Năm 2023, ngành thép ít có cơ hội phục hồi do tiêu thụ vẫn còn yếu
BÀI LIÊN QUAN
Tổng lượng thép tiêu thụ toàn ngành sụt giảm mạnhDự báo ngành thép năm 2023: Giá và lợi nhuận sẽ hồi phục chậm dù nhận được hỗ trợ bởi đầu tư côngMỹ và EU có thể sẽ áp thuế mới lên thép, nhôm của Trung Quốc11 tháng năm 2022, sản xuất thép thành phẩm đạt mức 27,12 triệu tấn
Báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) được công bố ngày 19/12 cho thấy, sản xuất thép thành phẩm tháng 11/2022 đạt mức 1,825 triệu tấn, so với tháng 10/2022 giảm 10,78% và so với cùng kỳ 2021 giảm 36,8%. Tiêu thụ thép các loại đạt mức 1,942 triệu tấn, so với tháng trước tăng 2,87% nhưng so với cùng kỳ giảm 16,2%.
Và tính chung trong 11 tháng năm 2022, sản xuất thép thành phẩm đạt mức 27,12 triệu tấn, so với cùng kỳ năm 2021 giảm 11,3%. Còn bán hàng thép thành phẩm cũng đạt mức 25,1 triệu tấn, so với cùng kỳ năm 2021 giảm 6,8%.
Xét về tình hình xuất khẩu, số liệu cập nhật đến ngày 10/2022 cho thấy, xuất khẩu thép thành phẩm của Việt Nam cũng ghi nhận đạt mức 531 nghìn tấn, so với tháng trước giảm 0,25% và so với cùng kỳ năm 2021 giảm 57%. Còn trị giá xuất khẩu cũng đạt mức 434 triệu USD, so với tháng 9 năm 2022 tăng 1,17% nhưng so với cùng kỳ năm 2021 giảm 65,66%.
Nhiều khó khăn đang chờ đợi các doanh nghiệp thép Việt
Hiện tại, dù hầu hết các doanh nghiệp thép chưa báo cáo kết quả kinh doanh quý 4/2022, nhưng nhìn vào kết quả kinh doanh quý 3 của doanh nghiệp cũng có thể thấy được những khó khăn của ngành này.Cổ phiếu thép đua nhau "xanh tím", Hòa Phát "gỡ gạc" lại 2 tỷ USD vốn hóa sau một tháng
Đà tăng mạnh từ đáy đã giúp các doanh nghiệp thép "gỡ gạc" hàng nghìn, thậm chí hàng chục tỷ đồng vốn hóa sau 1 tháng. Theo đó, Hòa Phát đã nhanh chóng lấy lại 47.700 tỷ đồng (~2 tỷ USD), trở lại top 10 doanh nghiệp giá trị nhất sàn HoSE với giá trị vốn hóa đạt 118.600 tỷ đồng.Cũng tính chung trong thời gian 10 tháng năm 2022, Việt Nam cũng đã xuất khẩu khoảng 6,99 triệu tấn thép so với cùng kỳ năm trước giảm 36,92%. Giá trị xuất khẩu cũng đạt mức 6,945 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021 giảm 28,92%.
Có thể thấy, thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là khu vực ASEAN (ghi nhận 42,22%), Khu vực EU (ghi nhận 16,92%), Hoa Kỳ (ghi nhận 7,71%), Hàn Quốc (ghi nhận 5,9%) và Hồng Kông (Trung Quốc) ghi nhận là 5,67%).
Cũng từ chiều ngược lại thì trong tháng 10/2022, nhập khẩu thép thành phẩm vào Việt Nam cũng đạt mức 831 triệu tấn với kim ngạch ghi nhận đạt mức 731 triệu USD, so với tháng trước tăng 11,8% về lượng và tăng 2,86% về trị giá, nhưng giảm 9,15% về lượng và giảm 21,43% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Và tính chung trong thời gian 10 tháng năm 2022, nhập khẩu thép thành phẩm các loại về Việt Nam đạt mức khoảng 9,76 triệu tấn với trị giá ghi nhận hơn 10,29 tỷ USD, so với cùng kỳ 2021 giảm 8,38% về lượng nhưng lại tăng 6,87% về giá trị.
