Kinh nghiệm làm móng nhà cấp 4 chi tiết & đúng chuẩn

Thứ tư, 02/06/2021-10:06

Ảnh 1. Móng nhà có vai trò giữ cho ngôi nhà được vững chắc và an toàn
Ảnh 1. Móng nhà có vai trò giữ cho ngôi nhà được vững chắc và an toàn

Bước đầu tiên khi bắt đầu thi công một ngôi nhà đó chính là xây phần móng. Móng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự vững chắc của ngôi nhà. Móng nhà cấp 4 sẽ là trụ đỡ cho ngôi nhà đứng vững vàng.

Đặc biệt, khí hậu Việt Nam thường xuyên xuất hiện bão, lũ lụt nên nền móng chắc chắn sẽ giúp ngôi nhà tránh được những ảnh hưởng của thời tiết mùa mưa lũ. Nó sẽ mang lại sự an toàn cho gia đình các bạn. Vì vậy, biết cách làm móng nhà cấp 4 là điều rất cần thiết. 

Đặc điểm của các loại móng đang được ưa chuộng

Móng nhà cấp 4 thì có rất nhiều loại khác nhau. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm và thành phần cấu tạo khác nhau và nó sẽ phù hợp với từng loại đất, diện tích đất khác nhau. Vì thế các bạn có thể dựa vào những thông tin sau đây để lựa chọn được loại móng phù hợp nhất.

Móng bè

Móng bè là một loại móng mềm, chiếm toàn bộ diện tích của nền nhà.  Móng bè đạt tiêu chuẩn phải có đầy đủ các tiêu chuẩn sau:

  • Lớp bê tông dày 10 cm
  • Chiều cao bản móng là 32 cm
  • Kích thước dầm móng là 300x700

Thép dọc là loại thép phi 6, thép đai là loại thép phi 8a150. Móng bè thích hợp với những ngôi nhà cấp 4 có nền đất đọng nước, đất cát, đất có kết cấu yếu.

Chi phí làm móng bè khá cao so với các loại móng khác nhưng nó được sử dụng nhiều nhờ độ bền và vững chắc của móng. Móng bè sẽ hạn chế được tình trạng lún, lệch của nền đất, giúp cho ngôi nhà thêm chắc chắn và vững chãi.

Móng cọc

Móng cọc là loại móng có hình trụ dài. Loại móng này sử dụng vật liệu chính là bê tông và cọc cừ tràm. Móng cọc có giá thành thi công khá rẻ, thời gian thi công nhanh nên được nhiều người ưa dùng.

Móng cọc có hai loại đó là móng cọc tre và móng cọc bê tông:

  • Móng cọc tre phù hợp với những ngôi nhà có nền đất cứng và rắn chắc, đất lâu năm
  • Móng cọc bê tông: dùng cho những nền đất yếu như ao hồ, đất sông,…

Ảnh 2. Có rất nhiều loại móng nhà cấp 4 nên các gia chủ cần phải lựa chọn loại móng phù hợp
Ảnh 2. Có rất nhiều loại móng nhà cấp 4 nên các gia chủ cần phải lựa chọn loại móng phù hợp

Móng đơn

  • Móng đơn là loại móng chịu lực của một cột lớn hoặc một chùm cột đứng gần cạnh nhau.
  • Loại móng này được xây trên nền đất có độ cứng tương đối cao.
  • Móng đơn khá dễ thi công và có mức chi phí thấp nhất trong các loại móng nhà cấp 4. Nó không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật trong quá trình xây.
  • Móng đơn được sử dụng nhiều cho các công trình có trọng tải nhẹ như nhà 1 tầng, nhà có diện tích nhỏ, nhà cấp 4 có tầng lửng hoặc 2 tầng.

Móng băng

  • Móng băng là loại móng có dạng dài, được dùng độc lập hoặc giao nhau theo hình chữ thập.
  • Móng băng dùng để đỡ toàn bộ kết cấu của ngôi nhà. Và nó được làm từ gạch hoặc bê tông cốt thép
  • Loại móng này được sử dụng thi công các công trình như nhà truyền thống, nhà thời xưa.
  • Chi phí để làm móng băng rẻ nhưng tuổi thọ và độ bền của nó thì không được cao.

Quy trình làm móng nhà cấp 4

Khi làm móng nhà cấp 4 chúng ta cần tuân theo một quy trình theo quy định. Để đảm bảo sao cho kết cấu móng nhà cấp 4 đúng kỹ thuật, tiết kiệm thời gian và chi phí thì mọi người có thể thực hiện theo các bước sau.

