meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cần “giải cứu” niềm tin của khách hàng với thị trường bất động sản

Thứ ba, 28/02/2023-17:02
Thời gian qua, khi thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn như thanh khoản kém, nguồn cung yếu, các vấn đề liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp… đã tác động tiêu cực lên thị trường. Nhiều doanh nghiệp và chuyên gia bày tỏ phải “giải cứu” thị trường, bên cạnh đó, cũng có ý kiến “giải cứu” niềm tin của khách hàng mới là điều quan trọng.

Thị trường bất động sản còn nhiều nút thắt

Theo VietnamFinance, có thể nói, chưa bao giờ thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn như hiện nay. Tình trạng này đã nhen nhóm từ cuối năm 2022 và được dự báo sẽ tiếp tục kéo dài đến ít nhất là giữa năm 2023.

Các chuyên gia và doanh nghiệp đều cho rằng thị trường đang “lún sâu” trong khủng hoảng hơn so với thời kỳ 2013 vốn đã được xem là thời điểm khó khăn của thị trường bất động sản. Cụ thể, một số vấn đề của thị trường bất động như: khó xoay sở nguồn vốn; nguồn cung sụt giảm, đặc biệt là ở phân khúc trung và bình dân; khách hàng dè dặt trong việc lựa chọn và “xuống tiền”. Bên cạnh đó, các yếu tố về pháp lý cũng được chỉ ra là một trong những nút thắt của thị trường bất động sản thời gian qua.


Thị trường bất động sản đang “lún sâu” trong khủng hoảng hơn so với thời kỳ 2013 vốn đã được xem là thời điểm khó khăn của thị trường bất động sản.
Thị trường bất động sản đang “lún sâu” trong khủng hoảng hơn so với thời kỳ 2013 vốn đã được xem là thời điểm khó khăn của thị trường bất động sản.

Điều này đã được thể hiện trong kết quả kinh doanh của hàng loạt doanh nghiệp khi lợi nhuận các doanh nghiệp đồng loạt giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2021. Ví dụ như tại Công ty CP Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest – HPX, tổng doanh thu thuần hợp nhất ghi nhận trong quý IV/2022 là 327 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ năm trước. Còn tại Công ty Cổ phần Đệ Tam (HoSE: DTA), mặc dù doanh thu tăng 18% nhưng lợi nhuận trước thuế lại giảm 16% so với năm trước.

Còn tại công ty Cổ phần Tập đoàn Hà Đô (HoSE: HDG), theo báo cáo tài chính quý IV/2022, doanh thu thuần đạt 1.149 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp đạt 613 tỷ đồng, giảm 38%. Trong quý, doanh thu tài chính chỉ đạt 12 tỷ đồng, giảm 79%, trong khi chi phí tài chính tăng 47%, đạt 193 tỷ đồng.

Một “đại gia” khác là Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (Đất Xanh Group - mã chứng khoán: DXG) cũng ghi nhận mức lợi nhuận giảm mạnh. Quý IV/2021 công ty này lãi trước thuế 361 tỷ đồng thì quý IV/2022 lỗ 424 tỷ đồng. Lý giải về việc này, lãnh đạo Đất Xanh cho rằng nguyên nhân đến từ khó khăn chung của thị trường bất động sản thời gian qua đã tác động tiêu cực đến doanh số bán hàng. Trong khi đó, Đất Xanh chưa kịp ghi nhận doanh thu, lợi nhuận từ các dự án trước đó. 

Đó chỉ là sơ lược những doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực bất động sản thời gian qua để thấy mức độ khó khăn đang đè nặng lên các doanh nghiệp địa ốc.


Lòng tin của hàng triệu khách hàng là rất quan trọng, thậm chí quan trọng hơn các nguồn lực khác. 
Lòng tin của hàng triệu khách hàng là rất quan trọng, thậm chí quan trọng hơn các nguồn lực khác. 

Giải cứu niềm tin của khách hàng

Cần thống nhất rằng việc gỡ khó cho thị trường bất động sản là việc cần thiết phải làm để đảm bảo ổn định thị trường và ổn định nền kinh tế - xã hội. Qua đó sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, cần phải có cách đánh giá đúng thực trạng, khách quan để hòa hợp các lợi ích và chia sẻ rủi ro.

Trước hết, sự bất ổn của thị trường bất động sản như hiện nay có nguyên nhân chính từ việc tăng trưởng quá nhanh. Điều này lại xuất phát từ chính doanh nghiệp, người trong ngành bất động sản. Do đó, doanh nghiệp bất động sản cũng cần nhìn thẳng vào thực tế để có thể đứng dậy mạnh mẽ. Các biện pháp hỗ trợ của nhà nước cũng chỉ đóng vai trò tiếp sức, chứ không thể làm thay thị trường.

