Cách tính móng băng dưới hàng cột chính xác nhất nhất

Thứ ba, 01/06/2021-11:06

Cách tính toán móng băng dưới hàng cột là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng khi bạn có nhu cầu thi công xây dựng một công trình nào đó, có thể là nhà ở. Theo dõi bài viết dưới đây để biết được các bước tính toán móng băng nhé!

TỔNG HỢP NHÓM TÍNH MÓNG BĂNG DƯỚI HÀNG CỘT

Cấu tạo móng băng dưới hàng cột

Trước khi đi vào tìm hiểu cách tính móng băng thì đầu tiên chúng ta cần biết vậy móng băng là gì?


Ảnh 1: Cấu tạo móng băng dưới cột là thông tin mà những người làm xây dựng cần đặc biệt quan tâm.
Ảnh 1: Cấu tạo móng băng dưới cột là thông tin mà những người làm xây dựng cần đặc biệt quan tâm.

Móng băng được định nghĩa là một kết cấu chịu lực nằm dưới mặt đất, loại móng có dạng hình dải dài chạy dọc hai bên tường, có thể đặt độc lập hoặc đặt giao nhau theo kết cấu hình chữ thập cùng các móc nối. Móng băng có công dụng chịu tải và đỡ các hàng cột, bờ tường trong một công trình xây dựng.

Móng băng thường được phân loại theo các phương diện như sau:

  • Thứ nhất, phương diện vật liệu kết cấu, móng băng sẽ gồm 2 loại là móng băng gạch và móng băng bê tông, cốt thép.
  • Thứ hai, phương diện tính chất, độ cứng, móng băng chia ra làm 3 loại: móng cứng, móng mềm, móng hỗn hợp.
  • Thứ ba, phương diện phương vị, móng băng gồm có móng 1 phương và móng 2 phương.

Ảnh 2: Tính toán móng băng dưới cột là phần việc không thể thiếu trong mọi công trình thi công
Ảnh 2: Tính toán móng băng dưới cột là phần việc không thể thiếu trong mọi công trình thi công

Mặc dù móng băng được phân thành rất nhiều loại, nhưng tựu chung lại, cấu tạo móng băng dưới hàng cột sẽ gồm các bộ phận, chi tiết sau đây:

  • Lớp bê tông lót móng, bản móng trải dài liên tục và liên kết móng thành một khối, dầm móng.
  • Lớp bê tông lót có độ dày 100mm.
  • Kích thước của bản móng phổ thông là (900-1200)x350 (mm).
  • Kích thước của dầm móng phổ thông là 300x(500-700) (mm).
  • Thép bản móng phổ thông là Φ12a150.
  • Thép dầm móng phổ thông là 6Φ(18-22) với thép dọc,  6Φ(18-22) với thép đai.

Trên đây là cấu tạo móng băng dưới cột, với các thông số kỹ thuật mang tiêu chuẩn cơ bản trên, sẽ có sự thay đổi trong quá trình thi công, tùy vào điều kiện thích hợp của nền đất cứng hay yếu.

5 bước tính toán móng băng dưới hàng cột chi tiết

Việc tính toán móng băng dưới hàng cột là vô cùng cần thiết trong mỗi công trình xây dựng. Chính vì thế, chúng tôi đưa ra 5 bước tính toán móng băng chi tiết, các bạn theo dõi dưỡi đây nhé!

Bước 1: Kiểm tra điều kiện nền

Trong quá trình tính toán móng băng dưới hàng cột, việc lưu ý đầu tiên chính là kiểm tra điều kiện của nền để làm việc như vật thể đàn hồi.


Ảnh 3: Kiểm tra các điều kiện của nền và độ biến dạng của nền là hai bước đầu tiên trong tính toán móng băng.
Ảnh 3: Kiểm tra các điều kiện của nền và độ biến dạng của nền là hai bước đầu tiên trong tính toán móng băng.

Cụ thể kiểm tra:

  • ptc – áp lực tiêu chuẩn ở đáy móng.
  • gtb – trọng lượng đơn vị thể tích trung bình bê tông móng và đất trên móng
  • F=bxl - diện tích đáy móng
  • W = b.l2/6 – moment chống uốn tiết diện móng.
  • åMtc – tổng moment ở trọng tâm đáy móng.

Đó có thể là nền đất chỉ có một lớp đất tốt, nền đất gồm một lớp đất yếu rất dày, hay nền đất có cấu tạo 2 lớp gồm đất yếu-đất tốt, hoặc cũng có thể là nền đất có cấu tạo 3 lớp gồm đất tốt-đất yếu-đất tốt…

Tùy thuộc vào các loại đất nền khác nhau mà ở bước đầu tiên của cách tính toán móng băng dưới hàng cột cần đặc biệt chú trọng.

Bước 2: Kiểm tra biến dạng của nền

Ở bước này, khi tính toán móng băng, cần kiểm tra độ biến dạng hoặc độ lún. Nội dung của phần tính toán này nhằm mục đích khống chế biến dạng của nền. Tuyệt đối không để biến dạng của nền lớn tới mức làm nứt nẻ, hư hỏng công trình bên trên hoặc làm cho công trình bên trên nghiêng lệch lớn, không thỏa mãn điều kiện sử dụng.

