meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Những kỳ vọng để khơi thông thị trường bất động sản

Thứ năm, 02/03/2023-09:03
Sự khó khăn của thị trường bất động sản thời gian qua đã thúc đẩy cơ quan quản lý đưa ra nhiều giải pháp tháo gỡ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng chủ động đề xuất, tìm lối đi để khơi thông thị trường.

Khơi thông nguồn vốn từ Nghị định 65

Theo Báo Tài nguyên Môi trường, Chính phủ đang tích cực tìm hướng đi bền vững, lành mạnh cho thị trường bất động sản, đó là nhận định của Công ty cổ phần chứng khoán Mirae Asset.

Theo báo cáo của Mirae Asset, Nghị định sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số quy định tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và quốc tế” (Nghị định 65) được kỳ vọng sẽ khơi thông nguồn vốn cho thị trường bất động sản.  

Nghị định 65 được xây dựng theo hướng thắt chặt các quy định về huy động trái phiếu doanh nghiệp. Nghị định cũng đưa ra các quy định chưa phù hợp với bối cảnh hiện nay, khiến doanh nghiệp còn gặp một số khó khăn trong việc phát hành trái phiếu hay các yêu cầu về xếp hạng tín nhiệm, tài sản đảm bảo.

Theo đó, vừa qua Bộ Tài chính đã trình Chính phủ dự thảo sửa đổi với nhiều đề xuất như: lùi thời gian thực hiện quy định về xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, quy định về bắt buộc xếp hạng tín nhiệm lại 1 năm, thay vì áp dụng ngay.


Chính phủ đang tích cực tìm hướng đi bền vững, lành mạnh cho thị trường bất động sản.
Chính phủ đang tích cực tìm hướng đi bền vững, lành mạnh cho thị trường bất động sản.

Bộ Tài chính cũng đã đề xuất doanh nghiệp được phép kéo dài kỳ hạn trả nợ trái phiếu, tuy nhiên thời gian kéo dài không được quá 2 năm so với kỳ hạn đã được công bố ban đầu. Theo dự báo, trong năm 2023 sẽ có khoảng 309 nghìn tỷ đồng trái phiếu đáo hạn. Riêng trái phiếu lĩnh vực bất động sản là hơn 119 nghìn tỷ đồng.

Nhận xét về dự thảo sửa đổi Nghị định 65, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP Hồ Chí Minh – ông Lê Hoàng Châu cho rằng nếu được thông qua, Nghị định này sẽ là giải pháp tốt để khơi thông nguồn vốn cho các doanh nghiệp bất động sản. Qua đó hỗ trợ thị trường phục hồi sau giai đoạn khó khăn. Dưới góc độ là chuyên gia kinh tế, TS Đinh Thế Hiển cho rằng Nghị định sửa đổi khi được thông qua sẽ tạo đà cho các nhà phát hành, doanh nghiệp bất động sản có thêm thời gian xử lý các vấn đề liên quan trái phiếu.

Về vấn đề này, trao đổi với báo chí mới đây, ông Lê Hồng Khang, Giám đốc Xếp hạng Tín nhiệm, FiinRatings, nhận định kiến nghị hoãn giãn nợ tối đa 2 năm của dự thảo sửa đổi Nghị định 65 là một trong những đề xuất hợp lý nhất, qua đó giúp doanh nghiệp có thời gian để chuẩn bị.

Nhà ở xã hội – Mở ra hướng đi bền vững

Bên cạnh đòn bẩy tín dụng cho doanh nghiệp được kỳ vọng khơi thông, thì nhà ở xã hội được xem là hướng đi bền vững cho thị trường bất động sản trong thời gian tới. Đây là một trong những mảng góp phần phá băng thị trường. Trên thực tế, nhà ở xã hội luôn nhận được sự quan tâm lớn từ khách hàng, đặc biệt là ở các đô thị lớn tập trung nhiều cơ sở sản xuất như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, thời gian dài lĩnh vực này không được các doanh nghiệp bất động sản mặn mà do lợi nhuận thấp và thủ tục còn khó khăn, quy trình kéo dài...

Hiện nay, Chính phủ đang đặt mục tiêu xây dựng hơn 1 triệu căn nhà ở xã hội từ nay tới năm 2030. Đồng thời, đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cũng như người mua nhà. Đó là hỗ trợ lãi suất 2% đối với các căn hộ dưới 2 tỷ đồng; quy định các địa phương phải bố trí diện tích đất để làm loại nhà này khi lập quy hoạch… Cùng với đó các khâu đấu thầu, đấu giá đất, thủ tục xác định giá bán cho người thu nhập thấp đang được cải tổ để nhanh gọn hơn.


