meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Ngành thép vẫn đối diện với nhiều khó khăn khi giá bán quay đầu giảm

Thứ năm, 13/04/2023-15:04
Có thể thấy, việc cổ phiếu thép chiết khấu sâu về mức định giá thấp hiếm thấy chưa đủ để có thể kích thích dòng tiền bắt đáy quay trở lại khi triển vọng chưa thật sự sáng sủa.

Theo Nhịp sống thị trường, ông Trần Đình Long -  Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) tại kỳ ĐHĐCĐ thường niên vừa qua cho biết: “Giai đoạn khó khăn nhất của ngành thép đã qua”. 

Hay như ở Tập đoàn Hoa Sen (mã chứng khoán: HSG), ông Lê Phước Vũ - Chủ tịch HĐQT phát biểu ở Đại hội đồng cổ đông thường niên tổ chức vào ngày 10/3 rằng: “Thời điểm xấu nhất ngành thép có lẽ đã qua. 3 tháng tới HSG lời khoẻ, còn các tháng sau tôi không nói được".

Trong khi đó thì lãnh đạo Thép Nam Kim (mã chứng khoán: NKG) mặc dù từ chối đưa nhận định cụ thể về ngành thép, dù vậy vẫn nhấn mạnh giai đoạn khó khăn nhất trong thời gian hai quý vừa qua, khởi đầu năm 2023 dự đoán sẽ ổn hơn. 


Có thể thấy, việc cổ phiếu thép chiết khấu sâu về mức định giá thấp hiếm thấy chưa đủ để có thể kích thích dòng tiền bắt đáy quay trở lại khi triển vọng chưa thật sự sáng sủa
Có thể thấy, việc cổ phiếu thép chiết khấu sâu về mức định giá thấp hiếm thấy chưa đủ để có thể kích thích dòng tiền bắt đáy quay trở lại khi triển vọng chưa thật sự sáng sủa

Giá thép quay đầu giảm

Dù ngành thép được cho rằng sẽ có thể khởi sắc hơn so với thời điểm năm trước, tuy nhiên vẫn còn không ít khó khăn đang hiện hữu. Ở Hội nghị triển vọng thị trường thép Việt Nam - Trung Quốc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) - ông Đoàn Danh Tuấn nhận định, khía cạnh về cung - cầu và giá nguyên vật liệu chưa thể khẳng định giai đoạn khó khăn của ngành thép đã đi qua và sẽ bước vào thời kỳ phục hồi. 

Ông cũng cho biết thêm, hầu hết hoạt động sản xuất bị đình trệ, khó khăn quay lại không thể thay đổi nhiều. Trong kịch bản xấu, tình trạng này cũng có thể kéo dài đến năm 2023. 

Có một số doanh nghiệp lớn sản xuất thép như là Hòa Phát, Thép Việt Ý, Thép Việt Đức,... đã đồng loạt giảm tiếp 100.000 - 610.000 đồng/tấn với các sản phẩm thép xây dựng, đây chính là đợt giảm giá thứ hai kể từ đầu năm 2023. 

Trong đó thì doanh nghiệp hàng đầu ngành thép đó là Hòa Phát đã thực hiện đợt giảm giá lần thứ hai vào ngày 12/4. Cụ thể, đối với dòng thép cuộn CB240 giảm thêm 460.000 đồng/tấn và thanh vằn D10 CB300 giảm thêm 310.000 đồng/tán ở miền Bắc so với ngày 11/4. 

Ghi nhận ở trên thị trường quốc tế, giá thép thanh vằn ở thị trường Trung Quốc đã quay đầu giảm 3.972 CNY/tấn, so với đỉnh ngắn hạn 1 tháng trước giảm 9%. Cũng cùng xu hướng, giá HRC cũng đã phá vỡ xu hướng tăng giá từ đầu năm 2023, kể từ đầu tháng 3/2023 giảm mạnh hơn 15% xuống còn 1.107 USD/tấn.


P/B của cổ phiếu thép
P/B của cổ phiếu thép

"Ông lớn" Hòa Phát vẫn có thể lỗ trong quý 1/2023 

Cũng cần phải lưu ý rằng, nhu cầu tiêu thụ ở thị trường bất động sản vẫn trầm lắng, qua đó ngành thép cũng trực tiếp bị ảnh hưởng khá nặng. Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cũng đánh giá việc ban hành Nghị định 08 về quy định chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ chính là động lực để có thể thúc đẩy sự phục hồi của thị trường bất động sản. Chính vì thế mà KBSV dự báo sản lượng tiêu thụ của ngành thép vẫn duy trì ở mức thấp trong quý 2/2023. 

