meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Brand Manager là gì? Công việc của một Brand Manager bạn nên biết

Thứ năm, 15/09/2022-09:09
Trong tình hình phát triển kinh tế và sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp như hiện nay, mỗi công ty sẽ có những chiến lược để xây dựng thương hiệu riêng. Và để tạo được sự thành công cho thương hiệu thì vai trò của Brand Manager là vô cùng quan trọng. Vậy Brand Manager là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu về Brand Manager qua bài viết dưới đây.

Brand Manager là gì? 

Brand Manager là một thuật ngữ chỉ chức vụ quản lý thương hiệu hay hỗ trợ quản lý thương hiệu tại một công ty, doanh nghiệp nào đó. Brand Manager sẽ là những người xây dựng chiến lược Marketing phát triển, lên kế hoạch chi tiết và cụ thể đồng thời trực tiếp triển khai các hoạt động phù hợp với các mục tiêu và định hướng của nhãn hiệu cũng như xây dựng lên thương hiệu cho doanh nghiệp. 

Một Brand Manager sẽ có trách nhiệm chủ động tìm kiếm, nghiên cứu và phân tích thị trường đồng thời nắm rõ được các thương hiệu cạnh tranh khác để từ đó đưa ra những phương án phát triển thương hiệu của công ty và doanh nghiệp mình làm việc. 


Brand Manager là gì? 
Brand Manager là gì? 

Bên cạnh đó, Brand Manager cũng là những người sẽ trực tiếp làm việc với giám đốc điều hành và khách hàng để xác định hướng quảng cáo và tìm ra những giải pháp thương hiệu của mình hoạt động một cách hiệu quả nhất, vượt xa các đối thủ trên thị trường.

Mô tả công việc của một Brand Manager là gì? 

Brand Manager là gì bạn đã hiểu rõ. Họ có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ quản lý và tạo ra nhu cầu cho người tiêu dùng đồng thời xây dựng các chiến lược dài hạn cho thương hiệu, nhãn hàng và lên kế hoạch thực hiện, tiếp thị. 

Mỗi công ty sẽ có một cách thức vận hành riêng biệt, tuy nhiên công việc chung của các Brand Manager chủ yếu bao gồm những nhiệm vụ chủ yếu sau đây: 

Chuẩn bị các cuộc họp của doanh nghiệp 

Brand Manager sẽ là những người trực tiếp sắp xếp và chuẩn bị cho các cuộc họp của ban giám đốc tại công ty hay với những khách hàng, đối tác,... 

Thảo luận, tương tác và làm việc với các khách hàng, nhà đầu tư 

Brand Manager sẽ thảo luận, tương tác và làm việc với các khách hàng, các nhà đầu tư hay các công ty quảng cáo dịch vụ để có thể phục vụ cho việc Marketing hiệu quả. 

Bên cạnh đó, họ cũng đề ra các mục tiêu cho thương hiệu cùng các đề xuất, giải pháp, ý tưởng sáng tạo cho những hoạt động quảng bá thương hiệu.


Thảo luận, tương tác và làm việc với các khách hàng, nhà đầu tư
Thảo luận, tương tác và làm việc với các khách hàng, nhà đầu tư

Nghiên cứu thị trường và lên kế hoạch 

Brand Manager sẽ phải làm nhiệm vụ nghiên cứu thị trường và lên kế hoạch chi tiết sau đó sẽ báo cáo lên ban giám đốc và triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt. Brand Manager cũng phải phối hợp với các phòng ban liên quan để đảm bảo đúng tiến trình của kế hoạch cũng như để quản lý các nhân viên cấp dưới khác. 

Thực hiện việc quản lý thương hiệu, nhãn hàng

Brand Manager cũng thực hiện việc quản lý thương hiệu, nhãn hàng bao gồm: 

  • Phân tích dữ liệu, trình bày những đề xuất và các dự đoán cho ban quản lý, phát triển cao hơn những đề xuất đó theo đúng hướng đi có liên quan đến thương hiệu. 
  • Luôn theo dõi và báo cáo cụ thể về tình hình tài chính, ngân sách sử dụng cho ban lãnh đạo cùng hiệu suất làm việc và mức độ nhận biết của thương hiệu. 

Thực hiện việc quản lý thương hiệu, nhãn hàng
Thực hiện việc quản lý thương hiệu, nhãn hàng

Yêu cầu của công việc Brand Manager là gì? 

Định hướng các chiến lược về ngành, thương hiệu 

Một Brand Manager giỏi cần phải có tầm nhìn xa để định hướng các chiến lược cho ngành hàng cũng như thương hiệu để có thể phân định được thương hiệu của mình đang nằm trong phân khúc nào. Có khả năng nhìn và nắm bắt các đối thủ cạnh tranh để đưa ra những chiến lược tốt nhất đưa thương hiệu vươn xa hơn trong tương lai. 