Để đảm bảo yêu cầu thì độ lún của nền phải thỏa mãn điều kiện: S ≤ [Sgh]

Trong đó:

  • S - độ lún tính toán của công trình.
  • [Sgh] - trị số giới hạn về biến dạng của công trình, trị số này phụ thuộc vào: đặc tính của công trình bên trên, đặc tính của nền và phương pháp thi công.

Bước 3: Tính bề dày móng

Tính bề dày móng trong tính móng băng dựa vào điều kiện chống xuyên thủng: Lực dây xuyên thủng lấy bằng lực dọc lớn nhất ở các chân cột. Lực chống xuyên thủng bằng tích của sức chống kéo bê tông với diện tích xung quanh của  “tháp xuyên tính toán”.

Pcx = ¾[Rk.Sxung quanh của tháp xuyên] # 0,75Rk[4(bc+ho)ho]

Với chiều dày: ho = h-ab

Trong đó:

  • ab là lớp bê tông bảo vệ thép đáy móng,
  • Rk là sức chống cắt của bê tông móng.

Bước 4: Tính cốt thép trong cánh móng

Diện tích cốt thép cần thiết, được tính theo công thức gần đúng như sau: phương cạnh dài chỉ cần thép có cấu tạo Þ10a200.


Ảnh 4: Cốt thép trong cánh băng là phần tính toán rất cần thiết của mỗi kỹ sư khi thi công công trình.
Ảnh 4: Cốt thép trong cánh băng là phần tính toán rất cần thiết của mỗi kỹ sư khi thi công công trình.

Bước 5: Tính cốt thép trong dầm móng

Đây là bước cuối cùng trong tính toán móng băng dưới hàng cột. Nội lực trong móng do phản lực đất nền được tính theo 2 phương pháp:

  • Một, trong điều kiện tuân theo giả thuyết phản lực nền phân bố tuyến tính, có thể tính nội lực trong dầm móng băng như sơ đồ dầm chịu tác dụng của phản lực đất nền có chiều từ dưới đi lên, còn được gọi là phương pháp tính như “dầm lật ngược”. Sử dụng các phương pháp trong cơ học kết cấu hoặc các phần mềm tính toán kết cấu như SAP… để giải tìm nội lực.
  • Hai, tính nội lực trong dầm móng theo phương pháp dầm trên nền đàn hồi cục bộ Winkler. Sơ đồ nn Winkler, đất nền tương đồng với hệ vô số các lò xo đàn hồi tuyến tính, hằng số đàn hồi của hệ các lò xo được gọi là h s phn lc nn, k.

Hệ số nền k = s/S (kN/m3)

Trong đó:

  •  s - Áp lực gây lún.
  • S - độ lún của nền.

Chia dầm móng thành các đoạn nhỏ, mỗi nút tương ứng với một lò xo có độ cứng ki = k.Ai  với Ai là diện tích đáy móng tác động trong phạm vi nút i)


Ảnh 5: Tính cốt thép trong dầm móng là bước cuối cùng trong việc tính móng băng, trước khi bắt tay vào dựng móng công trình.
Ảnh 5: Tính cốt thép trong dầm móng là bước cuối cùng trong việc tính móng băng, trước khi bắt tay vào dựng móng công trình.

Bên cạnh đó, để thực hiện tính toán móng băng, bạn còn có thể sử dụng phần mềm SAP 2000 hoặc Kricom để giải tìm nội lực trong dầm móng. Khi đã có kết quả nội lực M, Q trong dầm móng, tiến hành tính tóan cốt thép chịu uốn, tính toán cốt đai chống cắt.

Trên đây là các bước tính toán móng băng dưới hàng cột mà bạn có thể tham khảo. Cách tính móng băng trong một công trình xây dựng không phải điều đơn giản. Vì vậy, các bạn hãy đọc kỹ bài viết này và cũng chia sẻ với những người bạn của mình để cùng thảo luận sâu hơn nhé! Tham khảo thêm những thông tin mới nhất về xây dựng - kiến trúc tại meeyland nhé.

TỔNG HỢP NHÓM MÓNG
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Người mệnh Mộc hợp hướng nào để công danh thuận lợi, tình duyên suôn sẻ?

Choáng ngợp với những dinh thự cao cấp bậc nhất của dàn sao Hong Kong

Khám phá cơ ngơi ngoài đời xịn sò của dàn diễn viên trong phim "Đào, Phở và Piano"

Chiêm ngưỡng những căn penthouse sang - xịn - mịn của các Hoa và Á hậu Việt

Biệt thự của sao Việt được "thay áo" đón Tết Giáp Thìn: Góc nào cũng thấy hơi thở mùa xuân, có món decor “đi phượt” gần 2000km

"Mục sở thị" cơ ngơi bề thế của dàn phu nhân Vbiz: Biệt thự dát vàng, sang như khách sạn 5 sao lại nằm toàn ở những khu đất vàng

Cận cảnh biệt thự nhà vườn 1.000m2 của "Đại gia chân đất" Quang Tèo: 50% giá trị căn biệt thự là quà tặng của fan

Chàng trai 9X chi 70 triệu đồng sửa nhà trong 10 ngày, không gian sống bao phủ cực nhiều cây cối

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

9 giờ trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

10 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

11 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

12 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

14 giờ trước