Ngành thép Trung Quốc đứng trước nguy cơ vỡ nợ
BÀI LIÊN QUAN
Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang gánh chịu những áp lực gì?Ngành hàng không Trung Quốc vẫn chịu những thiệt hại lớnMỹ khó có thể chiếm ngôi đầu bảng của Trung Quốc trên cuộc đua sản xuất pin xe điệnTheo VnEconomy, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng bất động sản Trung Quốc đang khiến nhu cầu tiêu thụ thép giảm mạnh, ngành thép nước này đang đi vào một giai đoạn ảm đạm mới, còn chưa kể tới mô hình tăng trưởng dựa theo xây dựng mà Bắc Kinh theo đuổi đang trở nên thiếu sự bền vững. Một số lượng lớn doanh nghiệp thép của Trung Quốc đang gặp tình trạng phá sản trong bối cảnh như vậy.
Đây thực ra không phải là một thách thức mới của ngành thép nước này mà đã có cách đây mấy tháng. Ở cuộc họp công ty hồi tháng 6, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch của hãng thép Hebei Jingye Steel Group – ông Li Ganpo đã đưa ra cảnh báo rằng Trung Quốc có thể phải chứng kiến cuộc khủng hoảng ngành thép kéo dài tới 5 năm, và ⅓ số nhà máy thép tại đây có thể phá sản. Theo một tài liệu về cuộc họp do hãng tin Bloomberg thu thập được, ông Li phát biểu rằng: “Toàn ngành đang lỗ lớn và tôi không rõ điểm dừng của tình trạng này là khi nào”.
Ngành thép diễn biến như thế nào sau câu nói kinh điển "ngu gì không làm thép" của ông Lê Phước Vũ?
Được biết, Hoa Sen từng lên kế hoạch thực hiện dự án Cà Ná, tạo ta 16 triệu tấn thép mỗi năm. Mặc dù vậy, dự án này cũng đã bị yêu cầu tạm dừng để tính toán kỹ nhu cầu thị trường thép trong nước và thế giới.Nhiều ông lớn ngành thép thế giới cũng ngập trong nước mắt vì doanh thu lao dốc
Không chỉ giá thép trong nước mà giá thép thế giới cũng đang có xu hướng giảm mạnh. Không riêng gì Hòa Phát báo lỗ, một loạt những ông lớn ngành thép thế giới như Cleveland-Cliffs, United States Steel Corp, Nucor Corp hay Steel Dynamics cũng ghi nhận lợi nhuận quý 3 thấp kỷ lục khi giá thép giảm mạnh so với cùng kỳ các năm.Loạt doanh nghiệp ngành thép vừa trải qua một quý thua đậm
Quý III/2022, nhiều công ty thép ghi nhận mức lợi nhuận thấp kỷ lục trong bối cảnh sản lượng tiêu thụ hạn chế, giá bán liên tục giảm và lượng hàng tồn kho cao. Nhìn chung, đây là giai đoạn khó khăn của nhóm doanh nghiệp ngành thép.Thị trường trong nước Trung Quốc tiêu thụ khoảng 95% số thép được sản xuất nội địa. Tiêu thụ trong nước chiếm khoảng 1 tỷ tấn trong số khoảng 1,2 tỷ tấn thép được sản xuất hàng năm tại nước này. Mặt khác, ngành đất chiếm ít nhất ⅓ nhu cầu thép trong nước vì vốn là đối tượng tiêu thụ thép chủ chốt ở Trung Quốc, vì vậy cuộc khủng hoảng bất động sản đang khiến ngành thép lao dốc.
Hiện nay, ngành địa ốc Trung Quốc vẫn đang chìm trong cuộc khủng hoảng chưa thể kết thúc, với những rủi ro lớn đối với các nhà chức trách, ngân hàng, doanh nghiệp bất động sản và người mua nhà tại quốc gia tỷ dân. Trang AG Metal Miner cho biết có khoảng 29% doanh nghiệp địa ốc Trung Quốc hiện nay cảnh báo nước nguy cơ rơi vào tình trạng vỡ nợ.
Theo nhận định của các chuyên gia phân tích, với việc chuyển dịch sang một mô hình tăng trưởng bền vững hơn khi giảm sự phụ thuộc vào đầu tư phát triển hạ tầng và bất động sản, chính phủ Trung Quốc sẽ đồng tình để thị trường bất động sản nước này tự thanh lọc và cải tổ, chấp nhận chịu cảnh đổ vỡ. Hiện nay, không có dấu hiệu nào chỉ ra rằng Bắc Kinh sẽ cứu vớt những doanh nghiệp địa ốc lớn như Evergrande Group. Ngoài ra, còn tiếp tục duy trì những quy định nghiêm ngặt để hạn chế hoạt động vay nợ của các công ty bất động sản.
Chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI ngành thép Trung Quốc hồi tháng 8 đã giảm xuống mức thấp nhất tính từ năm 2008. Chỉ số này mới đây đã phục hồi, tuy nhiên mức điểm vẫn nằm dưới 50, cho thấy sự sụt giảm thay vì đi lên. Theo dự báo của Ngân hàng Goldman Sachs, nhu cầu thép của Trung Quốc sẽ giảm khoảng 5% trong năm nay.
Bên cạnh đó, ngành thép cũng không thể chờ đợi một gói đầu tư hạ tầng lớn như giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 dù kinh tế Trung Quốc đang giảm mạnh và có thể không thể hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5,5% năm 2022. Đó là vì Bắc Kinh không muốn tăng gánh nặng nợ nần và họ muốn dịch chuyển sang mô hình phát triển bền vững hơn như đã đề cập bên trên.
CEO Leland Miller của China Beige Book International, một công ty chuyên theo dõi ngành thép Trung Quốc nhận định rằng: “Câu chuyện lần này thực sự rất khác. Trong khi ngành địa ốc không còn duy trì được vai trò đầu tàu tăng trưởng, thép và những hàng hóa cơ bản khác sẽ không còn được hưởng lợi của nguồn vốn tín dụng bất tận”.
Trong ngắn hạn, khó khăn mà ngành thép Trung Quốc đối mặt là sự đình trệ của một số lượng lớn những dự án bất động sản, mà điển hình chính là việc người mua nhà dừng việc trả nợ vay thế chấp nhà. Họ đưa ra tuyên bố tạm hoãn thanh toán những khoản đáo hạn cho ngân hàng cho đến khi dự án được hoàn tất. Thời gian qua, giá thép xây dựng tại Trung Quốc đã giảm mạnh dù sản lượng thép cũng đang trên đà giảm.
Doanh nghiệp thép Trung Quốc muốn giảm sản lượng hơn nữa để cứu giá thép. Tuy nhiên, theo tiết lộ từ nguồn tin trong ngành, chính quyền các địa phương muốn nhà máy thép nỗ lực duy trì sản lượng để không tác động đến những số liệu kinh tế.
Một số nhà máy thép từng xuất phát từ những xưởng nhỏ ở nông thôn rồi mới trở thành doanh nghiệp trị giá nhiều tỷ USD. Họ từng được xem là nhà vô địch trong sự bùng nổ kinh tế của Trung Quốc. Theo nhận định của các nhà phân tích, ngành bất động sản Trung Quốc sẽ thoát khỏi cuộc khủng hoảng ở một thời điểm nào đó. Tuy nhiên cơ hội để tạo ra sự tăng trưởng mạnh mẽ trong nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới như ở những năm trước là rất khó. Do vậy, cơ hội của các công ty thép Trung Quốc không được như trước đây nữa.
Các chuyên gia cho rằng nhu cầu thép tại Trung Quốc đã qua thời kỳ đỉnh và sẽ là một vòng xoáy dần đi xuống từ nay trở đi.
Theo dữ liệu từ ngành thép Trung Quốc, chưa đầy 20% doanh nghiệp thép ở quốc gia này có lãi trong tháng 7, so với tỉ lệ vào tháng 3 đạt được 80%.
Trong bối cảnh thị trường thép Trung Quốc lao dốc, các nhà sản xuất thép quốc gia này cũng gặp khó khăn khi dựa vào xuất khẩu bởi kinh tế thế giới đứng trước nguy cơ suy thoái. Tờ báo tài chính Trung Quốc Caixin cho biết trong tháng 9 vừa qua, xuất khẩu thép của Trung Quốc thấp hơn 19% so với tháng 8 khi giảm còn 4,984 triệu tấn. Trung Quốc đã xuất khẩu 51,2 triệu tấn thép trong 9 tháng đầu năm, giảm 3,4% so với cùng kỳ.
Trong tổng sản lượng thép toàn cầu, Trung Quốc chiếm khoảng ½. Bởi vậy khi ngành thép Trung Quốc đi xuống sẽ kéo theo giá quặng sắt trên toàn cầu, tác động đến những nhà khai mỏ từ Úc đến Brazil. Vào cuối tháng trước, tại thị trường Singapore, giá quặng sắt giao sau đã giảm xuống mức thấp nhất hơn 2 năm khi chỉ còn hơn 82 USD/ tấn. Giá quặng đến nay đã giảm hơn ½ so với mức đỉnh hồi tháng 3.