meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Triển vọng kinh doanh năm 2023: Xuất hiện ánh sáng nơi cuối con đường?

Thứ hai, 02/01/2023-22:01
Điều đáng nói, tình hình đơn hàng sụt giảm cũng diễn ra với nhiều ngành hàng xuất khẩu khác, ví dụ như ngành cao su đang chứng kiến sức mua giảm 20-30% đến từ các thị trường tiêu thụ do tình trạng lạm phát tăng cao ở nhiều quốc gia. Dự báo đến năm 2023, khó khăn này vẫn tiếp tục tiếp diễn.

Năm 2023 vẫn còn nhiều khó khăn

Chia sẻ với Doanhnhan.vn, ông Phạm Quang Anh - Tổng Giám đốc Công ty TNHH May mặc Dony cho biết, thời điểm hiện tại đang bước vào mùa vụ cuối năm nhưng nhà máy mới chỉ duy trì được một nửa đơn hàng do đơn hàng thiếu hụt. Nguyên nhân bởi, hàng loạt những thị trường xuất khẩu chính như EU, Mỹ… đều có nhu cầu sụt giảm, chuỗi đơn hàng cũng vì thế mà bị đứt gãy. 

Không chỉ khó khăn hiện tại, doanh nghiệp còn đối mặt với khó khăn lớn nhất đến từ sự suy giảm kéo dài cũng như tác động mạnh sang cả năm tới. Cụ thể, ông Phạm Quang Anh cho biết: “Năm 2022, khó khăn mới chỉ bắt đầu từ quý 4, thế nhưng năm 2023 khả năng những khó khăn sẽ càng kéo dài đến hết cả năm, do tình hình đơn hàng ngày càng giảm, thậm chí sẽ đi xuống cho đến giữa năm, sau đó mới phục hồi một cách chậm rãi. Tôi cho rằng, tình hình đơn hàng cho đến cuối năm 2023 vẫn còn yếu so với giữa năm nay”. 


Không chỉ khó khăn hiện tại, doanh nghiệp còn đối mặt với khó khăn lớn nhất đến từ sự suy giảm kéo dài cũng như tác động mạnh sang cả năm tới. Ảnh minh họa
Không chỉ khó khăn hiện tại, doanh nghiệp còn đối mặt với khó khăn lớn nhất đến từ sự suy giảm kéo dài cũng như tác động mạnh sang cả năm tới. Ảnh minh họa

Điều đáng nói, tình hình đơn hàng sụt giảm cũng diễn ra với nhiều ngành hàng xuất khẩu khác, ví dụ như ngành cao su đang chứng kiến sức mua giảm 20-30% đến từ các thị trường tiêu thụ do tình trạng lạm phát tăng cao ở nhiều quốc gia. Dự báo đến năm 2023, khó khăn này vẫn tiếp tục tiếp diễn. Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Anh - Giám đốc Công ty Đức Minh - Sài Gòn kiêm Chủ tịch Hội cao su - nhựa TP HCM nhận định: “Trong 2 quý đầu năm 2023 vẫn chưa thấy điểm sáng nào cho ngành cao su, dự báo khó khăn vẫn còn kéo dài, thậm chí còn khó hơn quý cuối cùng của năm nay”.

Đáng chú ý, khó khăn trong hoạt động sản xuất còn đang lây lan sang cả lĩnh vực tiêu dùng. Cả hai “ông lớn” thuộc lĩnh vực hàng tiêu dùng và bán lẻ là Tập đoàn Masan cùng với Thế Giới Di Động đều thừa nhận không đạt được kế hoạch kinh doanh đề ra cho năm nay, thậm chí còn sụt giảm khi so sánh với các năm trước. Cuối tháng 11/2022, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT Thế Giới Di Động từng chia sẻ tình hình kinh doanh với các nhà đầu tư và cho biết, một khi thu nhập của người lao động giảm xuống sẽ khiến sức mua giảm sút, tác động đến ngành bán lẻ, trong đó có Bách Hóa Xanh.

Theo dự báo của người đứng đầu Thế Giới Di Động, những khó khăn như hiện tại có thể kéo dài ít nhất cho đến quý đầu năm tới. Nếu như tình hình trên thế giới tiếp tục bất ổn, có thể khó khăn sẽ kéo dài đến tận quý 2 hoặc quý 3, đến quý cuối năm sau, tình hình sẽ dần dễ chịu hơn. Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, khó khăn chung trong năm 2023 chủ yếu đến từ nhu cầu tiêu dùng suy giảm đến từ các quốc gia đang phát triển.  

Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, hai động lực chính của Việt Nam là xuất khẩu cùng với tiêu dùng nội địa đều đã chững lại do các yếu tố lạm phát trên phạm vi toàn cầu. Cũng theo IMF, trong năm 2023, có nhiều yếu tố bất lợi cho nền kinh tế Việt Nam, bao gồm: Nhu cầu bên ngoài chậm lại, động lực xuất khẩu suy yếu cùng với điều kiện tài chính ngày càng thắt chặt hơn. Đáng chú ý, theo nhận định của Natixis Bank, một khi nhu cầu của Mỹ và EU giảm nhanh sẽ khiến Việt Nam bị chịu ảnh hưởng nhiều nhất tại khu vực châu Á. 

Doanh nghiệp cầm cự, chờ đợi thời cơ

Thời điểm hiện tại, bối cảnh thị trường chuyển biến xấu đã khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch cho năm tới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn không ngừng nỗ lực và tìm kiếm các đơn hàng cũng như tìm phương án thích ứng để có thể duy trì sản xuất và việc làm cho người lao động. Theo ông Phạm Quang Anh, Công ty Dony hiện đang phải nhận làm thêm những sản phẩm không phải là thế mạnh của mình, hoặc nhận đơn hàng số lượng ít để người lao động có việc làm ổn định hơn. Bên cạnh đó, công ty cũng chuyển sang tìm kiếm những đơn hàng với số lượng nhiều hơn, giá rẻ hơn để duy trì hoạt động sản xuất cho nhà máy.


