meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Loạt doanh nghiệp ngành thép vừa trải qua một quý thua đậm

Thứ ba, 01/11/2022-10:11
Quý III/2022, nhiều công ty thép ghi nhận mức lợi nhuận thấp kỷ lục trong bối cảnh sản lượng tiêu thụ hạn chế, giá bán liên tục giảm và lượng hàng tồn kho cao. Nhìn chung, đây là giai đoạn khó khăn của nhóm doanh nghiệp ngành thép.

Theo VnExpress, đơn cử như Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG) lần đầu tiên công bố lỗ sau 13 năm, lợi nhuận sau thuế trong quý III/2022 âm 1.786 tỷ đồng. Đây tiếp tục là quý thứ 3 doanh thu của “ông lớn” này đi lùi, giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái và khoảng 8% so với quý II năm nay. 

Một đại gia khác trong ngành thép là Công ty cổ phần Thép Nam Kim đã báo lỗ hơn 400 tỷ đồng, ghi nhận doanh thu giảm khoảng 1,7 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là khoản lợi nhuận âm đạt mức kỷ lục của công ty kể từ khi công bố thông tin vào quý I/2010.


Các doanh nghiệp lớn đồng loạt ghi nhận mức lợi nhuận âm kỷ lục
Các doanh nghiệp lớn đồng loạt ghi nhận mức lợi nhuận âm kỷ lục

Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HSG) vào quý cuối niên độ 2021-2022 đã báo lỗ gần 887 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi trên 940 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên Hoa Sen báo lợi nhuận âm trở lại kể từ quý cuối niên độ 2017 - 2018.

Nhóm những doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam (VnSteel) trong kỳ này đồng loạt báo con số lỗ kỷ lục hoặc chỉ lãi nhỏ giọt. Chẳng hạn như Thép Thủ Đức (TDS) đã âm 22 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng thêm khoảng 37% so với cùng kỳ. Công ty này ghi nhận mức lỗ lớn nhất kể từ khi Thép Thủ Đức công bố thông tin liên tục vào quý II/2013. 

Tương tự, Thép Vicasa (VCA) cũng ghi nhận mức lỗ kỷ lục, trong khi cùng kỳ vẫn lãi khoảng 2 tỷ đồng. Qúy III/2022 trở thành giai đoạn kinh doanh thua lỗ lớn nhất của Vicasa kể từ cùng kỳ năm 2020. 

Một số công ty khác như Thép Thái Nguyên (TIS), Kim khí TP HCM (HMC) đã chuyển từ lãi trong cùng kỳ năm ngoái thành khoản lỗ quý III lần lượt là 25 tỷ đồng và 12 tỷ đồng. Trong nhiều năm nay, đây là lần đầu tiên hai doanh nghiệp này ghi nhận mức lợi nhuận đáy. Trong họ VnSteel, hai đơn vị là Thép Mê Lin (MEL) và Thép Cao Bằng (CBI) vẫn duy trì mức lợi nhuận dương tuy nhiên chỉ ở mức rất thấp, lần lượt giảm 95% và 99% so với cùng kỳ.

Không chỉ có nhóm doanh nghiệp sản xuất mà những đơn vị phân phối và kinh doanh thép trong quý vừa qua cũng ghi nhận kết quả kinh doanh đi lùi. Đơn cử, Công ty cổ phần Đầu tư thương mại SMC trong kỳ đã lỗ tới 220 tỷ đồng, trong khi ở kỳ trước gần 130 tỷ đồng. Đây cũng là quý ghi nhận mức lỗ cao nhất của SMC kể từ khi bắt đầu công bố thông tin vào quý IV/2004. 


Lợi nhuận doanh nghiệp ngành thép “bốc hơi” một cách nhanh chóng là điều được dự báo trước
Lợi nhuận doanh nghiệp ngành thép “bốc hơi” một cách nhanh chóng là điều được dự báo trước

Lợi nhuận doanh nghiệp ngành thép đã “bốc hơi” một cách nhanh chóng, điều này nằm trong kịch bản kinh doanh thua lỗ của ngành thép vốn đã được dự đoán trước đó. Các công ty đều thông báo lợi nhuận giảm mạnh trong quý vừa qua vì sản lượng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu rất ít, giá thành giảm mạnh, hàng tồn kho thì nhiều.

