meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thị trường khó khăn, nhiều chủ sàn môi giới bất động sản buộc phải bán tài sản cá nhân để duy trì văn phòng

Thứ ba, 21/02/2023-08:02
Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết, tháng 1/2023 doanh nghiệp môi giới bất động sản chật vật, thậm chí có nhiều chủ doanh nghiệp môi giới vừa và nhỏ đã phải bán tài sản cá nhân để có thể duy trì hoạt động cho văn phòng. Theo đó, số lượng môi giới phải dừng hoạt động lên đến hàng chục vạn người.

Theo Nhịp sống thị trường, trong báo cáo mới đây của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), từ hồi giữa tháng 5/2022, thị trường bất động sản đã gần như không tiếp cận được với nguồn vốn để phát triển. Tắc nguồn vốn tín dụng và tắc nguồn vốn trái phiếu, tắc cả nguồn vốn huy động từ khách hàng. Việc doanh thu sụt giảm, chi phí tăng cao bởi cho phí tiếp cận tài chính tăng, chi phí đầu vào tăng và lãi suất tăng đã khiến cho nhiều doanh nghiệp bất động sản rơi vào tình trạng “đói vốn” và phải tạm dừng triển khai dự án. 

Có thể thấy, tình trạng này không chỉ kéo dài trong thời gian một hai tháng mà đã diễn ra trong suốt nửa cuối năm 2022 và càng về sau thì sức khỏe thị trường cũng như cộng đồng doanh nghiệp ngày càng bị sụt giảm. Báo cáo của Bộ Xây dựng cho thấy, số lượng doanh nghiệp bất động sản tuyên bố phá sản, giải thể ghi nhận tăng 38,7% so với cùng kỳ năm trước và ước lượng gần 1.200 doanh nghiệp. Cũng từ quý 4/2022, số lượng doanh nghiệp bất động sản thành lập mới là quá ít. Các doanh nghiệp bất động sản còn hoạt động sẽ phải thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh cũng như tinh giản tối đa bộ máy và tinh giản tối đa bộ máy, lực lượng lao động.


Trong báo cáo mới đây của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), từ hồi giữa tháng 5/2022, thị trường bất động sản đã gần như không tiếp cận được với nguồn vốn để phát triển
Trong báo cáo mới đây của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), từ hồi giữa tháng 5/2022, thị trường bất động sản đã gần như không tiếp cận được với nguồn vốn để phát triển

Thậm chí là dừng, đình hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng dự án dở dang, đồng thời cũng triển khai các dự án mới; dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn; dừng IPO,...

Còn đối với doanh nghiệp môi giới thì gặp khó khăn, lỗ nặng. Có nhiều đơn vị thiếu dòng tiền đã phải nghỉ Tết sớm, cắt giảm nhân sự và giảm lương, đóng cửa văn phòng. Vào tháng 1/2023, doanh nghiệp môi giới chật vật, thậm chí có nhiều chủ doanh nghiệp môi giới vừa và nhỏ phải bán tài sản cá nhân để có thể duy trì hoạt động cho văn phòng. Số lượng môi giới phải dừng hoạt động ghi nhận lên đến hàng chục vạn người, ước đạt 80% lực lượng. 

Có hàng loạt doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nhà máy và công xưởng của hơn 30 ngành nghề đã phải ngưng hoạt động, hàng triệu lao động thất nghiệp bởi ảnh hưởng trực tiếp vì tình trạng chậm thanh toán của các chủ đầu tư. 

Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch VARS - TS. Nguyễn Văn Đính cho biết, để cho thị trường bất động sản không đổ vỡ, giải quyết được nhu cầu cấp thiết về nhà ở của người dân. 

Việc tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững thì Chính phủ nên nghiên cứu xây dựng cơ chế dành cho thị trường bất động sản theo ba nhóm đối tượng. 

Nhóm đầu tiên: Cơ chế, chính sách

Những cơ quan quản lý Nhà nước cần đẩy mạnh quá trình sửa Luật để có thể ổn định phát triển dài hạn. Tổ công tác cũng sớm trình Chính phủ ban hành các Nghị định mới. Để có thể xử lý vướng mắc của nghị định cũ, đang tạo ra rào cản phát triển của thị trường. Phát triển Nhà ở xã hội vẫn còn rất nhiều hạn chế. 