Đối với ngành rau quả, ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng Giám đốc Công ty Vina T&T Group, chia sẻ doanh nghiệp trong năm 2023 đặt mục tiêu tăng trưởng 40% so với năm trước
Đối với ngành rau quả, ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng Giám đốc Công ty Vina T&T Group, chia sẻ doanh nghiệp trong năm 2023 đặt mục tiêu tăng trưởng 40% so với năm trước

“Chúng tôi đã phải tối ưu tất cả chi phí nhằm đưa ra mức giá cạnh tranh nhất có thể, đồng thời cố gắng lấy được đơn hàng thực hiện bất chấp những đơn đầu tiên gần như không có lãi. Tuy nhiên, đây chính là sự nỗ lực, trước mắt là để có việc cho người lao động, thứ hai là với đơn hàng số lượng lớn sẽ cần thời gian để công nhân quen việc, tăng năng suất thì mới có được lợi nhuận”, ông Quang Anh bổ sung.

Chia sẻ thêm về kế hoạch năm tới, đại diện của Dony cũng cho biết, công ty trước những biến động lớn cũng như những bất ngờ của thị trường đã buộc phải đi theo hướng thận trọng hơn. Theo đó, chiến lược khách hàng cũng chủ yếu tập trung vào nhóm khách hàng mới, có nhu cầu với số lượng lớn và giá rẻ, dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam. 

Cũng theo chia sẻ của ông Quang Anh, Dony vào khoảng một tháng trước cũng đối diện với tình trạng không có hoặc có nhưng rất ít đơn hàng sản xuất, nhưng may mắn sau đó công ty đã tìm được những đơn hàng dịch chuyển từ Trung Quốc sang, đã xuất được 2 container 40 feet đi Mỹ, nhờ đó mà công nhân mới có đủ việc làm cho đến cuối năm. Tiếp đến, công ty đã chốt được đơn hàng khác cũng là khách hàng từ Trung Quốc dịch chuyển sang.

Đối với ngành rau quả, ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng Giám đốc Công ty Vina T&T Group, chia sẻ doanh nghiệp trong năm 2023 đặt mục tiêu tăng trưởng 40% so với năm trước. Được biết, cơ sở để đặt mục tiêu đầy tham vọng này là tiềm năng xuất khẩu ngành rau quả trong năm tới sẽ rất lớn khi Trung Quốc mở cửa trở lại, cộng thêm việc nhiều loại trái cây đã được mở cửa sang nhiều thị trường khác.

Ví dụ như, trái sầu riêng đã được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Mỗi năm, thị trường tỷ dân chi khoảng 4,5 tỷ USD để nhập khẩu rau quả từ các nước. Việt Nam có địa thế hơn nhiều nước khác khi địa lý gần, việc chuyển cũng nhanh hơn, vì thế loại quả này được kỳ vọng sẽ mang về cho ngành nông nghiệp Việt Nam hơn 1 tỷ USD. 

Cụ thể, ông Nguyễn Đình Tùng chia sẻ: “Năm 2023 sẽ là thời điểm mà ngành rau quả bùng nổ. Theo như dự báo, mức tăng trưởng của toàn ngành trong năm tới có thể lên đến 20%-30% khi Trung Quốc dần dỡ bỏ chính sách “Zero Covid” trong khi những quốc gia khác cũng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến những loại sản phẩm tốt cho sức khỏe, những mặt hàng tươi ngon và dinh dưỡng như trái cây Việt Nam”.

Các chuyên gia kinh tế cũng khuyến nghị, trong bối cảnh năm tới vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức, các doanh nghiệp cần đưa ra những phương án kinh doanh ít nhất là theo 2 kịch bản khác nhau, chấp nhận hi sinh lợi nhuận và quản lý tốt dòng tiền, đặc biệt là giữ chân khách hàng để chờ đến thời điểm hồi phục. 


Ánh sáng nơi cuối con đường mà các doanh nghiệp có thể kỳ vọng chính là sự ổn định của thị trường tài chính Việt Nam năm 2023. Ảnh minh họa
Ánh sáng nơi cuối con đường mà các doanh nghiệp có thể kỳ vọng chính là sự ổn định của thị trường tài chính Việt Nam năm 2023. Ảnh minh họa

Ánh sáng nơi cuối con đường mà các doanh nghiệp có thể kỳ vọng chính là sự ổn định của thị trường tài chính Việt Nam năm 2023. Cụ thể mới đây, một báo cáo tổng kết năm 2022 của Ngân hàng Nhà nước cho biết, 3 bài toán lớn nhất của ngành ngân hàng là căng thẳng tín dụng, tỷ giá cùng với niềm tin trên thị trường đều đã được hóa giải. Vì thế, các chuyên gia kinh tế càng thêm tin tưởng, lãi suất trong quý đầu năm sau sẽ hạ nhiệt, đến cuối quý 2 sẽ dần ổn định. 

Chi tiết hơn, TS. Đinh Thế Hiển dự báo: “Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sẽ có nguồn tín dụng tăng dần cùng với lãi suất tốt từ quý 2/2023 trở đi. Cũng vào thời điểm này, hoạt động xuất khẩu cũng có thể phục hồi và nền kinh tế nội địa sẽ giảm khó khăn và có sự tăng trưởng tích cực từ quý 3/2023 nhờ hiệu ứng đầu tư công và ổn định tài chính tiền tệ”.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

1 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

1 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

1 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

1 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

1 ngày trước