Ông nông dân Sóc Trăng đầu tư 1,3ha đất trồng nhãn, mỗi năm thu lãi hàng trăm triệu đồng
BÀI LIÊN QUAN
Ông nông dân Thái Nguyên về quê đầu tư đất xây dựng trang trại nuôi gà, mỗi năm thu lãi hàng trăm triệu đồngAnh nông dân 9x Đắk Lắk cùng cơ duyên với cây trồng: Sở hữu kênh Tik Tok triệu tim nhưng không hái ra tiềnĐầu tư đất xây dựng trang trại nuôi gà "siêu đẻ", ông nông dân Thái Bình dắt túi mỗi tháng 50 triệu đồngÔng nông dân Sóc Trăng thu hàng trăm triệu đồng từ việc trồng nhãn xuồng và thanh nhãn
Theo Dân Việt, trong những năm gần đây, thị xã Vĩnh Châu đã triển khai việc quy hoạch lại vùng trồng nhãn nhằm mục đích phát triển giống cây trồng chủ lực của địa phương gắn với định hướng tái cơ cấu nông nghiệp và nâng cao giá trị thu nhập. Hiện tại, nông dân địa phương đang bước vào thời điểm thu hoạch rộ giống nhãn xuồng cơm vàng và thanh nhãn. Trong năm 2022, thời tiết khá thuận lợi nên chất lượng của nhãn ngon cũng như mẫu mã đẹp, giá bán cao cùng thị trường ổn định, nông dân rất phấn khởi.
Anh nông dân Bình Thuận đầu tư đất xây dựng trang trại nuôi ếch, mỗi năm đút túi 400 triệu đồng
Được biết, anh Nguyễn Anh Trang tại thôn Văn Kê, xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận, tỉnh Bình Thuận đã thực hiện mô hình nuôi ếch kết hợp với nuôi cá đang mang lại lợi nhuận cao cho kinh tế của gia đình.Ông nông dân Long An đầu tư xây dựng trang trại nuôi lươn không bùn, bán ra 150.000 đồng/kg
Tiết kiệm diện tích, ít tốn công chăm sóc, lươn nuôi phát triển tốt, ít bệnh, tỷ lệ sống đạt trên 90%,... là những ưu điểm của mô hình nuôi lươn không bùn của nhiều hộ nông dân huyện Thanh Hóa, tỉnh Long An.Đáng chú ý là mô hình trồng thanh nhãn và trồng nhãn xuồng cơm vàng của gia đình ông Lai Văn Tìa, trú tại phường 1, thị xã Vĩnh Châu. Với diện tích đất là 1,3ha, gia đình của lão nông này chủ yếu trồng màu, nuôi thủy sản nhưng hiệu quả lại không cao và thu nhập lại khá bấp bênh. Nhận thấy giống nhãn xuồng cơm vàng cũng như thanh nhãn có giá trị kinh tế cao, ông Tìa đã tìm hiểu và học tập kinh nghiệm của những người đi trước tại các địa phương trong và ngoài tỉnh, từng bước tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật để có thể áp dụng vào phát triển loài cây mới này. Trong thời gian đầu, ông Tìa chỉ trồng thử nghiệm với diện tích khoảng 4 công đất. Sau nhiều năm canh tác, nhận thấy được hiệu quả của cây nhãn, ông Tìa cùng gia đình đã mạnh dạn chuyển đổi thêm 9 công đất sang trồng nhãn xuồng cơm vàng và trồng thanh nhãn với trên 600 gốc. Sau hơn 5 năm chuyển đổi thì đất trồng màu kém hiệu quả sang trồng nhãn, gia đình của ông Tìa đã có cuộc sống ổn định hơn.
Thanh nhãn có giá trị kinh tế cao, mỗi ký bán tại vườn là 50.000 đồng
Có thể thấy, hiện nay vào tháng 7 và tháng 8 vườn nhãn của ông Tìa đang phát triển rất tốt. Đáng chú ý là thanh nhãn có trái rất to, cơm dày, khô giòn, hạt nhỏ và có vị ngọt thanh đồng thời cũng mang lại hương vị đặc trưng riêng. Hiện nay, thương lái mua tại vườn với mức giá là 50.000 đồng/kg. Ông Tìa tâm sự: "Đất này ngày xưa trồng màu, sau đó chuyển sang nhiều giống nhãn khác năng suất và chất lượng thấp nên không có lãi. Thấy mô hình trồng nhãn xuồng và thanh nhãn có hiệu quả cao, nên tôi mạnh dạn học hỏi và chuyển đổi".
