meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thị trường bất động sản “ảm đạm”, lực lượng môi giới có hết thời?

Thứ năm, 23/02/2023-09:02
Theo ghi nhận, thời gian qua lượng giao dịch bất động sản đã giảm mạnh khiến cho nhiều nhà môi giới bị giảm thu nhập, cuộc sống trở nên khó khăn và có người vỡ mộng đã bỏ nghề, có người cố bám trụ với hy vọng sau này thị trường sẽ hồi phục. Cũng có thể nói rằng, chưa bao giờ môi giới bất động sản lại lâm vào hoàn cảnh khó khăn như hiện nay.

Thị trường bất động sản sau Tết vẫn vắng khách

Theo VOV, những năm trước đây, vào dịp trước hoặc là sau Tết Nguyên đán, thị trường bất động sản thường sôi động và giá liên tục tăng, nhân viên môi giới bất động sản bận rộn. Tuy nhiên năm nay, khác biệt thể hiện rõ ở sự trầm lắng chung của toàn thị trường, giao dịch đã giảm sút mạnh đã khiến cho các văn phòng môi giới lâm vào cảnh hết sức khó khăn. 

Vào thời điểm hai năm trước, chị Bùi Thị Kim Huệ (29 tuổi) đã quyết định dừng công việc kế toán, từ Bắc vào Nam bán đất nền cho một số dự án ở Đông Nam Bộ như The Fusion (Vũng Tàu), Mega Royal City (Bình Phước),.... với hy vọng sẽ có thêm thu nhập để lo cho gia đình, Chị Huệ đã liên tục đăng bài rao bán quảng cáo, dẫn khách không biết mệt mỏi, nhiệt tình tư vấn và chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên một năm qua, mọi thứ đã không còn như kỳ vọng, giao dịch quá ít, thị trường ảm đạm trong khi người bán lại quá đông, chị Huệ không thể tiếp tục công việc của mình. 


Theo ghi nhận, thời gian qua lượng giao dịch bất động sản đã giảm mạnh khiến cho nhiều nhà môi giới bị giảm thu nhập, cuộc sống trở nên khó khăn và có người vỡ mộng đã bỏ nghề, có người cố bám trụ với hy vọng sau này thị trường sẽ hồi phục
Theo ghi nhận, thời gian qua lượng giao dịch bất động sản đã giảm mạnh khiến cho nhiều nhà môi giới bị giảm thu nhập, cuộc sống trở nên khó khăn và có người vỡ mộng đã bỏ nghề, có người cố bám trụ với hy vọng sau này thị trường sẽ hồi phục

Chị Huệ chia sẻ rằng: “Thực sự thị trường bất động sản cạnh tranh rất khốc liệt và khác hẳn màu hồng mình đã nghĩ ra khi mới bước chân vào nghề. Số tiền tiết kiệm được không đủ chi phí để trang trải cuộc sống trong nhiều tháng nên mình đã phải chuyển sang một công việc khác có lương cứng. Mình theo dõi facebook và zalo của nhiều đồng nghiệp cũ cũng thấy họ chuyển nghề rất nhiều”. 

Đã làm nghề môi giới nhà đất được 6 năm, chị Nguyễn Hương Thảo (50 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) chuyên bán mặt hàng là nhà thổ cư, chung cư ở một số quận trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Đến năm 2022, giá nhà đất tăng và ngân hàng hạn chế room tín dụng, nhà nước siết chặt phân lô bán tách thửa, lãi suất ngân hàng cũng tăng cao,... đã khiến cho lượng giao dịch bất động sản giảm mạnh, khách của chị cũng ít đi rất nhiều. 

Chị Nguyễn Hương Thảo nói rằng: “Khách hàng giảm, bởi vì nhu cầu vay ngân hàng không được nên người ta không mua nhà. Có một số người dư tiền lắm mới mua cho thuê để giữ tiền một cách an toàn. Mà cho thuê thì phải nhà có nhiều phòng, giá rẻ chứ bây giờ có nhà giá rẻ nào đâu. Còn số người làm ăn thì người ta lại tính toán gửi ngân hàng, còn cho thuê nếu như chỉ được 10 triệu đồng/tháng thì còn không đủ để đóng lãi ngân hàng”. 

Nếu như những năm trước, mỗi tháng ít nhất chị cũng bán được một căn nhà và thu về từ 15 - 20 triệu đồng/giao dịch thì trong thời gian 1 năm qua, có rất ít người mua nhà, chị phải chuyển sang làm mảng cho thuê. Mặc dù vậy thì thu nhập từ môi giới bất động sản cho thuê chỉ đem lại cho chị khoảng 5 - 7 triệu đồng/tháng. Bởi thế mà ngoài môi giới cho thuê nhà, chị Thảo còn bán hàng online để có tiền trang trải chi phí sinh hoạt gia đình. 


