Sự ảm đạm của ngành thép tiếp tục kéo dài sang quý cuối năm 2022
Trong quý III/2022, những doanh nghiệp thép lớn như Tập đoàn Hoa Sen (Mã: HSG), Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG), Thép Nam Kim (Mã: NKG), Tổng Công ty Thép Việt Nam (Mã: TVN),... đều công bố mức lỗ kỷ lục vì nhu cầu yếu, giá bán giảm, nguyên liệu đắt đỏ, chi phí tài chính lên cao.
Các tổ chức lớn cho rằng tình hình khó khăn này sẽ không sớm cải thiện. Hiệp hội Thép Thế giới (WSA) nhận định, nhu cầu thép toàn cầu năm 2022 dự kiến sụt giảm 2,3% xuống còn 1.797 triệu tấn, rồi phục hồi 1% vào năm 2023 đạt gần 1.815 triệu tấn.
Nhu cầu của Liên minh châu u (EU) - Thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, ước tính giảm 3,5% trong năm nay, có thể xuống 1,3% vào năm sau. Trong khi tăng trưởng nhu cầu của thị trường Mỹ có thể giảm từ mức 2,1 trong năm 2022 xuống còn 1,6% vào năm 2023.
Bất chấp giá giảm, thị trường thép cuối năm vẫn vô cùng ảm đạm
Thông tin từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho thấy, chỉ tính riêng trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8 năm nay, giá thép trong nước đã trải qua tổng cộng 15 lần điều chỉnh, giảm từ mức gần 20 triệu đồng/tấn xuống chỉ còn hơn 14 triệu đồng/tấn. Dù giá bán giảm mạnh nhưng thị trường thép cuối năm vẫn vô cùng ảm đạm khiến cho nhiều doanh nghiệp gặp khó.Ngành thép Trung Quốc đứng trước nguy cơ vỡ nợ
Ngành thép Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ phá sản do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng bất động sản tại quốc gia này.Lợi nhuận trượt dài sau khi đạt đỉnh, cổ phiếu thép "dắt tay nhau" về dưới mệnh giá, chỉ còn 2 cái tên giao dịch trên vùng 1x
Các đợt giảm mạnh liên tiếp gần đây đã thổi bay thành quả tăng giá mà nhóm cổ phiếu thép đạt được trong cả năm 2021. Hầu hết cổ phiếu đều đã giảm từ 70-80% từ đỉnh và rơi về vùng đáy 2 năm.Suốt 3 quý vừa qua, sản lượng thép của 8 trên 10 quốc gia chủ lực ngành này giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2021. Riêng Ấn Độ và Iran là hai quốc gia ghi nhận tăng trưởng nhưng không quá 10%.
SSI cho biết, thị trường trong nước ghi nhận nhu cầu thép dẹt không bị phụ thuộc nhiều vào ngành bất động sản, vì tỷ trọng thép dẹt từ kênh dân dụng nhiều hơn thép xây dựng.
Nhưng nhu cầu thép dẹt trong dân dụng ngắn hạn vẫn sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực do lãi suất tăng cao và suy thoái kinh tế. Do đó, các doanh nghiệp sẽ tập trung vào mảng tôn mạ và ống thép như Nam Kim hay Hoa Sen vẫn có khả năng gặp khó khăn.
Tại Việt Nam, giá thép có thể ổn định hơn khi giá thép trung bình của Trung Quốc đã hồi phục khoảng 10% so với đợt đáy cuối tháng 10. Nguyên nhân do Bắc Kinh đã công bố giải pháp hỗ trợ thị trường BĐS. Sản lượng thép tồn kho của nước này đã giảm được 50% so với mức đỉnh vào tháng 3.
SSI cho rằng, giá thép sẽ khó tiếp tục hồi phục rõ nét vì nhu cầu toàn cầu còn yếu. Chưa kể nhu cầu thấp và mức dư cung trong nước khá lớn sẽ gây áp lực lên giá bán của các nhà sản xuất Việt Nam.
Theo dự đoán của SSI, sản lượng tiêu thụ của Tập đoàn Hoa Sen vào năm 2023 có thể giảm 20,6%, chỉ còn 1,42 triệu tấn. Sản lượng xuất khẩu giảm tới 42%, xuống 508.000 tấn. Trong khi đó, sản lượng tiêu thụ nội địa dự kiến giữ nguyên ở mức 913.000 tấn.