Cũng theo đó, bình quân mỗi công thanh nhãn sẽ cho thu hoạch từ 1,5-1,6 tấn trái và được thương lái đến mua tận vườn rồi chuyển hàng đi các tỉnh thành tiêu thụ. Mỗi năm, gia đình của ông Tìa thu về trên 600 triệu đồng từ nhãn xuồng và thanh nhãn. Và sau khi đã trừ đi các chi phí thì gia đình của ông Tìa thu lãi hàng trăm triệu đồng.
Được biết, cây thanh nhãn không phải là giống bản địa của vùng đất Vĩnh Châu nhưng lại bén rễ và thích ứng với thổ nhưỡng cũng như khí hậu địa phương. Trong những năm đầu, diện tích trồng còn rất ít nhưng những năm gần đây do thấy được hiệu quả nên bà con nông dân ở xã Vĩnh Châu đã mạnh dạn đầu tư và chuyển đổi sang trồng thanh nhãn.
Theo như lời ông Tìa thì so với các loại cây trồng khác ở địa phương thì nhãn xuồng cơm vàng và thanh nhãn ít tốn công chăm sóc nhất và chi phí đầu tư lúc đầu là không cao. Và việc chăm bón cũng như tưới nước cho nhãn không qua vất vả mà chủ yếu là tập trung vào việc chăm sóc ở thời điểm nắng nóng trong năm.
Ông Tìa nhấn mạnh: "Quá trình cây phát triển chỉ bón phân hữu cơ để cây có sức nuôi hoa, nuôi trái. Chỉ có cái khó nhất mà bà con cần lưu ý là trong mùa mưa bão, dễ gây úng trái, mềm cùi, rơi rụng, ảnh hưởng đến năng suất".
Theo lời Ủy viên Ban Thường vụ Hội Nông dân thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) - ông Trần Văn Sang cho hay: Sau thời gian 3 năm trồng thì nhãn đã bắt đầu cho trái. Trước giá trị kinh tế của nhãn xuồng và thanh nhãn đã có nhiều nhà vườn đang tiến hành mở rộng diện tích trồng thay cho giống nhãn thường của địa phương. Đến thời điểm hiện tại, diện tích trồng chủ yếu là tập trung ở các vùng đất ở ven biển ví dụ như phương Vĩnh Phước, phường 1, xã Vĩnh Tân, Lai Hòa cùng các địa phương lân cận.
Cây nhãn chính là đặc sản của vùng đất Nam Bộ - đây là loại cây cho trái tròn bên ngoài sần sùi nhưng bên trong lại có cơm thơm ngọt và giàu chất dinh dưỡng. Nhãn là loài cây dễ sống và không kén đất nên cây nhãn được trồng rộng rãi từ lâu. Nếu như vải là biểu tượng của miền Bắc thì cây nhãn cũng là cây biểu tượng của Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cây nhãn được phân bổ tập trung tại khu vực Nam Trung Hoa, Nam Á , Đông Nam Á. Trong đó, Việt Nam cũng như Thái Lan là 2 nước có số lượng nhãn trồng tập trung và đáng kể và là loại cây có giá trị xuất khẩu. Cây nhãn xuồng mang đặc tính chung giống với các loài nhãn khác. Dù vậy thì sẽ có nhiều chi tiết giúp dễ nhận ra khi nhìn bằng mắt cũng như thưởng thức.
Nhãn xuồng có tên gọi là Euphoria Longana hay nhãn xuồng vàng có nguồn gốc từ Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhãn xuồng có đặc điểm nổi trội là trái to, hạt nhỏ, cơm dày và cuống nhãn còn non có màu đỏ, khi chín lại có màu vàng. Nhãn xuồng có hương thơm, vị rất ngọt. Ngoài ra cũng có các giống khác ví dụ như nhãn xuồng cơm trắng, nhãn xuồng tứ quý.