Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Thứ bảy, 06/04/2024-12:04
Một tổ chức bảo vệ người tiêu dùng vừa cáo buộc Starbucks chiếm dụng 900 triệu USD của khách hàng. Điều này khiến công chúng chợt nhận ra, chuỗi cà phê này đang hoạt động giống như một công ty công nghệ tài chính (fintech).

Từ tháng 11/2001, Starbucks làm một cuộc cải cách trong mô hình kinh doanh khi ra mắt Starbucks Card. Một tấm thẻ mà khách hàng có thể nạp tiền vào và dùng để mua đồ uống tại các cửa hàng Starbucks - tương tự như một cái thẻ ngân hàng.

Starbucks Card nhanh chóng được người dùng hưởng ứng và sử dụng phổ biến. Năm 2009, Starbucks Card được chuyển sang thành thẻ thành viên Starbucks Rewards với rất nhiều ưu đãi hấp dẫn, từ đó lại kéo thêm số lượng ngày càng nhiều người đăng ký Starbucks Rewards.

Thực tế, việc nạp tiền vào thẻ để mua cà phê với nhiều người là điều bình thường và thấy tiện lợi. Tuy nhiên, Liên minh bảo vệ người tiêu dùng Washington (WCPC) gần đây đã lên tiếng cáo buộc Starbucks về hành vi lợi dụng chương trình thanh toán trực tuyến bằng Starbucks Rewards để huy động tiền gửi, khiến khách hàng rơi vào bẫy chi tiêu và không lấy lại được số dư trong thẻ.


Starbucks Card được sử dụng phổ biến tại thị trường Mỹ từ năm 2001
Starbucks Card được sử dụng phổ biến tại thị trường Mỹ từ năm 2001

Cụ thể, WCPC chỉ ra rằng Starbucks thiết lập nên cơ chế nhằm khuyến khích người tiêu dùng nạp tiền vào thẻ và để lại số dư. Mỗi tài khoản sẽ có số dư không nhiều, nhưng với nhiều tài khoản thì lại cho một con số khổng lồ. Tính tổng trong 5 năm qua, Starbucks đã chiếm dụng 900 triệu USD số dư trong thẻ của khách hàng.

Trước cáo buộc này, chuỗi cà phê nổi tiếng thế giới khẳng định, khách hàng của họ vẫn có thể tiêu tiền trong tài khoản Rewards bất kỳ lúc nào mà không hề có sự ép buộc, đồng thời có thể tiêu hết số lẻ trong tài khoản bằng cách thanh toán tiền mặt tại cửa hàng. Starbucks đưa ra cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với chính quyền để đảm bảo tuân thủ các quy định của tiểu bang Washington.

Theo thống kê đến ngày 2/4/2023, số tiền người tiêu dùng giữ trong Starbucks Rewards đã lên tới 1,8 tỷ USD. Như vậy, nếu Starbucks là một ngân hàng thì nó còn lớn hơn 90% ngân hàng được bảo trợ bởi Tập đoàn bảo hiểm ký thác liên bang Mỹ (FDIC) tính theo số lượng tiền gửi.

Chưa kể, trong khi các ngân hàng thực thụ đang phải duy trì tiền mặt ở một mức độ nhất định để phòng trừ trường hợp khách hàng rút tiền ồ ạt, thì Starbucks chỉ cần để họ mua đồ uống. Hơn nữa, lãi suất cho số dư trong tài khoản Starbucks Rewards là 0%.

Thêm một điều đáng chú ý, ngoài việc là một “ngân hàng đội lốt chuỗi cà phê” như cáo buộc của vài bên, thì Starbucks còn đang hoạt động như một công ty fintech (công nghệ tài chính).

Như thông tin bên trên, Starbuck Card được hợp nhất thành Starbucks Rewards từ năm 2009. Đồng thời, chuỗi cà phê này còn cho ra mắt ứng dụng Starbucks Card Mobile - một sự đổi mới cho phép khách hàng tại Mỹ nạp tiền vào thẻ, theo dõi số dư, theo dõi lịch sử giao dịch.

Mục đích Starbucks ra mắt ứng dụng này là để tìm đường cho khách hàng có thể thanh toán nhanh chóng và tiện lợi hơn thông qua nhiều cách.

Tại Mỹ, Starbucks đã thâm nhập vào lĩnh vực thanh toán di động thông qua sự hợp tác với Square. Qua thương vụ này, Starbucks cho phép người tiêu dùng tìm kiếm các cửa hàng trong khu vực, xem thực đơn, giờ hoạt động và lịch sử giao dịch, tất cả có thể theo dõi qua điện thoại.