Giá thép cuộn cán nóng (HRC) trong năm 2022 giảm trung bình 36% so với năm ngoái. SSI ước tính giá bán trung bình trong năm 2023 vẫn giảm gần 29%.
Chi phí liên quan tới bán hàng dự kiến giảm 42%, chỉ còn 2.200 tỷ đồng vì doanh số bán hàng và chi phí vận tải đồng loạt giảm. Doanh thu theo đó có khả năng giảm tới 44%, tuy nhiên lợi nhuận ròng trong năm 2023 có thể phục hồi 65% lên 415 tỷ đồng.
Với Nam Kim, theo SSI ước tính, sản lượng tiêu thụ cả năm 2022 chỉ còn 884.000 tấn, giảm 18,4% so với năm ngoái, tiếp tục giảm 13,7% còn 763.000 tấn trong năm 2023.
Dự kiến sản lượng xuất khẩu sẽ giảm lần lượt là 31% và 22% trong năm 2022 và 2023, xuống còn 497.000 tấn và 387.500 tấn. Sản lượng tiêu thị tại thị trường trong nước lại tăng 6,5% trong năm nay, nhưng giảm 3% vào năm sau chỉ còn 376.000 tấn.
SSI ước tính, giá bán bình quân của Nam Kim trong năm 2022 có thể giảm 5%, năm 2023 giảm 20%.
Dựa theo các dự đoán trên, doanh thu kỳ vọng trong năm 2022 là 21.900 tỷ đồng và năm 2023 là 15.000 tỷ đồng, tương đương với giảm lần lượt 22% và 31%.
Lợi nhuận năm 2022 có khả năng giảm còn 8 tỷ đồng so với mức lãi tới 2.225 tỷ năm 2021. Năm 2023, lãi sau thuế nhiều khả năng phục hồi, nhưng chỉ đạt mức 126 tỷ đồng.
Theo Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), sản lượng tiêu thụ trong quý IV/2022 còn thấp hơn quý III vì triển vọng kinh tế vĩ mô toàn cầu ảm đạm, sức cạnh tranh tăng cao với thép giá rẻ của Trung Quốc và doanh nghiệp thép khác của Việt Nam.
Nhiều khả năng diễn biến này sẽ kéo dài tới giữa năm 2023. Giá HRC giảm mạnh kể từ tháng 10, tuy nhiên xu hướng giảm chậm lại vì nguồn cung toàn cầu hạn chế.
Hàng tồn kho cao, giá bán giảm cùng với dự phòng hàng tồn kho lớn có thể khiến biên lợi nhuận gộp quý cuối năm của Nam Kim giảm từ âm 3,6% vào quý III xuống âm 27,4% vào quý IV.
Theo dự báo của VDSC, doanh thu trong quý cuối năm của Nam Kim chỉ là 2.630 tỷ đồng, giảm tới 70% so với cùng kỳ năm ngoái. Ước tính lỗ sau thuế là 865 tỷ đồng, ngược lại so với khoản lãi ròng 452 tỷ đồng vào quý IV/2021.
Như dự báo thì Nam Kim sẽ lỗ ròng 575 tỷ đồng trong năm 2022, con số khá bi quan so với ước tính lãi 8 tỷ đồng của SSI.
Lạm phát giảm đi từ giữa năm sau, điều này khuyến khích nhu cầu tôn mạ toàn cầu, thúc đẩy sản lượng xuất khẩu tăng. Theo VDSC, xuất khẩu sẽ khó hồi phục nhanh chóng vì chính sách thương mại tại các thị trường đang thách thức những nhà sản xuất Việt Nam.
Ủy ban châu u tái áp đặt hạn ngạch thuế quan lên mặt hàng tôn mạ của Việt Nam từ tháng 7/2022 đến giữa năm 2024, xem xét áp thuế chống bán phá giá cho thép nhập khẩu.
VDSC nhận định, nhu cầu của thị trường trong nước sẽ được hỗ trợ qua việc giải ngân đầu tư công mạnh hơn vào năm sau, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Vì những lý do này, VDSC đưa ra dự báo vào năm 2023, sản lượng tôn bán ra của Nam Kim tăng 10,6%, trong đó xuất khẩu tăng 10%, trong nước tăng 12%. Sản lượng thép ống dự kiến tăng 8,5%. Trong nửa đầu năm sau giá bán sẽ giảm rồi nhanh chóng trở lại xu hướng tăng vào 6 tháng cuối năm vì nhu cầu phục hồi trên toàn cầu.