Manager là gì? Kỹ năng cần thiết để trở thành một manager chuyên nghiệp
BÀI LIÊN QUAN
Senior manager là gì? Tin tức nóng hổi về senior managerRM là gì? Cơ hội việc làm của Relationship ManagerThuật ngữ Facilities là gì? Công việc của một Facilities ManagerManager là gì?
Manager là người trực tiếp quản lý, lên kế hoạch, phân chia nhiệm vụ cho những nhân viên cấp dưới. Họ giám sát, đánh giá về việc thực hiện một công việc, nhiệm vụ, mục tiêu nào đó. Đồng thời, họ cũng là người chịu trách nhiệm kết quả công việc mà cả nhóm đã cùng thực hiện. Công việc này được giao bởi người có chức vụ cao hơn.
Manager trong tiếng Việt có thể hiểu là phó phòng, trưởng phòng, quản lý dự án, quản lý nhà hàng, quản lý công xưởng,… Họ đều chịu trách nhiệm về một bộ phận chuyên môn nào đó trong một công ty, tổ chức, doanh nghiệp. Căn cứ vào quy mô của doanh nghiệp và đặc điểm công việc mà mỗi Manager phụ trách một khối lượng công việc khác nhau. Do đó, Manager cũng có những cấp bậc khác nhau.
Những kỹ năng cần của một Manager
Manager là một vị trí phải xử lý nhiều công việc cùng một lúc. Do đó, muốn trở thành một manager thì bạn cần phải có những kỹ năng nhất định. Vậy kỹ năng để trở thành một manager là gì?
Kỹ năng chuyên môn
Dù giữ chức vụ nào thì kỹ năng chuyên môn là một kỹ năng không thể thiếu. Manager là người chỉ đạo mọi công việc nên phải thực sự giỏi, hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực mình quản lý. Có như vậy mới có thể lên kế hoạch, phân chia nhiệm vụ, theo dõi, giám sát được nhân viên của mình.
Hơn nữa, một người quản lý có chuyên môn cao, dày dạn kinh nghiệm sẽ nhận được sự tin tưởng của nhân viên và sếp. Những quyết định của họ sẽ tạo nên giá trị và được mọi người nghe theo.
Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp tốt nghĩa là biết cách sử dụng ngôn ngữ để truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng. Không những vậy Manager còn làm cho mọi người hiểu vấn đề và biết cách thuyết phục người nghe.
Muốn giao tiếp tốt, Manager còn cần phải biết đánh giá mọi người qua từng cử chỉ. Đó là cơ sở để chọn chủ đề giao tiếp, diễn đạt ngôn từ phù hợp với những đối tượng khác nhau. Khi nói chuyện, Manager phải tạo bầu không khí thân thiện làm cho người nghe cảm thấy thoải mái. Từ đó, nhân viên cảm nhận được sự chân thành từ người truyền đạt là Manager.
Một Manager cần biết cách xử lý tình huống linh hoạt trong những hoàn cảnh khác nhau. Với những đối tượng khác nhau thì phải điều chỉnh cách cư xử sao cho phù hợp.
Kỹ năng lãnh đạo
Kỹ năng lãnh đạo thể hiện trong chức vụ Manager là gì? Đó là hiểu rõ mọi nhân viên dưới quyền của mình. Hiểu ở đây là biết được năng lực, điểm mạnh, điểm yếu của họ để phân công công việc phù hợp. Thêm nữa, Manager còn phải biết cách xây dựng môi trường thân thiện, biết kết nối mọi người với nhau. Có đoàn kết thì cả đội mới phối hợp ăn ý với nhau. Từ đó, các thành viên hỗ trợ nhau hoàn thành công việc đạt kết quả cao.
Người lãnh đạo phải biết lắng nghe ý kiến của mọi người, không thể bảo thủ làm theo suy nghĩ của mình. Như vậy sẽ khiến nhân viên cảm thấy họ không được tôn trọng. Họ sẽ tuân theo chỉ thị một cách miễn cưỡng mà không làm bằng tâm. Nếu tình huống này diễn ra thì công việc không thể hoàn thành với kết quả tốt.