Một lãnh đạo của Vicasa cho biết, ngành thép đã chịu ảnh hưởng từ những vấn đề như cuộc chiến giữa Nga - Ukraine, chính sách "zero Covid" của Trung Quốc, tình trạng lạm phát toàn cầu ngày càng tăng cao. Cùng với đó là chi phí đầu vào cũng ở mức cao gây áp lực mạnh lên ngành thép. Theo lãnh đạo của Tập đoàn Hòa Phát, riêng giá than vừa qua đã cao gấp 3 lần so với thời điểm bình thường. 

Cùng với đó, động thái siết room tín dụng của các ngân hàng vào bất động sản cũng là nguyên nhân khiến nhu cầu sử dụng thép sụt giảm mạnh. Ngoài ra, một số công ty còn phải chịu thêm sức ép từ lãi suất vay vốn cũng như chênh lệch tỷ giá ngày một cao. 

Trên thực tế, sau một năm ngành thép thăng hoa nhờ giá thành liên tục tạo đỉnh thì lợi nhuận của ngành công nghiệp này đã thoái trào dần khi diễn biến giá thép xấu đi. Kể từ giữa tháng 5 tới cuối tháng 8 ghi nhận 15 lần giảm giá thép liên tục, từ quanh mức 19 triệu đồng/tấn giảm còn 14,5 - 15 triệu đồng/tấn. Vào đầu tháng 9 có tăng nhẹ nhưng ngay sau đó giá thép lại liên tiếp giảm 2 lần về quanh mức 14 triệu đồng/tấn, hiện giá bán đã tương đương với giai đoạn cuối năm 2020. 


Giá thép đi lùi trong bối cảnh tình hình tiêu thụ kém khả quan
Giá thép đi lùi trong bối cảnh tình hình tiêu thụ kém khả quan

Giá thép đi lùi trong bối cảnh tình hình tiêu thụ kém khả quan. Theo thống kê từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) vào tháng 9/2022, sản xuất thép thành phẩm của Việt Nam là 2,4 triệu tấn, tuy nhiên sản lượng bán hàng thành phẩm các loại chỉ là 1,99 triệu tấn, dư gần 410.000 tấn. Lũy kế 9 tháng đầu năm, sự chênh lệch giữa sản xuất và bán hàng rơi vào khoảng 1,6 triệu tấn. 

Chứng khoán Vietcombank (VCBS) đã sử dụng cụm từ "mây mù che phủ" cho bài phân tích về triển vọng của ngành thép vào nửa cuối năm nay. VCBS đưa ra dự đoán, giá thép Trung Quốc vẫn sẽ duy trì mặt bằng thấp như hiện tại trong nửa cuối năm vì nhu cầu chưa thực sự phục hồi do thị trường nhà ở chưa có tín hiệu ấm lên khi số lượng nhà xây mới liên tục giảm sút. 

Trong khi đó, doanh nghiệp sản xuất thép phải giải phóng được lượng hàng tồn kho hiện hữu. Trong nửa cuối năm, khi giá nguyên, nhiên vật liệu giảm mạnh sẽ hỗ trợ cho quá trình giảm giá bán.

Tại thị trường Việt Nam cũng diễn ra tình trạng tương tự vì phải chịu áp lực giảm giá theo xu hướng thế giới. Nhu cầu tiêu thụ thép trong nước kể từ quý II đã giảm mạnh khiến các doanh nghiệp sản xuất thép phải hạ giá bán để thoát hàng tồn kho. 

Còn theo VnDirect lại có góc nhìn lạc quan hơn khi dự báo giá thép có thể ổn định vào những tháng cuối năm 2022. Rủi ro giảm giá thép khá thấp vì hiệu suất vận hành cùng lượng hàng tồn tại các nhà máy thép Trung Quốc vẫn ở mức thấp nhất trong một năm qua. Song, quý IV hàng năm cũng là giai đoạn cao điểm xây dựng và tiêu thụ thép trong thị trường nội địa. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Tin mới cập nhật

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

21 giờ trước

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

21 giờ trước

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

21 giờ trước

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

21 giờ trước

Các quỹ ETF tiền điện tử giảm gần 700 triệu USD do Fed cắt giảm lãi suất

1 ngày trước