Khách hàng có thể thanh toán nhanh chóng và tiện lợi hơn thông qua nhiều cách
Khách hàng có thể thanh toán nhanh chóng và tiện lợi hơn thông qua nhiều cách

Tháng 8/2012, với khoản đầu tư 25 triệu USD, Starbucks đưa Square trở thành đơn vị độc quyền chuyên xử lý thanh toán bằng thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng cho hơn 7.000 cửa hàng của mình tại Mỹ.

Starbucks tiếp tục chọn Chase Commerce Solutions (thuộc J.P. Morgan) là công cụ xử lý thanh toán, mở rộng hoạt động trên toàn quốc trong bối cảnh thanh toán kỹ thuật số đang ngày càng phổ biến hơn.

Chưa hết, chuỗi cà phê nổi tiếng toàn cầu còn liên kết với Amazon để ra mắt chương trình “Starbucks Pickup with Amazon Go”. Theo đó, khách hàng có thể mua đồ uống của Starbucks tại các cửa hàng Amazon Go và thanh toán bằng app Starbucks mà không cần xếp hàng tại quầy thu ngân.

Ngoài Mỹ, Starbucks còn hướng tới khách hàng toàn cầu, mục tiêu mang đến những trải nghiệm tiện lợi cho người tiêu dùng trong việc đa dạng hóa phương thức thanh toán. 

Đơn cử như tại Anh, Starbucks và Barclaycard kết hợp cho ra mắt dịch vụ thanh toán không chạm, điều này biến họ trở thành một trong các công ty bán lẻ đường phố áp dụng công nghệ này sớm nhất. 

Tại Nhật, Starbucks cung cấp Starbucks Touch: The Pen - một công cụ độc đáo, tích hợp ví NFC để thanh toán. Tại Ả Rập và UAE, với sự hợp tác cùng Visa, họ đã thúc đẩy việc sử dụng Apple Pay. Theo đó, khách hàng là chủ thẻ Visa khi thanh toán qua Apple Pay đều được nâng cấp đồ uống hoặc nâng lên size lớn hơn.

Tại khu vực Đông Nam Á, chuỗi cà phê này trở thành đối tác chiến lược với Grab. Tại Việt Nam, Starbucks còn hợp tác với ví điện tử MoMo.


Starbucks hợp tác với rất nhiều công ty công nghệ
Starbucks hợp tác với rất nhiều công ty công nghệ

Ngoài việc thúc đẩy thanh toán bằng ví điện tử, Apple Pay hay các loại thẻ, Starbucks còn đang lấn sân sang mảng tiền điện tử. Đầu năm 2018, chuỗi cà phê này hợp tác cùng Microsoft mang đến dịch vụ thanh toán bằng tiền điện tử. Năm 2019, Starbucks thỏa thuận với nền tảng Bitcoin Bakkt và đến năm 2021, người dùng Mỹ chính thức được thanh toán bằng Bitcoin thông qua ví Bakkt để mua các sản phẩm tại cửa hàng Starbucks.

Với hàng loạt thương vụ thành công, Starbuck không chỉ mở rộng đa dạng hóa cách thức thanh toán, mà còn mở rộng thị trường, thúc đẩy thương hiệu lan tỏa với những tín đồ của tiền điện tử.

Như vậy có thể thấy, người dùng Starbucks đang có nhiều sự lựa chọn về cách thức thanh toán tiện lợi và hiện đại nhất. Vậy cũng không hề quá khi nói rằng Starbucks chính là một công ty fintech, dù thực tế họ vẫn đang là một chuỗi cà phê nổi tiếng toàn cầu./.

Nguyễn Ngọc Huyền
Theo: kinhdoanhvaphattrien.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Từ bỏ thẻ tín dụng, xây dựng mục tiêu tài chính: Bà mẹ 2 con nhanh chóng gia tăng tài sản, tiết kiệm một khoản tiền và mua vàng hàng tháng

Tin mới cập nhật

Hà Nội: Nhu cầu nhà ở tiếp tục bị dồn nén khi nguồn cung ít ỏi

7 giờ trước

Tháng 4/2024, 16 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm

9 giờ trước

Hà Nội: Tài chính không đủ, nhiều người chấp nhận rủi ro mua chung cư không có sổ hồng

9 giờ trước

Tuổi Tuất hợp hướng nào? Mẹo phong thủy để chọn hướng nhà, hướng phòng mang lại may mắn, tài lộc

9 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản cần một cơ chế thông thoáng hơn

19 giờ trước