Ông nông dân Long An đầu tư xây dựng trang trại nuôi lươn không bùn, bán ra 150.000 đồng/kg
BÀI LIÊN QUAN
Ông nông dân Phú Yên đầu tư đất trồng sâm Nam trong vườn tiêu, chỉ hái lá cũng bán được 60.000 đồng/kgAnh nông dân Khánh Hòa đầu tư trang trại nuôi chim cút bằng trùn quế và đầu tôm, mỗi tháng dắt túi hàng chục triệu đồngNông dân Đắk Lắk đầu tư đất nuôi thỏ New Zealand, mỗi tháng dắt túi từ 10 - 15 triệu đồngNuôi lươn không bùn bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế
Theo Dân Việt, những năm qua, do dịch tả heo Châu Phi kéo dài, đầu ra không ổn định, nhiều hộ chăn nuôi heo bị thua lỗ nặng phải bỏ trống chuồng trại. Tận dụng chuồng nuôi heo sẵn có, nhiều hộ nông dân tại Thanh Hóa, tỉnh Long An đã chuyển sang mô hình nuôi lươn không bùn, bước đầu thử nghiệm đã mang lại hiệu quả kinh tế đã mang lại hiệu quả kinh tế, tạo thêm thu nhập cho gia đình.
Nông dân Đắk Lắk đầu tư đất nuôi thỏ New Zealand, mỗi tháng dắt túi từ 10 - 15 triệu đồng
Hiện nay, giá cả các loại cây trồng bấp bênh nên nhiều bà con dân tộc thiểu số tại xã Ea Tam, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk đã chuyển hướng sang chăn nuôi thỏ ngoại nhập.Anh nông dân Khánh Hòa đầu tư trang trại nuôi chim cút bằng trùn quế và đầu tôm, mỗi tháng dắt túi hàng chục triệu đồng
Cũng vì nuôi chim cút mà anh Trần Nghĩa Thắng trú lại thôn Phú Văn, xã Ninh Trung, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa đã quyết định nghiên cứu tìm tòi nguồn thức ăn tự nhiên cho chim. Theo đó, anh đã nuôi trùn quế, xay đầu tôm để làm thức ăn cho chim cút.Nhằm định hướng mô hình nuôi thủy sản phát triển bền vững, có sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Cuối năm 2019, phòng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Hóa - tỉnh Long An đã triển khai và thực hiện mô hình nuôi lươn không bùn tại 3 hộ dân. Tham gia mô hình, nông dân được hỗ trợ 50% chi phí mua lươn giống đã được cán bộ kỹ thuật tập huấn, hướng dẫn các quy trình và cách phòng trị bệnh, kỹ thuật nuôi lươn. Theo đó, mỗi hộ thả nuôi 3.000 con lươn giống với mật độ 200 con/m2. Và qua đánh giá mô hình, lươn nuôi phát triển tốt, dễ chăm sóc, ít bệnh, tỷ lệ sống đạt trên 90%. Đáng chú ý, nông dân có thể tận dụng hệ thống túi ủ biogas của việc nuôi heo trước đây để xử lý chất thải, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Sau khi đã trừ chi phí đầu tư ban đầu, 6.000 con lươn giống của 2 hộ trong mô hình nuôi lươn giống của hai hộ trong mô hình không bùn mang về lợi nhuận trên 63 triệu đồng. Là một trong những hộ nuôi lươn không bùn đạt hiệu quả trên địa bàn huyện, ông Huỳnh Văn Ngời, trụ tại xã Thạnh Phú cho biết: "Nhờ áp dụng kỹ thuật nuôi lươn tốt nên tỷ lệ hao hụt thấp, lươn lớn nhanh, sau khoảng 10 tháng nuôi thì có thể thu hoạch. Hiện thương lái thu mua lươn với giá 150.000 đồng/kg. Từ 5.000 con lươn giống ban đầu, đến nay, gia đình tôi đã mở rộng diện tích thả nuôi trên 20.000 con lươn thương phẩm”.
Cùng với việc nuôi lươn thương phẩm, ông Ngời còn tìm tòi và học hỏi đã ươm thành công lươn giống. Từ đó, gia đình của ông đã tự chủ được nguồn con giống. Đồng thời, cung cấp lươn giống cho người dân khi có nhu cầu mua.
Nuôi lươn không bùn ít tốn công chăm sóc và tiết kiệm diện tích
Đối với hộ ông Trương Văn Út ngụ xã Thuận Nghĩa Hòa, sau nhiều năm nuôi cá nhưng hiệu quả kinh tế không cao nên đã chuyển sang mô hình nuôi lươn không bùn. Ông Út cho hay: "Nuôi lươn không khó, quan trọng nhất là nguồn nước, phải có bể nước xả tràn và thay nước 2 lần/ngày sau khi cho ăn để tránh nước bị ô nhiễm. Đặc biệt, người nuôi phải cho lươn ăn vừa đủ, không thừa cũng không thiếu, chủ yếu sát khuẩn bể nuôi thường xuyên, phòng ngừa bệnh là chính,...".
Không những thế, trước đây khi ông biết tại địa phương có hộ ươm thành công lươn giống nên ông Út đã đến tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm và quyết định thả nuôi 6.000 con lươn. Đến hiện tại, lươn đã hơn 7 tháng tuổi, phát triển tốt và đạt khoảng 150g/com, tỷ lệ hao hụt thấp.
Được biết, nguồn thức ăn chủ yếu của lươn là thức ăn công nghiệp, dạng viên hỗn hợp. Sau khi lươn đạt trọng lượng khoảng 100g thì có thể trộn thêm các loại ốc, cá tạp,... cùng thức ăn hỗn hợp để giảm thiểu chi phí. Ngược lại, người nuôi lươn cần bổ sung thêm vitamin C, men tiêu hóa để tăng sức đề kháng cho lươn phát triển tốt. Và sau khi thả nuôi từ 10 - 11 tháng, lươn thương phẩm đạt khoảng 200g/con thì sẽ cho thu hoạch, có thể thu tỏa hoặc thu toàn bộ tùy theo nhu cầu của thị trường tiêu thụ. Ông Nguyễn Kinh Kha - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạnh Hóa cho biết, thời gian tới, các cơ quan chuyên môn sẽ phối hợp hỗ trợ nông dân tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi, khoa học - kỹ thuật để nhân rộng các mô hình kinh tế kết quả, trong đó có mô hình nuôi lươn không bùn.
Bên cạnh đó, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạnh Hóa cũng tiếp tục quan tâm, chia sẻ những khó khăn cùng nông dân để phát triển mô hình nuôi lươn không cần bùn được ổn định và bền vững hơn.
Có thể nói rằng, mô hình nuôi lươn không bùn đã mở ra hướng đi mới cho việc nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Thanh Hóa - tỉnh Long An. Trong thời gian tới, mô hình này cần được nhân rộng với mục đích cải thiện thu nhập cho nông dân và góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển.
Lươn có giá trị dinh dưỡng cao, giàu protein cùng các loại vitamin và khoáng chất. Thịt lươn thường được sử dụng để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn. Hơn thế, lươn còn có tác dụng bồi bổ sức khỏe cho mọi lứa tuổi. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, mô hình nuôi lươn không bùn kiểu mới đã được nuôi thử nghiệm tại nhiều địa phương và cho nhiều kết quả tích cực từ đó mang đến nguồn lợi nhuận cao cho người chăn nuôi.