Cũng theo đó, rất cần có chính sách mạnh hơn để thúc đẩy. Với mục đích tạo ra sản phẩm phù hợp với thị trường, kích thích giao dịch và khởi động guồng quay sản xuất kinh doanh dành cho cả nền kinh tế. Ngoài ra cũng cần có những chính sách khuyến khích, kích thích phát triển nhà ở thương mại có mức giá phù hợp. Vừa kích thích sản xuất kinh doanh lại vừa tạo ra nguồn thu cho ngân sách.


Còn đối với doanh nghiệp môi giới thì gặp khó khăn, lỗ nặng
Còn đối với doanh nghiệp môi giới thì gặp khó khăn, lỗ nặng

Nhóm thứ 2: Chính sách nguồn vốn cho phát triển thị trường bất động sản

Xét về nguồn vốn tín dụng, Ngân hàng Nhà nước nên thúc đẩy nhanh quá trình bơm vốn cho nền kinh tế. Trong đó có hoạt động phát triển bất động sản để cho các dự án được triển khai một cách liền mạch và giảm sức ép lên thị trường. Mặc dù vậy cũng cần phải kiểm soát tốt dòng tiền, hướng vào các phân khúc sản phẩm phù hợp, những dự án ưu tiên. 

Còn đối với các doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn thì Ngân hàng Nhà nước nên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giãn hoặc hoãn các khoản vay đến hạn như thời kỳ dịch Covid. Trong trường hợp bị nhảy sang nhóm nợ xấu hơn thì khôi phục lại. Không nên áp dụng mức lãi suất mới dành cho các khoản vay cũ. 

Việc hỗ trợ vay vốn ưu đãi đối với các doanh nghiệp phát triển dự án nhà ở thương mại giá rẻ, nhà ở xã hội và nhà ở cho công nhân, người có thu nhập thấp thì tất cần Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ bù lãi suất.

Còn về nguồn vốn trái phiếu, Chính phủ cũng cần sớm ban hành các điều chỉnh Nghị định 65 để có thể hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp được thuận lợi và hiệu quả. Cũng nên kéo dài thời gian thực thi Nghị định 65 đến năm 2025.


Có hàng loạt doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nhà máy và công xưởng của hơn 30 ngành nghề đã phải ngưng hoạt động
Có hàng loạt doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nhà máy và công xưởng của hơn 30 ngành nghề đã phải ngưng hoạt động

Nhóm thứ ba: Đối với các dự án bất động sản

Đối với những doanh nghiệp đang có nhiều dự án khó khăn thì nên xác lập lại chiến lược kinh doanh cũng như cấu trúc lại các phân khúc sản phẩm của dự án theo hướng đó là “Tăng phân khúc sản phẩm giá rẻ” để có thể dễ hấp thụ và sớm có dòng tiền.

Ngoài ra thì cũng cần phải nghiên cứu điều chỉnh dự án hoặc một phần dự án sang nhà ở phù hợp với nhu cầu của thị trường để có thể được hưởng các cơ chế hỗ trợ cũng như dễ được phê duyệt hơn. Rà soát lại các danh mục dự án, giữ lại những dự án có khả năng thực hiện được. Song song với đó là chuyển nhượng, chuyển giao các dự án không đủ nguồn lực triển khai.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Kết luận 70% môi giới trên toàn quốc quay trở lại thị trường dễ gây hiểu lầm

TS. Nguyễn Văn Đính: "Môi giới không đủ khả năng tài chính để tích trữ bất động sản và chờ giá tăng"

Thuộc nhóm thu nhập cao nhất Việt Nam, nghề môi giới động sản có thực sự màu hồng?

Người mua nhà tại một số dự án phải chi khoản chênh "ngầm" lên đến 20% cho môi giới

Thị trường bất động sản ghi nhận tín hiệu mới từ lực lượng môi giới

Học môi giới bất động sản cách tiếp cận khách hàng trong năm 2024

Doanh nghiệp môi giới “ồ ạt” tuyển quân khi thị trường bất động sản qua đáy

Môi giới bất động sản không chỉ cần yêu nghề mà phải có sự nỗ lực, kiên trì

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

19 giờ trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

2 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

3 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

3 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

3 ngày trước