Xuất khẩu hàng hoá Trung Quốc đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức

Thứ ba, 24/05/2022-21:05
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Trung Quốc đang chịu cảnh "một cổ hai tròng" khi nguồn cung gián đoạn vì Covid-19 và nhu cầu ở nước ngoài đang dần suy yếu.

Phép màu le lói

Theo Doanh Nghiệp Niêm Yết, tháng trước, một con tàu chở hàng hoạ tiết sọc vàng đã tiến vào Budapest, mang theo thiết bị năng lượng mặt trời, điều hoà nhiệt độ và nhiều máy móc khác. Con tàu này đã chạy trong vòng 16 ngày, khởi hành từ tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.

Là một phần của sáng kiến "Vành đai và Con đường", nhiều chuyến tàu chở hàng từ Sơn Đông hiện đang phục vụ tới hơn 50 thành phố ở châu Âu và châu Á. Chúng được gọi là tàu "Qilu", tên ghép từ hai vương quốc cổ đại của Trung Quốc.

Việc xuất khẩu của Trung Quốc, dù là bằng đường bộ, đường sắt, đường thuỷ hay đường hàng không đều đã đạt được những tiến bộ nhanh chóng trong vòng hai năm qua. Kim nghạch xuất khẩu của nền kinh tế thứ hai thế giới tính theo đồng USD đã tăng lên gần 30% trong năm 2021.


Hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Trung Quốc đang chịu cảnh "một cổ hai tròng" khi nguồn cung gián đoạn vì Covid-19 và nhu cầu ở nước ngoài đang dần suy yếu.
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Trung Quốc đang chịu cảnh "một cổ hai tròng" khi nguồn cung gián đoạn vì Covid-19 và nhu cầu ở nước ngoài đang dần suy yếu.

Có tới hơn 5.000 con tàu Qilu đã rời cảng kể từ năm 2018. Nhưng trong tháng 4, tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc đã chậm lại đáng kể. Tính theo giá trị, xuất khẩu chỉ cao hơn 3,9% so với một năm trước.

Theo tờ Economist, ngay cả mức tăng khiêm tốn đó cũng có thể được xem là phép nhiệm màu. Cuộc chiến khốc liệt với Covid-19 đã khiến trung tâm thương mại của nước này là Thượng Hải phải đóng cửa và nhiều nơi khác phải áp đặt nhiều hạn chế di chuyển.

Theo ngân hàng Nomura, đến nay vẫn còn 41 thành phố của Trung Quốc phải sống dưới những giới hạn vô cùng nghiêm ngặt, làm ảnh hưởng tới gần 30% GDP. Một số địa phương sợ bùng phát dịch tới mức các quan chức niêm phong tài xế xe tải trong ca-bin trong khi họ chờ lấy hàng tại những trạm kiểm soát đường cao tốc.

Những biện pháp tương tự hiện cũng đang cản trở giao thương quốc tế. Công ty phân tích dữ liệu vận chuyển Windward cho biết có tới 506 tàu thuyền phải chờ đợi bên ngoài cảng Thượng Hải hồi giữa tháng 4, gần gấp đôi con số 206 thuyền trong tháng 2.


Việc xuất khẩu của Trung Quốc, dù là bằng đường bộ, đường sắt, đường thuỷ hay đường hàng không đều đã đạt được những tiến bộ nhanh chóng trong vòng hai năm qua.
Việc xuất khẩu của Trung Quốc, dù là bằng đường bộ, đường sắt, đường thuỷ hay đường hàng không đều đã đạt được những tiến bộ nhanh chóng trong vòng hai năm qua.

Rắc rối từ phía Mỹ

Những người lạc quan đã hy vọng rằng cỗ máy xuất khẩu của Trung Quốc có thể chống chọi được nhiều đợt bùng phát cục bộ của biến chủng Omicron. Họ chỉ ra rằng công nhân có thể tự cách ly khi làm việc và sống trong "vòng tròn khép kín" ở nơi làm.

Nhưng, không nhà máy hiện đại nào lại hoàn toàn khép kín cả, mọi vòng lặp "đóng" vẫn phảu mở cho những nhà cung cấp.

Nếu bất kỳ vòng lặp nào trong chuỗi cung ứng trở thành nạn nhân của virus, toàn bộ quy trình sản xuất đều có thể bị gián đoạn. Ví dụ, Reuters cho biết hoạt động của nhà máy xe điện tại Tesla ở Thượng Hải hiện đang bị đình trệ do thiết hụt dây dẫn điện do một nhà cung cấp dính Covid-19.

Trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay, việc Trung Quốc vẫn có thể gia tăng kim nghạch thương mại là một thành tựu đáng nể. Con số tăng trưởng 3,9% mà cv cơ quan hải quan Trung Quốc báo cáo ngày 9/5 mang tính danh nghĩa nhiều hơn là thực chất.