Các quốc gia cung cấp thép chính cho Việt Nam có bao gồm Trung Quốc (ghi nhận 44,11%), Nhật Bản (ghi nhận 15,65%), Hàn Quốc (ghi nhận 11,11%), Đài Loan (ghi nhận 9,74%) và Ấn Độ (ghi nhận 8,55%).
VNSteel cho biết nhu cầu thị trường ở trong nước vẫn đang duy trì ở mức thấp
Còn về tình hình thị trường nguyên liệu sản xuất thép, theo báo cáo của VSA cho thấy, giá quặng sắt vào ngày 9/12/2022 được giao dịch ở mức 110,45 - 110,95 USD/tấn CFR cảng Thiên Tân (Trung Quốc), so với thời điểm đầu tháng 11/2022 tăng khoảng 22.75 USD/tấn.
Cũng theo đó, giá than mỡ luyện cốc xuất khẩu ở cảng Úc vào ngày 9/12/2022 được giao dịch ở mức khoảng 230,25 USD/tấn FOB, so với đầu tháng 11/2022 giảm mạnh 71,75 USD/tấn.
Cũng trong tháng 11/2022, thép phế nội địa cũng đã tăng nhẹ khoảng 200 đồng/kg và giữ mức từ 8.200 đến 9.200 đồng/kg. Trái lại thì giá thép phế liệu nhập khẩu cảng Đông Á cũng ở mức là 350 - 366 USD/tấn CFR Đông Á từ thời điểm cuối tháng 11 cùng những ngày đầu tháng 12/2022 ghi nhận giảm 28 USD/tấn so với thời điểm đầu tháng 11/2022.
Và theo cập nhập giá điện cực than chì ở Trung Quốc, báo cáo của VSA cũng cho biết trái với đánh giá của thị trường thì giá GE cũng đã tăng vào thời điểm cuối tháng 10 và tháng 11. Giá cũng đã trở lại mức trước đây bởi nhu cầu không đủ. Xu hướng giá tương tự cũng đã được nhìn thấy ở các thị trường xuất khẩu. Biên lợi nhuận của các nhà sản xuất điện cực UHP 600 phần lớn thì vẫn ở mức ổn định so với tháng trước ở mức ghi nhận từ 215 USD – 250 USD/tấn. Còn các nhà sản xuất cũng đã cố gắng tăng giá vào đầu tháng 11/2022 nhưng họ cũng phải tiến hành điều chỉnh giá vào cuối tháng. Giá cho các điện cực UHP 600 cũng đang ở mức 3.200 USD/tấn.
Còn giá cuộn cán nóng (HRC) vào ngày 9/12/2022 cũng đang ở mức 571 USD/tấn còn CFR cảng Đông Á ghi nhận tăng mạnh 83 USD/tấn. Nhìn chung thì thị trường thép cán nóng thế giới cũng có sự biến động đã khiến cho thị trường HRC ở trong nước thêm khó khăn bởi vì các doanh nghiệp sản xuất thép dẹt sử dụng HRC làm nguyên liệu sản xuất.
Đưa ra nhận định về thị trường thép tháng 11/2022, Tổng công ty Thép Việt Nam-CTCP (VNSteel) cũng cho biết rằng nhu cầu thị trường ở trong nước vẫn đang duy trì ở mức thấp và tiêu thụ chậm khiến cho các nhà máy phải điều chỉnh cắt giảm sản lượng hoặc là thông báo dừng sản xuất bởi tiêu thụ chậm và tồn kho ở mức cao.
Cũng theo đánh giá từ phía VNSteel, triển vọng phục hồi nhu cầu tiêu thụ thép trên toàn cầu cũng tiếp tục gặp khó khăn khi lạm phát cao. Hơn thế là việc thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt ở nhiều quốc gia cũng tiếp tục làm giảm đi triển vọng phục hồi kinh tế trên thế giới trong tháng 12/2022.
Còn thị trường trong nước cũng chưa có dấu hiệu phục hồi rõ rệt lại thêm thị trường bất động sản đang gặp nhiều khó khăn cũng sẽ có ảnh hưởng đến tiêu thụ của ngành thép. Ngoài ra, hiện nay các doanh nghiệp cũng đều đang tìm cách phục hồi lại sản lượng cũng như cải thiện kết quả lợi nhuận trong tháng cuối cùng của năm 2022 từ đó khiến cho mức độ cạnh tranh giữa các nhà máy ngày càng trở nên khốc liệt và giá bán cũng tăng lên.