Còn theo nhóm phân tích KBSV, giá nguyên vật liệu sẽ giảm trong các quý sắp tới ở các quốc gia xuất khẩu nguyên liệu thép lớn như là Brazil, Australia cũng có thể sẽ hạ giá bán để đảm bảo được việc thu hút khách hàng khi mà nhu cầu tiêu thụ lớn ở Trung Quốc cũng sẽ suy giảm. Song song với đó, doanh nghiệp ở Mỹ cũng có kế hoạch khởi động lại các lò cao để phục vụ cho nhu cầu của thị trường với sự thiếu hụt nguồn cung ghi nhận trong quý 1/2023. 


Giá thép Hòa Phát miền Bắc trong 30 ngày qua
Giá thép Hòa Phát miền Bắc trong 30 ngày qua

Chính vì thế mà KBSV cho rằng, giá thép ở trên thị trường quốc tế cũng sẽ có sự suy giảm trong các quý sắp tới trong bối cảnh nguồn cung được khôi phục, tuy nhiên sản lượng tiêu thụ là ở mức thấp khi nhu cầu về bất động sản ở thị trường Mỹ và Trung Quốc chưa có dấu hiệu hồi phục rõ ràng. 

Và với đặc tính sản lượng thép bán ra phụ thuộc lớn vào thị trường bất động sản nội địa, Mirae Asset cho biết, việc ngành bất động sản trầm lắng trong năm 2023 sẽ kéo theo nhu cầu thép trong nước sẽ khó có được sự tăng trưởng. Mặc dù vậy, kỳ vọng vào việc giải ngân đầu tư công sẽ bù đắp được một phần sự suy giảm của thị trường bất động sản. Cũng từ đó đội ngũ phân tích dự phóng sản lượng thép nội địa trong năm 2023 giảm 11% về mức 17,89 triệu tấn trước khi hồi phục về mức sản lượng 19,3 triệu tấn vào năm 2024. 

Theo thống kê ước tính kết quả kinh doanh quý 1/2023, SSI Research cho rằng HPG vẫn có thể ghi nhận lỗ quý đầu tiên do công suất hoạt động tiếp tục giảm trước bối cảnh nhu cầu yếu. Mặc dù vậy thì SSI Research kỳ vọng mức lỗ có thể ít hơn nhiều so với mức lỗ của 2 quý liền trước nhờ sự hồi phục của giá thép. 

Đối với Tập đoàn Hoa Sen (mã chứng khoán: HSG), ban lãnh đạo ước tính lợi nhuận HSG có sự hồi phục khả quan kể từ tháng 1 và có thể đạt 50 đồng trong quý 2 niên độ tài chính năm 2023 nhờ vào việc giá thép gia tăng. Tuy nhiên, nhóm phân tích của SSI Research dự báo mức lợi nhuận trong quý vừa qua vẫn có thể giảm hơn 70% so với kết quả quý 2 NĐTC trong năm 2022. 

Cổ phiếu chững lại và định giá về mức hấp dẫn 

Thực tế cho thấy, chỉ sau thời gian 2 tháng sau khi tạo đáy hồi tháng 11/2022 hàu hết các cổ phiếu thép đều đã tăng hàng chục %, trong đó POM, HPG ghi nhận tăng trên dưới 50%, thậm chí là HSG và NKG còn gấp đôi thị giá vùng đáy. Mặc dù vậy thì cổ phiếu ngành thép sau giai đoạn phục hồi mạnh này đã có sự chững lại rõ rệt tính từ đầu tháng 2 đến nay. 

Hiện tại thì phần lớn các cổ phiếu vẫn còn đang giảm rất sâu so với mức đỉnh, trong đó bộ 3 HPG, HSG và NKG đều đã mất khoảng 40 - 60% so với thời điểm cách đây 1 năm. Và khả năng cao thì sự suy giảm trong hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thép cũng đã phản ánh một phần vào giá cổ phiếu. 

Cũng theo đó, thị giá có phần chững lại khiến cho mức định giá của hầu hết các cổ phiếu thép đã gần như bằng hoặc thậm chí là xuống dưới giá trị sổ sách. 

Xét về cơ bản, việc cổ phiếu thép chiết khấu sâu về định giá thấp hiếm thấy chưa đủ để có thể châm ngòi cho dòng tiền bắt đáy trở lại khi triển vọng chưa thực sự sáng cửa. 

Dù tạm thời vượt qua được giai đoạn kinh doanh khó khăn nhất nhưng doanh nghiệp thép khó có thể kỳ vọng một con sóng lớn vào lúc này khi mà ngành thép vẫn còn đang phải đối mặt với không ít thách thức trong thời gian sắp tới, đặc biệt là khi chu kỳ tăng trưởng ngành thép đã qua. 

Rủi ro từ phía thị trường Trung Quốc

Ngoài rủi ro từ nhu cầu yếu ở thị trường trong nước, việc Trung Quốc dự kiến gia tăng sản lượng xuất khẩu nhằm mục đích giảm sản lượng thép dư thừa cũng sẽ gây sức ép không hề nhỏ lên các doanh nghiệp Việt Nam. 

Số liệu từ Hải quan Trung Quốc cho thấy, xuất khẩu thép của nước này trong tháng 2/2023 tăng 70% so với cùng kỳ năm 2022, qua đó đạt mức cao nhất từ năm 2017. Tính chung trong thời gian 2 tháng đầu năm, lượng thép Trung Quốc xuất khẩu đạt mức 12,2 triệu tấn, tăng 49% và đây chính là mức cao nhất trong cùng giai đoạn các năm từ 2018 đến năm 2022. 

Mirae Asset Việt Nam (MASVN) nói rằng, việc các nhà sản xuất thép Trung Quốc gia tăng tìm kiếm đơn hàng xuất khẩu để có thể bù đắp cho sự suy giảm sản lượng nội địa khi chính thị trường bất động sản Trung Quốc rơi vào tình trạng đóng băng từ năm 2921 đến nay sẽ là rủi ro của ngành thép Việt Nam. 


Diễn biến cổ phiếu
Diễn biến cổ phiếu

Có thể thấy, bối cảnh này khiến cho sự cạnh tranh xuất khẩu giữa các quốc gia càng trở nên khốc liệt, bởi theo Mirae Asset Việt Nam (MASVN) thì mục tiêu chính của các quốc gia châu  u, Mỹ xoay quanh việc giảm áp lực về lạm phát. 

Đơn vị này cũng dự báo sản lượng thép trên toàn cầu năm 2023 chỉ đạt mức 1,86 tỷ tấn vào năm 2024, tăng 4%. Sản lượng xuất khẩu thép của Việt Nam dự kiến sẽ chỉ đạt mức 5,07 triệu tấn năm 2023, giảm 16% và trước khi hồi phục lên mức 5,512 triệu tấn vào năm 2024, ghi nhận tăng 10%.

Phó Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát - ông Trần Tuấn Dương cho biết, trước đây Việt Nam từng xuất khẩu lượng thép sang thị trường Trung Quốc bởi vì nhu cầu của thị trường này là rất lớn. Tuy nhiên, nhu cầu hiện nay của thị trường đã chững lại bởi ngành bất động sản có vấn đề. 

Ông Dương nói bên lề cuộc họp ĐHĐCĐ của Hòa Phát rằng: “Để có thể giải quyết khó khăn thì họ quay lại xuất khẩu và gây sức ép với thị trường thép thế giới. Điều này khiến cho việc xuất khẩu thép của Việt Nam sang các thị trường, trong đó có Trung Quốc sẽ khó hơn”. 

Ông Trần Đình Long cho biết thêm, việc Trung Quốc tăng cường xuất khẩu thép trong thời gian qua cũng sẽ tạo áp lực lớn cũng như cạnh tranh là điều không thể nào tránh khỏi. 

Ông Long nói rằng: “Trung Quốc chiếm đến một nửa sản lượng thép trên thế giới, chính vì thế sức ép của họ với xuất khẩu là vô cùng lớn. Bên cạnh đó, ngành thép trong nước cũng phát triển trong những năm qua với nhiều dự án thép mới rục rịch triển khai cho nên cạnh tranh trong nước cũng ngày một tăng”. 

Bên cạnh các rủi ro trên, Kinh tế trưởng của BIDV - TS Cấn Văn Lực cho rằng các doanh nghiệp ngành thép vẫn còn đối diện với 4 yếu tố khó khăn có bao gồm chi phí tài chính cao do lãi suất vẫn neo ở mức cao, nhiều doanh nghiệp đang gặp thách thức khi mà ngành thép phải chuyển đổi, tăng hàm lượng xanh khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ, EU, chi phí sản xuất cao khi giá điện tăng, rủi ro từ chính sách phòng vệ thương mại của các nước. 
 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

12 giờ trước

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

12 giờ trước

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

12 giờ trước

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

12 giờ trước

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

1 ngày trước