meeyland app
Meey Land
Sàn giao dịch bất động sản
Tải ứng dụng

Operation manager là gì? Vai trò của operation manager trong doanh nghiệp là gì?

Thứ năm, 20/07/2023-09:07
Đối với một doanh nghiệp thì operation manager chính là một trong những vị trí quan trọng trong bộ máy quản lý. Vậy operation manager là gì và vai trò của vị trí này trong doanh nghiệp là gì?. Ngoài ra, để trở thành một operation manager chuyên nghiệp cần có những tố chất gì? Hãy đọc bài viết dưới đây để có thể tìm ra câu trả lời nhé!

Tìm hiểu operation manager là gì

Operation manager được dịch ra là quản trị vận hành. Đây chính là những người sẽ chịu toàn bộ những hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó operation manager là những người sẽ quản lý, xác định bối cảnh và hướng đi cho doanh nghiệp trên con đường phát triển.

Operation manager sẽ giúp kết nối các thành viên trong bộ phận và xác định cho doanh nghiệp những yếu tố cần thiết nhất để có thể cùng nhau giải quyết những vấn đề của doanh nghiệp. Operation manager được xem như một nhà phê bình và họ có thể phân tích được các tình huống kinh doanh. Từ đó, đưa ra những phương án tối ưu nhất để xử lý vấn đề và đem lại lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp. 

Tóm lại operation manager có trách nhiệm phải giải quyết được những xung đột một cách nhanh chóng khi chúng phát sinh hay những sự cố bất ngờ. Thông thường những vấn đề này sẽ liên quan đến các nhân viên trong doanh nghiệp.


Tìm hiểu operation manager là gì?
Tìm hiểu operation manager là gì?

Vai trò trong doanh nghiệp của operation manager là gì

Operation manager có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Những vai trò của operation manager có thể kể đến như: Quản lý nhân sự trong doanh nghiệp, Kiểm tra và giám sát toàn bộ thông tin về tài chính của doanh,... Để biết cụ thể trong doanh nghiệp vai trò của operation manager là gì hãy tìm hiểu qua phần dưới đây nhé. 

Giám sát và kiểm tra tất cả thông tin về tài chính của doanh nghiệp

Operation manager có vai trò quan trọng trong việc giám sát và kiểm tra thông tin liên quan đến tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó họ cần thiết lập nguồn ngân sách cho doanh nghiệp, thường xuyên theo dõi các khoản thu - chi và có phương án cắt giảm chi tiêu phù hợp cho doanh nghiệp. Những operation manager sẽ trực tiếp tham gia, phân tích và đánh giá các lợi ích của các chi phí nêu trên. Từ đó họ sẽ tìm kiếm và nghiên cứu các nguồn nguyên liệu phù hợp hơn cho doanh nghiệp. Ngoài ra, operation manager cũng sẽ giám sát các phương thức trong hoạt động sản xuất để sản phẩm khi ra mắt sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất.


Giám sát và kiểm tra tất cả thông tin về tài chính của doanh nghiệp
Giám sát và kiểm tra tất cả thông tin về tài chính của doanh nghiệp

Quản lý nhân sự trong doanh nghiệp

Nhân sự là yếu tố vô cùng quan trọng và không thể thiếu đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Do đó, việc quản lý bộ máy nhân sự cũng cần được chú trọng quan tâm. Operation manager chính là người sẽ thực hiện công việc này. Họ sẽ liên kết với bộ phận nhân sự để thuê và đào tạo những nhân viên mới. Operation manager sẽ tìm hiểu những nhu cầu của từng bộ phận và từ đó có những điều chỉnh đồng thời phân công cụ thể nhiệm vụ của các bộ phận. Việc làm này giúp cải thiện và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.


Quản lý nhân sự trong doanh nghiệp
Quản lý nhân sự trong doanh nghiệp

Quản lý hàng tồn kho và những chuỗi cung ứng

Operation manager là người chịu trách nhiệm giám sát lượng hàng tồn kho và các chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Sản phẩm sau khi được hoàn thành sẽ được kiểm tra cẩn thận sau đó mới gửi lên các chuỗi cung ứng cho các đại lý bán lẻ hay là chính những khách hàng. Mỗi nhân viên thuộc các bộ phận sẽ thực hiện các công việc được giao trong khi đó operation manager sẽ quản lý toàn bộ các hoạt động chung đó.


Quản lý hàng tồn kho
Quản lý hàng tồn kho

Những yếu tố tạo nên sự chuyên nghiệp của một operation manager là gì

Như đã nói ở phần trên thì operation manager là một vị trí quan trọng đối với doanh nghiệp. Việc trở thành một operation manager chuyên nghiệp có lẽ là mong muốn của nhiều người. Vậy những yếu tố tạo nên sự chuyên nghiệp của operation manager là gì? Điều này sẽ được giải đáp ở dưới đây.

