Toàn cảnh vụ Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị bắt vì thao túng thị trường chứng khoán

Thứ tư, 30/03/2022-10:03
Ông Trịnh Văn Quyết bị xác định đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhằm thao túng giá chứng khoán và “bán chui” 74,8 triệu cổ phiếu FLC khiến thị trường chứng khoán chao đảo.

Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị bắt vì thao túng thị trường chứng khoán

Chiều 29/3, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an xã xác nhận với PV VietNamNet, Cơ quan điều tra Bộ Công an (C01) tiến hành điều tra xác minh đối với ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Tập đoàn FLC cùng các cá nhân thuộc tập đoàn FLC, Công ty CP Chứng khoán BOS và các công ty liên quan về hành vi Thao túng thị trường chứng khoán; Che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán xảy ra ngày 10/1/2022, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư và ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán.

Trung tướng Tô Ân Xô thông tin: “Hành vi trên của Trịnh Văn Quyết đã đủ yếu tố cấu thành tội Thao túng thị trường chứng khoán, quy định tại điều 211, Bộ luật Hình sự.

Cơ quan điều tra thực hiện khám xét trụ sở Tập đoàn FLC tối ngày 29/3

Bước đầu, ngày 29/3, Cơ quan CSĐT Bộ Công an ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với ông Quyết”.
Ngay sau đó, cơ quan điều tra đã thực hiện khám xét 21 địa điểm gồm chỗ ở, nơi làm việc của những người có liên quan đến hành vi thao túng chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết. Cơ quan điều tra đang làm rõ hành vi đồng phạm, giúp sức của nhiều người khác trong vụ việc Chủ tịch FLC “bán chui” cổ phiếu và thao túng giá chứng khoán.

Sau vụ việc, Tập đoàn FLC đã có tâm thư gửi đến cổ đông, đối tác và khách hàng của mình. Theo FLC, vụ việc của ông Quyết không liên quan tới FLC, không tác động và cũng không làm thay đổi các định hướng quan trọng của tập đoàn trong thời gian tới. 

Trước đó, theo Tuổi Trẻ Online, Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đã bị cơ quan điều tra ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh một tháng để phục vụ điều tra. Quyết định này được cơ quan điều tra ban hành vào ngày 26/3.

Vụ “bán chui” 74,8 triệu cổ phiếu FLC rúng động thị trường chứng khoán

Trong phiên giao dịch ngày 10/1/2022, cổ phiếu FLC đã có phiên tăng giá mạnh, giá mỗi cổ phiếu lên mức 24.100 đồng/cổ phiếu. Nhưng đến chiều cùng ngày, giá cổ phiếu đột ngột giảm sàn khiến các nhà đầu tư hoang mang.  

Tuy nhiên, cũng trong phiên giao dịch ngày hôm đó, cổ phiếu FLC đã lập kỷ lục về thanh khoản khi hơn 135 triệu cổ phiếu được khớp lệnh và thỏa thuận. So với trung bình các phiên giao dịch trước, lượng cổ phiếu này cao gấp 4-5 lần và tương đương 19% lượng cổ phiếu đang lưu hành của công ty.

Nếu tính theo giá đóng cửa phiên ngày 10/1 của cổ phiếu FLC ở mức 21.150 đồng/đơn vị, giao dịch “bán chui” đã mang về cho ông Quyết gần 1.600 tỷ đồng. Đến chiều tối cùng ngày, trên website tập đoàn xuất hiện một bản đăng ký giao dịch của ông Quyết. 

Có thể bạn quan tâm:


Vụ “bán chui” cổ phiếu của ông Quyết đã khiến thị trường chứng khoán chao đảo. Ảnh: minh họa
Vụ “bán chui” cổ phiếu của ông Quyết đã khiến thị trường chứng khoán chao đảo. Ảnh: minh họa

Điều đáng nói, bản giao dịch này đã được ký vào ngày 5/1 trước đó nhưng không có dấu mộc. Nội dung đăng ký bán 175 triệu cổ phiếu FLC với giá giao dịch dự kiến là 1.750 tỷ đồng, giao dịch trong khoảng thời gian từ 10 đến 17/1 để cơ cấu tài sản, phương thức giao dịch là thỏa thuận hoặc khớp lệnh.