Bước 1: Khảo sát mặt bằng xây móng

Để tiến hành việc làm móng thuận lợi thì các nhà thầu phải thực hiện việc khảo sát thực tế. Qua đó, các kiến trúc sư phải đánh giá chất lượng đất, đo độ sụt lún để lựa chọn loại móng phù hợp nhất. Sau đó tiến hành thực hiện các việc sau:

  • Bản vẽ móng nhà cấp 4: dựa loại móng được chọn, đơn vị thi công thực hiện vẽ bản vẽ chi tiết với các thông số liên quan đến việc xây móng nhà.
  • Nhân công: ước lượng khối lượng công việc sẽ phải làm. Từ đó tính ra số lượng nhân công cần thiết cho quá trình xây móng nhà.
  • Nguyên vật liệu xây móng nhà: bao gồm thông số kỹ thuật, số lượng vật liệu. Dựa vào đó để đơn vị thi công báo giá chi tiết và tổng chi phí để xây móng nhà cho chủ nhà biết.

Ảnh 3. Kỹ thuật làm móng nhà bao gồm 7 bước cơ bản
Ảnh 3. Kỹ thuật làm móng nhà bao gồm 7 bước cơ bản

Bước 2: Dọn dẹp khu vực xây móng

Trước khi xây móng nhà cấp 4 thì khu vực xây móng phải được dọn dẹp thật sạch sẽ và gọn gàng. Tạo không gian để tập kết nguyên vật liệu và sẵn sàng cho việc thi công. Sau khi làm xong thì tiến hành đào hố móng.

Bước 3: Làm phẳng mặt hố móng

Bởi vì sau khi đào hố móng xong thì mặt phẳng hố móng chưa thể bằng phẳng. Vì thế ở bước này bạn phải làm phẳng mặt hố móng để tiếp tục thi công làm móng.

Bước 4: Kiểm tra độ cao và đổ phần bê tông lót móng

Việc kiểm tra độ cao và đổ phần bê tông lót móng rất quan trọng. Bước này phải có sự giám sát và bản vẽ kỹ thuật để tiến hành đúng quy định về kỹ thuật. Và phần này tùy vào loại móng trước đó đã chọn để thực hiện biện pháp kỹ thuật tương ứng.

Bước 5: Đổ bê tông và cắt đầu cọc

Việc đổ bê tông phải chắc chắn và không được có hiện tượng lớn trong lớp ngoài. Đặc biệt, bê tông cốt thép thì phải thẳng đứng và không được xen vẹo, đổ ngã. Bên cạnh đó, kỹ thuật cắt đầu cọc phải chuẩn, tạo được mặt phẳng, không gồ ghề và có lát cắt nham nhở.

Bước 6: Tháo cốp pha

Sau khi đổ bê tông được khoảng 2 ngày thì chúng ta phải tháo cốp pha. Việc tháo cốp pha phải cẩn thận bởi vì lúc này bê tông vẫn đang còn yếu.

Bước 7: Bảo dưỡng bê tông móng

Sau khi tiến hành tháo cốp pha thì chủ nhà phải thực hiện việc bảo dưỡng móng nhà. Việc bảo dưỡng khá đơn giản, bạn chỉ cần tưới nước lên bề mặt móng thường xuyên. Điều này thực hiện với mục đích làm hạn chế tình trạng nứt nẻ bề mặt bê tông.

Lựa chọn móng xây nhà cấp 4 theo độ nông và độ sâu


Ảnh 4. Dựa vào phương pháp thi công thì sẽ có hai loại móng đó là móng nông và móng sâu
Ảnh 4. Dựa vào phương pháp thi công thì sẽ có hai loại móng đó là móng nông và móng sâu

Mỗi loại móng nhà cấp 4 khác nhau thì sẽ có quy trình xây dựng và yêu cầu kỹ thuật khác nhau. Hiện nay, ngoài cách phân loại móng nhà đã được đề cập ở trên thì còn có cách phân loại theo phương pháp thi công. Qua đó, bạn có thể lựa chọn móng nhà theo độ nông và độ sâu.

Móng nông:

Đây là loại móng khá đơn giản với chi phí thi công khá rẻ và được nhiều người ưa chuộng. Hiện nay móng nông gồm 3 loại đó là móng đơn, móng bè và móng băng. Đặc điểm chung của móng nông đó là:

  • Kết cấu đơn giản
  • Được làm trên tầng trệt, tầng hầm có độ cao dưới 3m
  • Dùng để truyền tải trọng qua cột dầm, tường và truyền xuống nền dưới móng.
  • Được sử dụng trong các công trình nhỏ.