Đặt mục tiêu xây dựng hơn 1 triệu căn nhà ở xã hội từ nay tới năm 2030.
Đặt mục tiêu xây dựng hơn 1 triệu căn nhà ở xã hội từ nay tới năm 2030.

Hiện thực điều này, Bộ Xây dựng đề xuất có gói tín dụng 110.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội; Ngân hàng Nhà nước cũng thông báo sẽ có gói 120.000 tỷ với lãi suất thấp hơn 1,5-2% so với lãi suất hiện hành cho loại nhà này.

Các chuyên gia cho rằng, đây là một trong những động lực để vực dậy thị trường bất động sản. Các doanh nghiệp có vốn, quỹ đất lớn sẽ cần tận dụng cơ hội để đi qua giai đoạn khó khăn. Tuy nhiên, một hạn chế là thru tục hành chính đối với nhà ở xã hội vẫn còn đáng quan ngại và các nhà phát triển có thể tiếp tục gặp khó khăn trong việc sắp xếp nguồn vốn cho các dự án mới.

Doanh nghiệp sở hữu bất động sản công nghiệp cũng sẽ hưởng lợi từ các chính sách dành cho nhà ở xã hội. Điển hình như việc xây dựng các khu nhà ở này sẽ kích thích công nhân tới làm việc và tăng sự hấp dẫn đối với bên thuê và hỗ trợ các hoạt động kinh doanh cốt lõi.

Về vốn cho lĩnh vực này, gói 120.000 tỷ được đưa ra với lãi suất thấp sẽ kích thích nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, cách thức để tiếp cận dễ dàng với gói cũng là một trong những điều khiến người mua quan tâm. Do đó doanh nghiệp đề xuất các chính sách, pháp lý cho nhà ở xã hội tiếp tục được tháo gỡ kịp thời, giúp dự án sớm được triển khai.

Kỳ vọng lãi suất thấp

Các doanh nghiệp bất động sản cũng kỳ vọng trong năm nay lãi suất sẽ tăng ở mức vừa phải. Hiện nay ghi nhận một số ngân hàng đã giảm lãi suất huy động từ 0,3-1%/ năm. Mặt bằng lãi suất huy động đang ở mức 8-9%/ năm và giảm 1-2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Khi lãi suất huy động giảm, các ngân hàng sẽ có điều kiện để giảm lãi suất cho vay. Trong cuộc họp của Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng về tín dụng cho thị trường bất động sản mới đây, Ngân hàng Vietcombank cho biết nhóm các ngân hàng thương mại đã đồng ý hạ lãi suất huy động để có cơ sở giảm lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp.


Các doanh nghiệp bất động sản cũng kỳ vọng trong năm nay lãi suất sẽ tăng ở mức vừa phải.
Các doanh nghiệp bất động sản cũng kỳ vọng trong năm nay lãi suất sẽ tăng ở mức vừa phải.

Trước đây, việc lãi suất tăng nhanh đã gây nhiều khó khăn cho thị trường khi khiến người có nhu cầu mua nhà gần như phải tạm hoãn kế hoạch. Do đó, khi lãi suất có dấu hiệu hạ nhiệt sẽ góp phần thúc đẩy thanh khoản thị trường, giảm bớt áp lực lãi vay cho cả người mua nhà lẫn doanh nghiệp.

Nhìn nhận thị trường năm nay, công ty chứng khoán DSC cho rằng các doanh nghiệp lớn với sức khỏe tài chính tốt sẽ có nhiều cơ hội hơn. Theo đó, DSC cho rằng nếu thâu tóm các dự án giá rẻ và đảm bảo được lợi suất, sẽ là động lực cho doanh nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ ở giai đoạn sau.

Chuyên gia của DSC dự báo từ nay tới cuối năm dòng tiền sẽ được nới lỏng và là tiềm năng phục hồi cho doanh nghiệp. Đơn vị này cũng khuyến nghị các doanh nghiệp nên mua bán, sáp nhập dự án giá rẻ vào quý II, III khi áp lực đáo hạn trái phiếu mạnh nhất.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

Kỳ điều hành ngày 4/7: Giá xăng dự báo tăng lần thứ 4 liên tiếp

Chung cư mở mới tại Hà Nội đã có giá vượt 80 triệu đồng/m2

Ninh Bình - Hải Phòng "bắt tay" phát triển cao tốc mới trị giá 7.000 tỷ đồng

Loạt cảnh báo từ Ngân hàng Nhà nước cần biết, trong đó có hạn chế sử dụng wifi công cộng khi giao dịch

Tin mới cập nhật

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

23 giờ trước

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

23 giờ trước

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

23 giờ trước

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

23 giờ trước

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

1 ngày trước