Hiện nay, khi thị trường bất động sản trầm lắng, khó khăn, ngành bất động sản có biến động lớn đã có một bộ phận người môi giới đã phải nghỉ việc và bỏ nghề
Hiện nay, khi thị trường bất động sản trầm lắng, khó khăn, ngành bất động sản có biến động lớn đã có một bộ phận người môi giới đã phải nghỉ việc và bỏ nghề

Môi giới bất động sản chờ cơ hội mới

Theo anh Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc Công ty Bất động sản 1989 Land cho biết, trong 6 tháng cuối năm 2022, số lượng giao dịch của công ty anh Tuấn đã gặp nhiều khó khăn về tài chính, phải tìm việc làm khác. Cũng có người vay mượn tiền người thân và bạn bè, cố gắng bám trụ với nghề để vượt qua giai đoạn đầy sóng gió. 

Anh Tuấn cho biết, những người anh em còn rất nỗ lực đến hôm nay là bởi vì vẫn còn tin tưởng vào tương lai của ngành bất động sản: “Trước tiên vẫn là tin tưởng vào chính sách của nhà nước mình, thứ hai đó là dựa vào niềm đam mê của bản thân, các anh em để cùng nhau phấn đấu bám trụ lại để phát triển. Hy vọng nhà nước sẽ sớm có chính sách thay đổi để cho anh em có thể tiếp tục làm ăn chứ như hiện tại thì hơi khó”. 

Cũng theo anh Tuấn, bản thân anh mong muốn các cơ quan chức năng tiếp tục xem xét sửa đổi một số điều trong Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản,... để có thể bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất. Bên cạnh đó, anh Tuấn còn mong muốn Nhà nước sẽ có thêm những chính sách hỗ trợ tín dụng dành cho các chủ dự án, người mua nhà. 


Nếu như những năm trước, mỗi tháng ít nhất chị cũng bán được một căn nhà và thu về từ 15 - 20 triệu đồng/giao dịch thì trong thời gian 1 năm qua, có rất ít người mua nhà, chị phải chuyển sang làm mảng cho thuê
Nếu như những năm trước, mỗi tháng ít nhất chị cũng bán được một căn nhà và thu về từ 15 - 20 triệu đồng/giao dịch thì trong thời gian 1 năm qua, có rất ít người mua nhà, chị phải chuyển sang làm mảng cho thuê

Có thể thấy, nghề kinh doanh bất động sản có lực lượng lao động đông đảo nhưng cũng có tính đào thải vô cùng cao. Trong giai đoạn năm 2020 - 2021, tình hình dịch bệnh đã khiến cho nhiều ngành sản xuất kinh doanh phải tạm ngưng và nhiều người mua đất giữ tiền. Trước diễn biến sôi động của thị trường nhà đất vào thời điểm đó, nhiều môi giới bất động sản đã giàu lên một cách nhanh chóng. Thống kê của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, số lượng môi giới vào thời điểm đó lên mức khoảng 200.000 người. Trong đó, số lượng nhà môi giới ở Hà Nội là hơn 70.000 người còn TP. Hồ Chí Minh có trên 90.000 người. Mặc dù vậy thì VARS cũng ước tính chỉ có khoảng 30.000 môi giới được cấp chứng chỉ hoạt động chuyên nghiệp. 

Hiện nay, khi thị trường bất động sản trầm lắng, khó khăn, ngành bất động sản có biến động lớn đã có một bộ phận người môi giới đã phải nghỉ việc và bỏ nghề. Mặc dù vậy, theo các chuyên gia đây chính là cơ hội để cho những người môi giới có năng lực thực sự học hỏi, củng cố kiến thức và nâng cao chất lượng phục vụ, kỹ năng hành nghề. Quan trọng chính là kiên định với mục tiêu nghề nghiệp, đạo đức hành nghề và không thừa, không lừa dối khách hàng. Đồng thời cũng là thời điểm để cho ngành môi giới bất động sản tinh giảm hệ thống và chọn lọc nhân sự, xây dựng nên chiến lược lâu dài cho doanh nghiệp. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Kết luận 70% môi giới trên toàn quốc quay trở lại thị trường dễ gây hiểu lầm

TS. Nguyễn Văn Đính: "Môi giới không đủ khả năng tài chính để tích trữ bất động sản và chờ giá tăng"

Thuộc nhóm thu nhập cao nhất Việt Nam, nghề môi giới động sản có thực sự màu hồng?

Người mua nhà tại một số dự án phải chi khoản chênh "ngầm" lên đến 20% cho môi giới

Thị trường bất động sản ghi nhận tín hiệu mới từ lực lượng môi giới

Học môi giới bất động sản cách tiếp cận khách hàng trong năm 2024

Doanh nghiệp môi giới “ồ ạt” tuyển quân khi thị trường bất động sản qua đáy

Môi giới bất động sản không chỉ cần yêu nghề mà phải có sự nỗ lực, kiên trì

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

3 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

3 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước