Triển vọng kém khả quan của ngành thép
BÀI LIÊN QUAN
Năm 2023, doanh nghiệp sản xuất thịt dự báo có triển vọng sángTriển vọng tươi sáng của lĩnh vực công nghệ dù thị trường chứng khoán 2022 lao dốcTriển vọng kinh doanh năm 2023: Xuất hiện ánh sáng nơi cuối con đường?Theo Zingnews, bức tranh lợi nhuận của các ngành dần trở nên sáng tỏ với những gam màu khác nhau trong bối cảnh doanh nghiệp bắt đầu báo cáo về kết quả kinh doanh quý IV và cả năm 2022. Theo đó, ngành thép ghi nhận kết quả kém khả quan mặc dù là một trong những ngành kinh doanh có vốn hóa lớn trên thị trường.
Triển vọng lợi nhuận của ngành thép khó có thể cải thiện trong ngắn hạn do sản lượng bán hàng quý IV liên tục sụt giảm mặc dù chưa có doanh nghiệp nào trong ngành báo cáo về kết quả kinh doanh trong quý IV 2022.
Năm 2023, ngành thép ít có cơ hội phục hồi do tiêu thụ vẫn còn yếu
Hiện nay, sản xuất và tiêu thụ thép 11 tháng năm 2022 tiếp tục ảm đạm khi giảm lần lượt là 11,3% và 6,8%. Trong khi đó thì giá nguyên liệu đầu vào ví dụ như quặng sắt, cuộn cán nóng (HCR) cũng đang có xu hướng tăng.Dự báo ngành thép năm 2023: Giá và lợi nhuận sẽ hồi phục chậm dù nhận được hỗ trợ bởi đầu tư công
Ở trong báo cáo triển vọng của ngành thép thì Công ty chứng khoán Rồng Việt đã cho rằng ngành thép vẫn có ít cơ hội hồi phục trong năm 2023 bởi tiêu thụ vẫn còn yếu cũng như áp lực về tỷ giá, lãi suất lên chi phí tài chính.Sự ảm đạm của ngành thép tiếp tục kéo dài sang quý cuối năm 2022
Các công ty chứng khoán dự báo, ngành thép chưa đi qua giai đoạn khó khăn. Là do nhu cầu trong những tháng cuối năm vẫn còn thấp khi bức tranh kinh tế vĩ mô trên thế giới rất u ám và ngày càng cạnh tranh gay gắt với thép giá rẻ của Trung Quốc.Chẳng hạn như nhà sản xuất thép lớn nhất cả nước - Hòa Phát (HPG) đã liên tục chứng kiến sản lượng bán hàng sụt giảm trong những tháng cuối năm 2022 và giảm xuống vùng đáy 2 năm. Nhà sản xuất thép này đã ghi nhận doanh số bán hàng giảm 7% trong cả năm 2022 so với năm 2021, ở mức 7,2 triệu tấn thép.
Trong bối cảnh đó, nhiều đơn vị đã đề cập đến triển vọng kém khả quan của ngành thép.
Nguy cơ lỗ thêm vào quý cuối năm 2022
Tại Công ty Chứng khoán SSI, các chuyên gia phân tích đã đề cập đến 4 điểm nhấn chính của ngành này trong năm 2022, trong đó có nhu cầu trong nước giảm nửa cuối năm, hoạt động xuất khẩu suy yếu, giá thép sụt giảm mạnh và lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành trở nên tồi tệ hơn. Cả 4 tín hiệu này đều chỉ ra rằng ngành thép đã có một năm nhiều khó khăn.
SSI cho biết do nhu cầu toàn cầu chậm lại nên xuất khẩu thép đã giảm đáng kể, nhất là tại thị trường châu u và thị trường Mỹ. Hiệp hội thép thế giới cho biết nhu cầu toàn cầu đã giảm 2,3% trong năm 2022 sau khi hồi phục 2,8% trong năm 2021. Theo ước tính, nhu cầu từ thị trường châu u giảm 3,5%, trong khi đó, tăng trưởng nhu cầu tại thị trường Mỹ giảm mạnh từ 21,3% còn 2,1% từ năm 2021 đến năm 2022.
Sản lượng tiêu thụ thép trong nước đã chứng kiến xu hướng giảm mạnh từ giữa năm sau khi tăng 15% trong quý I/2022 vì lãi suất tăng và thị trường bất động sản có nhiều biến động. Sản lượng tiêu thụ thép thành phẩm giai đoạn tháng 4-11/2022 theo đó đã giảm 4% so với cùng kỳ mặc dù quý III năm 2021 cũng chứng kiến mức so sánh thấp.
Giá thép xây dựng và HRC cũng tương tự với chỉ tiêu giá, sau khi tăng 20% trong 3 tháng đầu năm 2022 đã lần lượt giảm 22% và 35% vì nhu cầu suy yếu và hàng tồn kho ghi nhận ở mức cao.
Lợi nhuận của đa số công ty thép đều giảm mạnh trong 9 tháng đầu năm 2022, và chứng kiến mức lỗ lớn trong quý III cùng năm vì nhu cầu giảm mạnh và giá thép đi xuống, buộc các công ty phải gia tăng trích lập dự phòng hàng tồn kho.
Theo dự báo của các chuyên gia tại SSI, đa số công ty thép vẫn sẽ chứng kiến khoản lợi nhuận âm trong quý IV năm 2022.
Các chuyên gia phân tích tại Công ty Chứng khoán VNDirect cũng có quan điểm tương tự khi cho rằng đa số công ty thép đều chứng kiến kết quả kinh doanh trầm lắng trong 3 quý đầu năm 2022 vì nhu cầu thép suy yếu khiến cả giá bán và sản lượng đều giảm.
Ngoài ra, lãi suất tăng cùng với giá đầu vào tăng cao và đồng VNĐ suy yếu đã khiến nhiều doanh nghiệp trong ngành chứng kiến lỗ ròng trong quý III năm 2022. Đặc biệt là khoản lỗ ròng gần 1.800 tỷ đồng của Hòa Phát.
Hồi phục từ nửa sau năm nay
Triển vọng ngành thép trong năm 2022 được cho là tiếp tục gặp khó, nhất là trong nửa đầu năm trong bối cảnh thị trường chưa có nhiều chuyển biến.
Theo đánh giá của VNDirect, nhà sản xuất thép trong nước đang gặp nhiều khó khăn như nhu cầu xây dựng toàn cầu giảm, dư thừa nguồn cung và giá nguyên liệu đầu vào tăng.
Ngoài ra, triển vọng trong năm nay của ngành thép cũng chịu áp lực từ sự trầm lắng của thị trường bất động sản dân cư.
Theo các chuyên gia, hoạt động xuất khẩu thép của Việt Nam sẽ gặp khó trong thời gian tới, trước khi diễn biến dần cải thiện trong nửa cuối năm nay. Kỳ vọng này đến từ việc giá nguyên liệu đầu vào giảm, trong khi đó, thị trường Trung Quốc mở cửa trở lại và thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng sẽ giúp nhu cầu thép toàn cầu hồi phục.
Đầu tư công trong nước cũng là điểm sáng trong năm 2022 đối với ngành thép. Theo ước tính của VNDirect, giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 sẽ tăng 20-25% so với năm trước.
Tại SSI, các chuyên gia phân tích cho biết ngành thép vẫn sẽ gặp khó và chỉ bắt đầu xuất hiện tín hiệu hồi phục trong nửa sau của năm nay.
Như vậy, sự trì trệ của thị trường bất động sản và chính sách tiền tệ thắt chặt có thể khiến nhu cầu trong nước tiếp tục suy yếu. Bộ Xây dựng cho hay trong 3 quý đầu năm 2022, số lượng căn hộ mới được cấp phép xây dựng đã giảm 41% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, tiến độ của các dự án đang tồn đọng có thể chậm lại vì vấn đề thanh khoản trên thị trường địa ốc. Theo SSI, nhu cầu thép thành phẩm trong nước có thể ghi nhận giảm một con số trong năm nay.
Đối với thị trường xuất khẩu, nhu cầu thép toàn cầu hồi phục chậm vì rủi ro về suy thoái kinh tế. Trong khi đó, nhu cầu ở cả thị trường châu u và Mỹ dự kiến sẽ giảm trong năm 2023. Bởi vậy, theo dự báo của SSI, sản lượng xuất khẩu thép thành phẩm có thể giảm hơn 10% trong năm nay.
Vì nhu cầu từ thị trường Trung Quốc ổn định khi nước này mở cửa trở lại và có nhiều chính sách hỗ trợ hồi phục thị trường địa ốc, nên giá thép có thể ít biến động hơn. Đây là trợ lực của nhóm ngành này.
Theo dự báo của SSI, lợi nhuận ngành thép sẽ tiếp tục giảm trong nửa đầu năm 2023 và phục hồi dần vào cuối năm nhờ nhu cầu ở thị trường trong nước và xuất khẩu có khả năng hồi phục trở lại.