Sau khi bán, ông Quyết sẽ giảm tỷ lệ sở hữu cổ phiếu FLC từ 30,34% (215 triệu cổ phiếu) xuống 5,7% (40,4 triệu cổ phiếu). Điều đáng nói, không lâu sau đó, văn bản này trên website của FLC được chỉnh lại, ngày đăng ký thành 10/1, thời gian đăng ký là từ 14/1. Cả 2 văn bản này đều chưa được đăng trên website của HoSE theo quy định.

Ngay trong tối 10/1, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, toàn bộ giao dịch bán cổ phiếu FLC trong phiên 10/1 của ông Trịnh Văn Quyết đều là giao dịch chưa đăng ký. Hành động của Chủ tịch FLC đã vi phạm việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, dựa theo khoản 1 Điều 33 Thông tư số 96/2020/TT-BTC ngày 16/11/2020 của Bộ trưởng Tài chính.

Thông tin giao dịch bất khờ khiến cổ phiếu FLC và các mã liên quan đến ông Quyết tiếp tục bị bán tháo trong phiên ngày 11/1. Có thời điểm, FLC bị mất hết biên độ xuống 19.100 đồng. Khối lượng giao dịch cũng phá kỷ lục với 154,95 triệu cổ phiếu được khớp lệnh.

THAM KHẢO THÊM:

Hủy bỏ giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC của ông Trịnh Văn Quyết

Vụ “bán chui” cổ phiếu của ông Quyết đã khiến thị trường chứng khoán chao đảo. Các nhà đầu tư liên tục bán tháo cổ phiếu FLC và các cổ phiếu liên quan đến ông Quyết. Vụ việc cũng khiến hàng chục mã cổ phiếu khác bị vạ lây.

Sau vụ “bán chui” cổ phiếu, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có quyết định phong tỏa tài khoản chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết để ngăn ngừa, ngăn chặn các hành vi tiếp theo không đúng quy định có thể xảy ra. Biện pháp phong tỏa được áp dụng từ ngày 11/1/2022 và kéo dài cho đến khi Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyết định thay thế.


Ông Trịnh Văn Quyết
Ông Trịnh Văn Quyết

Đồng thời, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng có văn bản chỉ đạo Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM hủy bỏ giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC ngày 10/1 của Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết, nhiều nhà đầu tư cũng đã được hoàn tiền.

Ngày 18/1, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành quyết định xử phạt hành chính ông Trịnh Văn Quyết. Cụ thể, Chủ tịch FLC bị xử phạt 1,5 tỷ đồng, đồng thời bị đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán trong vòng 5 tháng. 

Điều đáng nói, đây không phải là lần đầu tiên ông Quyết “bán chui” cổ phiếu. Hồi cuối năm 2017, Chủ tịch FLC đã thực hiện việc bán 57 triệu cổ phiếu FLC mà không báo cáo trước. Thời điểm đó, ông Quyết đã bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vi phạm hành chính; đồng thời Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros (ROS - thời điểm đó do ông Trịnh Văn Quyết làm Chủ tịch Hội đồng quản trị) cũng bị xử phạt 130 triệu đồng.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Căn hộ chung cư cho thuê sẽ tạo dòng tiền lớn

1 giờ trước

Ba điểm sáng của thị trường bất động sản phía Nam

6 giờ trước

Cách chọn hướng nhà, hướng phòng làm việc “đại cát, đại lợi” cho gia chủ tuổi Dậu

7 giờ trước

Thị trường ấm lên, giới đầu tư đi “săn” đất nền

9 giờ trước

Chiến lược nào hiệu quả với nhà đầu tư chứng khoán trong năm 2024?

9 giờ trước