Móng sâu:

Đây là loại móng được đóng vào sâu dưới lòng đất. Móng sâu hay còn được gọi là móng cọc. Đặc điểm của móng sâu đó chính là:

  • Cắm sâu xuống dưới lòng đất bằng các cọc
  • Có khả năng chịu tải rất lớn
  • Thường sử dụng làm những công trình lớn, nhiều tầng và sử dụng các vùng đất có nền yếu
  • Móng sâu bao gồm: cọc và các đài cọc.

Kinh nghiệm làm móng nhà cấp 4 trên nền đất yếu

Khi làm móng nhà cấp 4 trên những nền yếu bạn cần phải lưu ý một số điều sau:

  • Việc quan trọng nhất đó chính là phải chọn được loại móng phù hợp với đất
  • Bạn hãy tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm như các đơn vị thi không để quá trình làm móng an toàn và thuận lợi.
  • Trước khi làm móng ở nền đất yếu thì bạn phải khảo sát thật kỹ về địa chất nơi này. Qua đó, bạn sẽ chọn được phương án thi công hiệu quả nhất
  • Đối với nền đất yếu thì bạn phải tăng chiều dày móng, tăng độ kết cấu vững chắc và đặc biệt phải tăng gia cố cốt thép chịu lực.
  • Khi thi công móng thì cần phải chọn những vật liệu nhẹ. Điều này có thể đảm bảo cho khả năng chịu lực cho ngôi nhà. Bên cạnh đó, nó sẽ giúp giảm trọng tải cũng như các chi phí thi công móng nhà.
  • Đối với trường hợp có bùn yếu dưới 2.5m thì chủ nhà phải nạo vét hết lớp bùn ở bên dưới. Tiếp theo, bạn phải rải đá loại 4x6 để làm lớp đệm cho móng.
  • Đối với nền đất yếu có bùn trên 2.5m thì chủ nhà nên gia cố bên dưới lớp bùn bằng cừ tràm. Trên lớp cừ tràm là lớp bê tông đá 4x6.

Qua bài viết này, mọi người sẽ biết thêm về kinh nghiệm làm móng nhà cấp 4 đúng chuẩn và chi tiết nhất. Những thông tin trên sẽ giúp mọi người lựa chọn được loại móng nhà phù hợp nhất cho căn nhà của mình. Mong rằng mọi người sẽ làm móng nhà đúng kỹ thuật và an toàn và tiết kiệm chi phí. Nếu mọi người cần giải đáp thêm về kỹ thuật làm móng nhà cấp 4 thì hãy comment vào dưới bài viết nhé, hoặc các bạn có thể tham khảo thêm về xây dựng - kiến trúc tại các bài viết của meeyland nhé.

THAM KHẢO CÁC MẪU NHÀ CẤP 4 HOT NHẤT HIỆN NAY

  • Nhà tôn cấp 4
  • Nhà cấp 4 mái thái
  • Nhà cấp 4 hiện đại
  • Nhà hộp cấp 4
  • Nhà cấp 4 gác lửng
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tuổi Ngọ hợp hướng nào để mua nhà, sắp xếp phòng ngủ, phòng bếp cho phù hợp?

Người mệnh Mộc hợp hướng nào để công danh thuận lợi, tình duyên suôn sẻ?

Choáng ngợp với những dinh thự cao cấp bậc nhất của dàn sao Hong Kong

Khám phá cơ ngơi ngoài đời xịn sò của dàn diễn viên trong phim "Đào, Phở và Piano"

Chiêm ngưỡng những căn penthouse sang - xịn - mịn của các Hoa và Á hậu Việt

Biệt thự của sao Việt được "thay áo" đón Tết Giáp Thìn: Góc nào cũng thấy hơi thở mùa xuân, có món decor “đi phượt” gần 2000km

"Mục sở thị" cơ ngơi bề thế của dàn phu nhân Vbiz: Biệt thự dát vàng, sang như khách sạn 5 sao lại nằm toàn ở những khu đất vàng

Cận cảnh biệt thự nhà vườn 1.000m2 của "Đại gia chân đất" Quang Tèo: 50% giá trị căn biệt thự là quà tặng của fan

Tin mới cập nhật

Đất nhận chuyển nhượng năm 2008 chưa có sổ đỏ thì có được sang tên quyền sử dụng đất không?

7 giờ trước

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

14 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

14 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

19 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

19 giờ trước