Kim nghạch xuất khẩu của nền kinh tế thứ hai thế giới tính theo đồng USD đã tăng lên gần 30% trong năm 2021.
Kim nghạch xuất khẩu của nền kinh tế thứ hai thế giới tính theo đồng USD đã tăng lên gần 30% trong năm 2021.

Ngân hàng UBS đã dự đoán các thống kê chi tiết hơn - dự kiến sẽ được công bố sau này, sẽ cho thấy hàng hoá mà Trung Quốc xuất khẩu trong tháng 4 cao hơn 8% so với một năm trước. Điều này có nghĩa là khối lượng xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng vừa qua đã giảm đi.

Giá cả của nhiều hàng hoá trên đi lên làm nhiều người quan ngại rằng Trung Quốc sẽ khuếch đại vấn đề lạm phát tại nhiều đối tác thương mại, đặc biệt là Mỹ. Tuy vậy, nỗi lo này thường bị phóng đại lên.

Hàng hoá được sản xuất (một phần hoặc hoàn toàn) tại Trung Quốc chỉ chiếm chưa tới 2% chi tiêu tiêu dùng cá nhân của người Mỹ năm 2017, theo nhiều nhà kinh tế tại chi nhánh San Francisco của Cục Dự trữ Liên bang (Fed). Hầu hết lạm phát của Mỹ được "sản xuất" tại Mỹ.

Theo tờ Economist, thực tế việc xuất khẩu của Trung Quốc nhiều khả năng là nạn nhân từ những tai ương của Mỹ hơn là nguyên nhân, sự giảm tốc của nền kinh tế Mỹ đã làm giảm nhu cầu đối với hàng hoá Trung Quốc.


Theo ngân hàng Nomura, đến nay vẫn còn 41 thành phố của Trung Quốc phải sống dưới những giới hạn vô cùng nghiêm ngặt, làm ảnh hưởng tới gần 30% GDP. Một số địa phương sợ bùng phát dịch tới mức các quan chức niêm phong tài xế xe tải trong ca-bin trong khi họ chờ lấy hàng tại những trạm kiểm soát đường cao tốc.
Theo ngân hàng Nomura, đến nay vẫn còn 41 thành phố của Trung Quốc phải sống dưới những giới hạn vô cùng nghiêm ngặt, làm ảnh hưởng tới gần 30% GDP. Một số địa phương sợ bùng phát dịch tới mức các quan chức niêm phong tài xế xe tải trong ca-bin trong khi họ chờ lấy hàng tại những trạm kiểm soát đường cao tốc.

Theo khảo sát của nhiều nhà quản lý thu mua cho thấy từ đầu năm, nhiều đơn hàng xuất khẩu hàng tháng liên tục giảm. Dữ liệu chính thức của Trung Quốc cho thấy xuất khẩu máy tính và thiết bị gia dụng của nước này cũng đi xuống trong tháng trước, dù chúng từng có nhu cầu cực kỳ cao trong gia đoạn Mỹ phong toả.

Mặc dù vậy, không phải tất cả mọi hoạt động giao thương của Trung Quốc đều đang chững lại. Hàng hoá Trung Quốc nhập khẩu từ Nga vẫn tiếp tục được gia tăng đáng kể từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin điều lính sáng Ukraine, do những lệnh trừng phạt khiến Nga khó lòng tiếp cận được thị trường phương Tây.

Trung Quốc cần ban hành nhiều biện pháp thúc đẩy tiêu dùng nhưng những nhà hoạch định chính sách đang e ngại vì lý do chính trị. Nếu không chịu hành động, Trung Quốc có thể sẽ rơi vào cảnh tăng trưởng đình trệ suốt hàng chục năm như Nhật Bản.

Việc phong toả nhiều thành phố và trung tâm sản xuất quan trọng trong năm nay đã làm đảo lộn chuỗi cung ứng và đè nặng lên đà tăng trưởng. Doanh nghiệp chật vật để có thể duy trì được hoạt động.

Cho tới nay, Bắc Kinh đã tung ra một loạt biện pháp phía cung để tạo ra cú hích cho nền kinh tế. Chúng bao gồm chính sách cắt giảm và hoàn thuế khổng lồ lên tới 2.500 tỷ nhân tệ (tương đương 400 tỷ USD), hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Intel bỏ lỡ “cơ hội vàng” khiến vốn hoá thị trường hiện chỉ bằng 1/16 Nvidia

1 giờ trước

Doanh nghiệp bán lẻ công nghệ sa thải hàng nghìn nhân sự, doanh số tăng mạnh quý I/2024

2 giờ trước

Một phân khúc bất động sản sẽ là “miếng bánh” ngon trong năm 2024

3 giờ trước

Dư nợ cho vay margin quý I/2024 hơn 195.000 tỷ đồng, rủi ro giảm

4 giờ trước

Vì sao lãi suất vay mua nhà thấp nhưng nhiều người vẫn e ngại chưa “xuống tiền”?

6 giờ trước