Operation manager là gì? Vai trò của operation manager trong doanh nghiệp là gì?
BÀI LIÊN QUAN
Senior manager là gì? Tin tức nóng hổi về senior managerBrand Manager là gì? Công việc của một Brand Manager bạn nên biếtThuật ngữ Facilities là gì? Công việc của một Facilities ManagerTìm hiểu operation manager là gì
Operation manager được dịch ra là quản trị vận hành. Đây chính là những người sẽ chịu toàn bộ những hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó operation manager là những người sẽ quản lý, xác định bối cảnh và hướng đi cho doanh nghiệp trên con đường phát triển.
Operation manager sẽ giúp kết nối các thành viên trong bộ phận và xác định cho doanh nghiệp những yếu tố cần thiết nhất để có thể cùng nhau giải quyết những vấn đề của doanh nghiệp. Operation manager được xem như một nhà phê bình và họ có thể phân tích được các tình huống kinh doanh. Từ đó, đưa ra những phương án tối ưu nhất để xử lý vấn đề và đem lại lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp.
Tóm lại operation manager có trách nhiệm phải giải quyết được những xung đột một cách nhanh chóng khi chúng phát sinh hay những sự cố bất ngờ. Thông thường những vấn đề này sẽ liên quan đến các nhân viên trong doanh nghiệp.
Vai trò trong doanh nghiệp của operation manager là gì
Operation manager có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Những vai trò của operation manager có thể kể đến như: Quản lý nhân sự trong doanh nghiệp, Kiểm tra và giám sát toàn bộ thông tin về tài chính của doanh,... Để biết cụ thể trong doanh nghiệp vai trò của operation manager là gì hãy tìm hiểu qua phần dưới đây nhé.
Giám sát và kiểm tra tất cả thông tin về tài chính của doanh nghiệp
Operation manager có vai trò quan trọng trong việc giám sát và kiểm tra thông tin liên quan đến tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó họ cần thiết lập nguồn ngân sách cho doanh nghiệp, thường xuyên theo dõi các khoản thu - chi và có phương án cắt giảm chi tiêu phù hợp cho doanh nghiệp. Những operation manager sẽ trực tiếp tham gia, phân tích và đánh giá các lợi ích của các chi phí nêu trên. Từ đó họ sẽ tìm kiếm và nghiên cứu các nguồn nguyên liệu phù hợp hơn cho doanh nghiệp. Ngoài ra, operation manager cũng sẽ giám sát các phương thức trong hoạt động sản xuất để sản phẩm khi ra mắt sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất.
Quản lý nhân sự trong doanh nghiệp
Nhân sự là yếu tố vô cùng quan trọng và không thể thiếu đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Do đó, việc quản lý bộ máy nhân sự cũng cần được chú trọng quan tâm. Operation manager chính là người sẽ thực hiện công việc này. Họ sẽ liên kết với bộ phận nhân sự để thuê và đào tạo những nhân viên mới. Operation manager sẽ tìm hiểu những nhu cầu của từng bộ phận và từ đó có những điều chỉnh đồng thời phân công cụ thể nhiệm vụ của các bộ phận. Việc làm này giúp cải thiện và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Quản lý hàng tồn kho và những chuỗi cung ứng
Operation manager là người chịu trách nhiệm giám sát lượng hàng tồn kho và các chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Sản phẩm sau khi được hoàn thành sẽ được kiểm tra cẩn thận sau đó mới gửi lên các chuỗi cung ứng cho các đại lý bán lẻ hay là chính những khách hàng. Mỗi nhân viên thuộc các bộ phận sẽ thực hiện các công việc được giao trong khi đó operation manager sẽ quản lý toàn bộ các hoạt động chung đó.
Những yếu tố tạo nên sự chuyên nghiệp của một operation manager là gì
Như đã nói ở phần trên thì operation manager là một vị trí quan trọng đối với doanh nghiệp. Việc trở thành một operation manager chuyên nghiệp có lẽ là mong muốn của nhiều người. Vậy những yếu tố tạo nên sự chuyên nghiệp của operation manager là gì? Điều này sẽ được giải đáp ở dưới đây.
Kiến thức chuyên môn cao
Operation manager chính là người quản lý các hoạt động của doanh nghiệp. Do đó cần họ cần phải có những hiểu biết chuyên môn có liên quan đến lĩnh vực của doanh nghiệp mình. Điều này giúp cho hoạt động của doanh nghiệp đó phát triển và đi lên.
Chính vì thế, kiến thức chuyên môn là yếu tố không thể thiếu đối với một operation manager. Chỉ khi có kiến thức thì họ mới có thể chỉ đạo các bộ phận khác thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ, đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh và giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
Kỹ năng giao tiếp tốt
Kỹ năng giao tiếp cũng là một trong những yếu tố quan trọng đối với một operation manager. Chỉ khi giao tiếp tốt họ mới có thể thuyết phục các nhà đầu tư hay khách hàng hợp tác hay sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Khả năng giao tiếp tốt giúp các operation manager có thể khẳng định được bản thân và quản lý tốt các hoạt động của doanh nghiệp.
Kỹ năng làm việc nhóm
Làm việc nhóm là cũng là một kỹ năng cần thiết đối với operation manager. Kỹ năng này giúp họ có thể kết nối nhân viên. Từ đó, tạo ra một tổ chức thống nhất để có thể cùng nhau thực hiện mục tiêu đã đề và hoàn thành tốt nó. Operation manager phải sắp xếp công việc phù hợp để vừa có thể phát huy được năng lực nhân viên lại vừa hoàn thành được công việc và mang lại hiệu quả cao.
Khả năng lãnh đạo
Kỹ năng lãnh đạo là không thể thiếu đối với một người quản lý. Bởi lẽ, họ là người phải thực hiện điều phối, tổ chức các bộ phận, phòng ban kết hợp với nhau để tạo ra hiệu quả tốt nhất cho công việc. Một nhà lãnh đạo giỏi là người tạo được tiếng nói và thuyết phục được nhân viên. Ngoài ra, operation manager cần làm cho nhân viên đáp ứng được những mục tiêu, đồng thời truyền cho họ cảm hứng để phát triển và phát huy tốt năng lực của bản thân.
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào chắc chắn sẽ không tránh khỏi việc gặp vấn đề. Và nhiệm vụ của operation manager chính là tìm ra nguyên nhân của vấn đề và đưa ra cách giải quyết phù hợp nhất. Bên cạnh đó, họ cũng cần đánh giá được những tác động của tình huống nhanh chóng. Từ đó xây dựng nên các kế hoạch để điều cho ổn thỏa và làm hài lòng cho tất cả các bên có liên quan.
Khả năng định hướng và lập kế hoạch
Operation manager là người quản lý doanh nghiệp nên họ cũng là người định hướng và đưa ra các kế hoạch cho từng dự án. Ngoài ra, họ còn cần phải lường trước được những phát sinh và có phương án khắc phục những vấn đề đó. Đồng thời họ cũng cần có khả năng sắp xếp và quản lý thời gian thực hiện dự án sao cho đạt hiệu quả tốt nhất.
Trên đây là những thông tin để trả lời cho câu hỏi operation manager là gì?. Ngoài ra, bài viết còn cung cấp những thông tin liên quan: điều kiện để trở thành một operation manager chuyên nghiệp và trong doanh nghiệp vai trò của operation manager là gì. Hy vọng bài viết có thể giúp ích cho bạn.