương và thu hút đầu tư. Mạng lưới liên kết cũng được hình thành với các tuyến cao tốc, quốc lộ trọng yếu như: Quốc lộ 10, Quốc lộ 1, Quốc lộ 21, Quốc lộ 37 mới, giúp rút ngắn thời gian di chuyển.