Nếu nhà nước dùng tiền để bơm vào thị trường thì có thể vào các dự án nhà ở xã hội chứ không thể dùng tiền để điều tiết. Thay vào đó, Nhà nước chỉ có thể hỗ trợ bằng cơ chế và trợ giúp pháp lý cho doanh nghiệp. 

Hiện nay đang có 14 triệu tỷ đồng của người dân, doanh nghiệp đang được gửi ở hệ thống ngân hàng, trong đó khách hàng cá nhân là 6 triệu tỷ đồng. Rõ ràng các nhà đầu tư, khách hàng có tiền nhưng không muốn xuống tiền vào bất động sản. Nếu như khơi thông được nguồn vốn khổng lồ này chắc chắn thị trường bất động sản sẽ lại sôi động như trước đây.

Vấn đề nằm ở niềm tin của khách hàng. Các doanh nghiệp bất động sản phải đặt ra câu hỏi tại sao người dân lại quay lưng với sản phẩm của mình? Đó là pháp lý cho các dự án hay chất lượng, năng lực của chủ đầu tư?


Sự bất ổn của thị trường bất động sản như hiện nay có nguyên nhân chính từ việc tăng trưởng quá nhanh.
Sự bất ổn của thị trường bất động sản như hiện nay có nguyên nhân chính từ việc tăng trưởng quá nhanh.

Theo ông Nguyễn Thọ Tuyển, Chủ tịch Công ty Cổ phần Bất động sản BHS (BHS Group) để khách hàng sẵn sàng đổ tiền vào thị trường cần giải quyết vấn đề pháp lý cho các dự án, đặc biệt là đối với bất động sản nghỉ dưỡng nhằm tạo tính minh bạch cho thị trường.

Theo ông Tuyền, thời gian qua bất động sản nghỉ dưỡng đã thu hút lượng vốn rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay cả chủ đầu tư và khách hàng đều lao đao vì pháp lý cho loại hình này còn vướng. Ví dụ như loại hình này được cấp giấy khai sinh (sổ đỏ/hồng) thì việc mua/bán/thế chấp… sẽ dễ dàng hơn, qua đó tạo thanh khoản, khơi thông dòng vốn nhanh và tăng lòng tin của khách hàng”, ông cho hay.

Bên cạnh đó là vấn đề lãi suất, theo ông Tuyển, cần phải giải quyết bài toán nhức nhối này. Nếu mặt bằng lãi suất xuống thêm 1-2% thì tiền sẽ vào thị trường rất nhanh. "Đó mới là dòng tiền lớn cứu rỗi thanh khoản của thị trường”, ông nói.

Các chuyên gia cũng cho rằng, lòng tin của hàng triệu khách hàng là rất quan trọng, thậm chí quan trọng hơn các nguồn lực khác. 

Khảo sát tâm lý người tiêu dùng bất động sản Việt Nam cho thấy, trong năm 2022, bất chấp nhiều khó khăn, 70% hộ gia đình có thu nhập 40 - 70 triệu đồng/tháng vẫn mua thêm ít nhất 1 sản phẩm bất động sản. Khi được hỏi về dự định mua bất động sản, gần một nửa những người chưa có nhà cho biết họ sẽ mua trong vòng 1 năm tới. Tỷ lệ này ở những người đã sở hữu từ 1 bất động sản trở lên còn cao hơn. Càng nắm giữ nhiều bất động sản, xu hướng muốn mua thêm nhà, đất của người tiêu dùng càng tăng. Trong cuộc khảo sát, 79% người đang có 2 bất động sản cho biết, họ sẽ mua thêm trong tương lai gần, tỷ lệ này ở những người đã làm chủ 3 bất động sản lên đến 87%. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

Kỳ điều hành ngày 4/7: Giá xăng dự báo tăng lần thứ 4 liên tiếp

Chung cư mở mới tại Hà Nội đã có giá vượt 80 triệu đồng/m2

Ninh Bình - Hải Phòng "bắt tay" phát triển cao tốc mới trị giá 7.000 tỷ đồng

Loạt cảnh báo từ Ngân hàng Nhà nước cần biết, trong đó có hạn chế sử dụng wifi công cộng khi giao dịch

Tin mới cập nhật

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

22 giờ trước

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

22 giờ trước

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

22 giờ trước

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

22 giờ trước

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

1 ngày trước