Định hướng các chiến lược về ngành, thương hiệu 
Định hướng các chiến lược về ngành, thương hiệu 

Nắm bắt tâm lý khách hàng 

Nắm bắt tâm lý khách hàng một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng đối với một Brand Manager. Phải thật sự hiểu được những suy nghĩ và nhu cầu của khách hàng thậm chí là insight của khách, có khả năng kết nối với họ. Từ đó đưa các định hướng cho thương hiệu, nhãn hàng sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng đồng thời góp phần đem lại những khách hàng tiềm năng cho công ty, doanh nghiệp. 

Xây dựng được định vị thương hiệu và các chiến lược cho sản phẩm mới 

Các Brand Manager cũng cần nắm được các chiến lược Marketing, nhất là Marketing Mix với mô hình 6P gồm: price, promotion, place, product, pack và proposition và xác định được những giá trị có thể đem đến cho khách hàng, từ đó làm nền cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. 

Hơn nữa, một Brand Manager cũng cần phải đưa ra được mục tiêu và biết tận dụng những thời điểm để chuyển mình. Khi các sản phẩm hay thương hiệu đã nằm trong giai đoạn phổ biến thì họ cần phải có kế hoạch cải tiến, tái định vị thương hiệu.

Có khả năng lên kế hoạch hàng năm 

Các Brand Manager sau khi đưa ra được những chiến lược cho thương hiệu trong vòng khoảng 3 – 5 năm thì cũng cần phải có những buổi họp đánh giá xem có đang đi đúng hướng hay không và đưa ra các phương án thay thế nếu có vấn đề. Do vậy, mỗi Brand Manager cũng luôn phải có những chiến lược và kế hoạch dự phòng hàng năm để có thể giải quyết được những vấn đề phát sinh, không phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp. 


Có khả năng lên kế hoạch hàng năm
Có khả năng lên kế hoạch hàng năm

Nắm vững tài chính và lên ngân sách 

Mỗi bộ phận, phòng ban sẽ có các nguồn ngân sách khác nhau cho hoạt động của mình. Tuy nhiên, vấn đề quản lý và phát triển thương hiệu phải cần đến nguồn tài chính lớn, lại có khả năng chịu nhiều rủi ro. Do vậy, một Brand Manager cần nắm rõ được các vấn đề tài chính và lên kế hoạch để sử dụng chúng sao cho hợp lý, hiệu quả nhất.

Có khả năng nghiên cứu và phân tích thị trường 

Đối với việc xây dựng, phát triển thương hiệu thì thị trường luôn là mối quan tâm lớn với các Brand Manager, đặc biệt là khả năng nghiên cứu và phân tích sự biến đổi của chúng qua từng giai đoạn. Brand Manager cần biết phân tích các dữ liệu và số liệu cụ thể và đưa ra được những dự đoán trong tương lai đồng thời có phương án để duy trì và đưa thương hiệu của doanh nghiệp phát triển hơn nữa. 

Mối quan hệ giữa Marketing Manager và Brand Manager là gì? 

Các hoạt động Marketing có thể giúp nhãn hàng nhận được sự quan tâm, biết đến của khách hàng nhưng thương hiệu mới là cái còn lại sau các hoạt động của Marketing. Đó là những gì khách hàng lưu lại và quyết định tiếp tục sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của tổ chức, doanh nghiệp hay không. 

Marketing cũng có thể giúp bạn thuyết phục khách hàng mua những bộ quần áo hay đôi giày hoặc mua chiếc xe nào đó. Nhưng thương hiệu mới là yếu tố sẽ xác định việc khách hàng có tiếp tục tin tưởng mua sản phẩm đó suốt đời hay không. 

Như vậy, công việc và nhiệm vụ chính của một Brand Manager và Marketing Manager sẽ khác nhau nhưng có liên quan trực tiếp đến nhau trong việc duy trì và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Do đó, cả hai bộ phận này cần phải liên kết và hỗ trợ cùng nhau xây dựng những chiến lược hiệu quả phát triển thương hiệu ngày càng lớn mạnh. 


Mối quan hệ giữa Marketing Manager và Brand Manager
Mối quan hệ giữa Marketing Manager và Brand Manager

Tổng kết 

Như vậy chúng ta đã tìm hiểu qua khái niệm Brand Manager là gì và những thông tin có liên quan đến Brand Manager. Cơ hội việc làm cho một Brand Manager hiện nay vô cùng lớn, nếu bạn yêu thích công việc này, đừng ngại thử sức với nó.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

1 ngày trước

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

1 ngày trước

Chung cư hạng sang, siêu sang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn cung

2 ngày trước

Thống đốc NHNN: Chưa tăng giải ngân cho vay nhà ở xã hội trong ngắn hạn

2 ngày trước

Đất nền Thanh Oai trước thềm đấu giá: Người bán người mua đều dè dặt, giao dịch nhỏ giọt

2 ngày trước