Kiến thức chuyên môn cao

Operation manager chính là người quản lý các hoạt động của doanh nghiệp. Do đó cần họ cần phải có những hiểu biết chuyên môn có liên quan đến lĩnh vực của doanh nghiệp mình. Điều này giúp cho hoạt động của doanh nghiệp đó phát triển và đi lên.

Chính vì thế, kiến thức chuyên môn là yếu tố không thể thiếu đối với một operation manager. Chỉ khi có kiến thức thì họ mới có thể chỉ đạo các bộ phận khác thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ, đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh và giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.

Kỹ năng giao tiếp tốt

Kỹ năng giao tiếp cũng là một trong những yếu tố quan trọng đối với một operation manager. Chỉ khi giao tiếp tốt họ mới có thể thuyết phục các nhà đầu tư hay khách hàng hợp tác hay sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Khả năng giao tiếp tốt giúp các operation manager có thể khẳng định được bản thân và quản lý tốt các hoạt động của doanh nghiệp.

Kỹ năng làm việc nhóm

Làm việc nhóm là cũng là một kỹ năng cần thiết đối với operation manager. Kỹ năng này giúp họ có thể kết nối nhân viên. Từ đó, tạo ra một tổ chức thống nhất để có thể cùng nhau thực hiện mục tiêu đã đề và hoàn thành tốt nó. Operation manager phải sắp xếp công việc phù hợp để vừa có thể phát huy được năng lực nhân viên lại vừa hoàn thành được công việc và mang lại hiệu quả cao.

Khả năng lãnh đạo

Kỹ năng lãnh đạo là không thể thiếu đối với một người quản lý. Bởi lẽ, họ là người phải thực hiện điều phối, tổ chức các bộ phận, phòng ban kết hợp với nhau để tạo ra hiệu quả tốt nhất cho công việc. Một nhà lãnh đạo giỏi là người tạo được tiếng nói và thuyết phục được nhân viên. Ngoài ra, operation manager cần làm cho nhân viên đáp ứng được những mục tiêu, đồng thời truyền cho họ cảm hứng để phát triển và phát huy tốt năng lực của bản thân.


Một operation cần có khả năng lãnh đạo
Một operation cần có khả năng lãnh đạo

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào chắc chắn sẽ không tránh khỏi việc gặp vấn đề. Và nhiệm vụ của operation manager chính là tìm ra nguyên nhân của vấn đề và đưa ra cách giải quyết phù hợp nhất. Bên cạnh đó, họ cũng cần đánh giá được những tác động của tình huống nhanh chóng. Từ đó xây dựng nên các kế hoạch để điều cho ổn thỏa và làm hài lòng cho tất cả các bên có liên quan.

Khả năng định hướng và lập kế hoạch

Operation manager là người quản lý doanh nghiệp nên họ cũng là người định hướng và đưa ra các kế hoạch cho từng dự án. Ngoài ra, họ còn cần phải lường trước được những phát sinh và có phương án khắc phục những vấn đề đó. Đồng thời họ cũng cần có khả năng sắp xếp và quản lý thời gian thực hiện dự án sao cho đạt hiệu quả tốt nhất.


Một operation cần có khả năng lập kế hoạch
Một operation cần có khả năng lập kế hoạch

Trên đây là những thông tin để trả lời cho câu hỏi operation manager là gì?. Ngoài ra, bài viết còn cung cấp những thông tin liên quan: điều kiện để trở thành một operation manager chuyên nghiệp và trong doanh nghiệp vai trò của operation manager là gì. Hy vọng bài viết có thể giúp ích cho bạn.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Bài học từ thất bại của start-up xe điện SUV không “đụng hàng”

Công ty mẹ Shopee đạt doanh thu quý cao kỷ lục

Những việc làm tưởng tiết kiệm hóa ra lại “đốt” tiền

Kinh nghiệm “mua tận gốc, bán tận ngọn” giúp chàng trai trẻ “hái” ra tiền

Những khoản chi làm “cạn kiệt ví tiền” mà dân văn phòng nên tránh

5 xu hướng làm giàu nhanh chóng ở độ tuổi 20 - 30

Thế hệ Gen Z theo đuổi phong cách tài chính phóng khoáng nhưng vẫn tự chủ

KBSV chỉ ra 2 kịch bản cho thị trường chứng khoán tháng 5

Tin mới cập nhật

Chợ online sôi động, chợ truyền thống ế ẩm

4 giờ trước

Apple bị kiện vì phân biệt, trả lương quá thấp cho lao động nữ

4 giờ trước

Cuộc đua hút vốn của các startup công nghệ bất động sản

12 giờ trước

Phân khúc nào có mức tăng trưởng tốt nhất 2 quý đầu năm

14 giờ trước

Siêu dự án sân golf rộng 500ha sắp triển khai ở Phú Thọ

15 giờ trước