Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô
Gần 30 năm trước, Tomas Gorny đến Hoa Kỳ với tư cách là một người nhập cư Ba Lan với mức sống chỉ 3 đô trong một ngày - sau khi trả tiền thuê nhà và chi phí đi lại. Anh phải làm việc tới 100 giờ một tuần với 3 công việc khác nhau để kiếm sống.
Ngày nay, khi Gorny 49 tuổi, anh là người sáng lập ra nhiều doanh nghiệp công nghệ, bao gồm một công ty truyền thông doanh nghiệp dựa trên đám mây có tên Nextiva, gần đây nhất được định giá 2,7 tỷ USD (64.800 tỷ VND).
Theo một người phát ngôn của Nextiva, Gorny hiện có tài sản ròng vượt hơn 1 tỷ USD (khoảng 25.394 tỷ đồng).
Trước khi có được thành công như bây giờ, Gorny học đại học tại Đức với tham vọng có thể chuyển đến Hoa Kỳ để khởi nghiệp công ty về công nghệ. Thời điểm đó, một người bạn đã mời anh đến Los Angeles để giúp xây dựng một công ty khởi nghiệp về lưu trữ trang web vào năm 1996, anh đã nắm bắt cơ hội, bỏ học đại học ngay trước tốt nghiệp chỉ vài tháng và mang theo số tiền tiết kiệm khoảng 15.000 USD.
Tuy nhiên, số tiền đó cũng nhanh chóng "bốc hơi" sau khi mua nhà, chi phí pháp lý cho thị thực lao động và mua một chiếc xe "tồi tệ" hỏng chỉ sau vài tháng, Gorny chia sẻ với CNBC.
Khi đó, công ty khởi nghiệp của anh có tên là Internet Communications vẫn chưa thể mang lại bất cứ khoản tiền nào. Vì vậy, để duy trì cuộc sống tại nơi đây, Gorny đã phải dành cả đêm và cuối tuần để làm những công việc khác như một người phục vụ đỗ xe và giặt thảm thương mại. Sau khi trả tiền nhà và chi phí đi lại, anh chỉ còn vài đô la mỗi ngày để mua thực phẩm và những nhu yếu phẩm khác.
"Tôi sống nhờ McDonald's", Gorny chia sẻ. " Tôi nhớ là một tuần một lần, tôi và bạn tôi đến sẽ đến Sizzler để ăn thả ga với giá 7,99 USD. Tôi luôn ăn nhiều nhất có thể , vì mỗi tuần chỉ có 1 lần tôi mới thực sự được thưởng thức bữa ăn của mình trọn vẹn."
Chia sẻ với BNBC, Gorny cho biết khi thành lập Ipower, ông không có nhiều tiền, nhưng ông biết cách xây dựng một công ty công nghệ. Năm 1996, ông đã giúp khởi động một công ty khởi nghiệp lưu trữ trang web tên Internet Communications, tuy rằng khởi đầu có chậm, nhưng với sự bùng nổ của Internet - điều đó có nghĩa mọi doanh nghiệp trên thế giới đều cần sự trợ giúp để xây lại một trang web. Đồng nghĩa với việc, các công ty lưu trữ web giai đoạn đầu đã chín muồi để mua lại.
Theo Gorny, năm 1998, Internet Communications đã được Interliant mua lại trong một thoả thuận trị giá khoảng 6 triệu đô la tiền mặt và cổ phiếu. Là một chủ sở hữu thiểu số, ông đã bỏ túi hơn 1 triệu USD và khi Interliant lên sàn vào năm 1999, số cổ phiếu ông kiếm được trong thoả thuận này trị giá hàng triệu đô la.
Kiếm và mất hàng triệu đô la
Tuy nhiên, khi cơn sốt dot - com chạm đáy vào năm 2001, công ty khởi nghiệp mới của Gorny đã thất bại và Interliant đã phá sản, điều đó đồng nghĩa với giá trị cổ phiếu của ông giảm mạnh xuống chỉ còn 6.000 USD.
"Ba năm (sau khi bán công ty khởi nghiệp đầu tiên) tôi không biết phải chi trả khoản thế chấp tiếp theo như thế nào" - Gorny cho biết.
"Biến áp lực thành động lực" - sau khi bán cổ phiếu mất giá của mình và dùng hàng nghìn đô la để mua hai máy chủ internet cho một dự án mới mang tên Ipower - chuyên xây dựng các công cụ phần mềm giúp mọi người có thể tạo trang web riêng mà không cần nhiều kiến thức kỹ thuật.
Chỉ trong vòng vài tháng, Ipower đã có hàng nghìn khách hàng mới, trở thành một trong những công ty lưu trữ web phát triển nhanh nhất cả nước.
Năm 2006, Gorny thành lập Nextiva - công ty giúp ông trở thành tỷ phú ngày nay, phần lớn nhờ vào cơ sở khách hàng lên đến 100.000 người và 200 triệu USD tiền tài trợ gần đây từ Goldman Sachs.
Đến năm 2007, ông bán Ipower cho công ty dịch vụ CNTT Endurance International trong một thỏa thuận được cho là trị giá 100 triệu USD.
Kinh nghiệm sống chật vật với 3 USD/ngày đã giúp ông kiên định với những nguyên tắc của mình, thay vì kiếm lợi nhanh chóng từ những dự án ngắn hạn thiếu tầm nhìn, Gorny nói.