Một người lãnh đạo tốt phải biết quan tâm đến cấp dưới và đối xử công bằng với tất cả mọi người. Sự quan tâm, chia sẻ kinh nghiệm của người lãnh đạo sẽ làm cho các nhân viên yêu môi trường làm việc. Từ đó, họ muốn cống hiến hết mình vì công ty. Người quản lý cũng cần đối xử công bằng với tất cả mọi nhân viên cấp dưới của mình. Không được thiên vị, bao che bất cứ ai, như vậy mới nhận được sự tín nhiệm của mọi người.
Chịu được áp lực
Manager có khối lượng công việc lớn, phải suy nghĩ rất nhiều để lo chu toàn mọi việc. Vì là người chịu trách nhiệm với kết quả làm việc nên họ có áp lực công việc rất lớn. Họ suy nghĩ làm sao để hướng dẫn mọi người hoàn thành tốt mục tiêu được giao. Lúc nào cũng phải tìm cách nâng cao hiệu suất và kết quả công việc.
Việc làm thêm giờ đối với quản lý là điều hết sức bình thường và xảy ra thường xuyên. Họ luôn là người đến sớm nhất và về muộn nhất trong công ty. Quản lý sẽ được giao việc và chờ nhận báo cáo, tổng hợp lại rồi nộp lên trên. Khi nhận báo cáo của cấp dưới, họ còn phải kiểm tra, đánh giá, sửa chữa để nó hoàn hảo nhất. Vì vậy mà họ thường là người đến sớm và rời văn phòng cuối cùng.
Có tầm nhìn
Có tầm nhìn có nghĩa là người quản lý phải hiểu rõ mục tiêu của công ty. Từ đó mà lên kế hoạch từng bước thực hiện để đạt được mục tiêu đó. Mọi việc đang làm cần có kế hoạch rõ ràng và cụ thể. Tất cả đều phải hướng tới mục đích tiêu đã xác định trước.
Để có thể đạt được mục đích của công ty đề ra, người quản lý phải biết cân nhắc giữa được và mất . Từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn, không làm chệch hướng mục tiêu ban đầu.
Khả năng quan sát, phân tích, giải quyết vấn để
Một trong những kỹ năng quan trọng của Manager là gì? Trước một vấn để, người Manager phải tỉnh táo, bình tĩnh để phân tích. Từ đó, đưa ra phương án giải quyết hiệu quả. Tuy nhiên, không phải việc gì cũng diễn ra theo đúng kế hoạch. Dù có cẩn thận đến đâu thì cũng xuất hiện những rủi ro không lường trước được. Trong trường hợp đó, người quản lý càng phải bình tĩnh tìm cách giải quyết để rủi ro đó không ảnh hưởng quá lớn đến kế hoạch và mục tiêu chung.
Công việc cụ thể của một Manager là gì?
Bạn có tò mò muốn biết công việc của một người giữ chức vụ Manager là gì không? Mỗi lĩnh vực, công ty là có những đặc thù công việc khác nhau. Do đó, công việc của những Manager cũng sẽ khác nhau. Nhưng dù sao thì nó cũng có những điểm chung nhất định như sau:
Kiểm tra, giám sát nhân viên hàng ngày
Hàng ngày, người quản lý phải theo dõi, giám sát quá trình và cách làm việc của mọi người. Việc này để đảm bảo xem nhân viên nghiêm túc làm việc, tiến độ công việc có đi đúng hướng với mục tiêu đặt ra.
Đánh giá kết quả làm việc của nhân viên
Sau khi quan sát mọi người, Manager phải có những đánh giá về hiệu suất và hiệu quả làm việc của từng nhân viên. Xác định được những thành quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại. Từ đó động viên và hướng dẫn mọi người cách làm việc tốt hơn.
Xử lý tình huống
Đôi khi, bản kế hoạch đề ra có vẻ như rất chi tiết, rất khả thi nhưng thực tế lại phát sinh thêm nhiều điểm mới. Lúc này, người quản lý cần phải nhanh chóng hiểu rõ vấn đề và đưa ra phương án khắc phục tốt nhất. Đó là kỹ năng xử lý tình huống mà một Manager cần có.
Lời kết
Như vậy, chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ Manager là gì. Nhiệm vụ của manager vô cùng phức tạp, phải quản lý rất nhiều công việc khác nhau. Vì vậy ngoài kiến thức chuyên môn, họ phải có những kỹ năng và tố chất nhất định. Nếu mục tiêu sự nghiệp của bạn là trở thành một Manager thì hãy không ngừng học hỏi, rèn luyện bản thân mỗi ngày.