Doanh nghiệp đối mặt với thua lỗ khi ngành thép chưa thể phục hồi
BÀI LIÊN QUAN
Lời nói của tỷ phú Trần Đình Long "ứng nghiệm" khi hàng loạt ngành thép lỗ lớn trong quý 3/2022Khởi động "mùa" BCTC quý III/2022: Nhóm ngành thép lỗ "thê thảm"Lợi nhuận bị thảm, một doanh nghiệp lớn ngành thép dừng lò cao và cho công nhân nghỉ việc, bất ngờ cổ phiếu lại "suýt" trầnTình hình tiêu thụ thép xây dựng vẫn giảm sút
Theo ghi nhận, trong tháng 9 tình hình sản xuất thép xây dựng đã bắt đầu có tín hiệu phục hồi khi mà sản lượng tăng 12% so với tháng 8, ghi nhận đạt gần 1,1 triệu tấn. Nếu như so với cùng kỳ năm ngoái thì con số này cao hơn 47,2%. Mặc dù vậy thì bán hàng cũng đã giảm 21% so với thời điểm tháng 8 xuống mức 920.248 tấn (theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA).
Và từ cuối tháng 8, các nhà máy đã tiến hành xóa bỏ chính sách bảo lãnh giá cũng như nâng nhẹ giá bán vào hồi đầu tháng 9. Cũng trong thời điểm này, thị trường thép xây dựng trong nước đã bắt đầu có sự khởi sắc hơn và các nhà thương mại cũng như cửa hàng đã dần tích trữ hàng tồn kho vốn đã ở mức rất thấp trước đây.
Bức tranh kinh doanh ngành thép: Vẫn rõ hai màu sáng - tối!
Hiện nay, thị trường tiềm năng cao được thúc đẩy bởi các khoản đầu tư lớn và các chính sách thuế thuận lợi. Mặc dù vậy thì các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam lại đang gặp nhiều khó khăn bởi các khoản lỗ lớn.Kết quả kinh doanh ảm đạm, nhiều doanh nghiệp ngành thép "hụt hơi"
Hiện nay, các doanh nghiệp ngành thép không những đang phải đối mặt với những có khăn của thị trường trong nước mà còn cả ở thị trường thế giới, qua đó khiến kết quả kinh doanh quý III của nhiều doanh nghiệp thua lỗ nặng.Cụ thể, giá thép xây dựng trong 9 tháng qua đã có 3 là liên tiếp lên khoảng 15,2 – 15,6 triệu đồng/tấn. Mặc dù vậy thì nhu cầu thép thực tế trong nước đang ở mức thấp và xuất khẩu giảm bởi giá cao hơn so với khu vực. Cũng theo đó, xuất khẩu thép xây dựng trong tháng 9 ghi nhận giảm 48% so với cùng kỳ năm 2021 xuống mức 113.158 tấn. Và các yếu tố này cũng đã khiến cho lượng bán hàng thép tổng trong tháng 9 sụt giảm so với tháng 8.
VSA nhận định rằng: “Các nhà máy đều gặp khó khăn do tồn kho ở mức cao và đối diện với thua lỗ hàng tháng. Trong khi đó, các nhà thương mại giảm bớt lượng mua hàng vì tâm lý e ngại giá có thể giảm tiếp”.
Đến hiện tại, đã có một vài công ty thép công bố kết quả kinh doanh ở trong quý 3/2022, trong đó có công ty báo lỗ kỷ lục.
Cũng theo báo cáo tài chính quý 3 của Công ty Cổ phần thép Vicasa - VNSteel (Mã chứng khoán: VCA) thì doanh thu thuần của công ty giảm gần 18% xuống còn 477 tỷ đồng.
Cũng trong kỳ, công ty kinh doanh với dưới giá vốn nên lỗ gộp gần 10 tỷ đồng, trong khi đó cùng kỳ có lãi gần 12 tỷ đồng. Sau khi đã trừ đi các chi phí thì Vicasa lỗ sau thuế gần 22 tỷ đồng trong quý 3, cùng kỳ năm ngoái lãi gần 2 tỷ đồng. Đây cũng là quý lỗ nặng nhất của công ty khi niêm yết (năm 2010).
Đại diện doanh nghiệp cũng cho biết bởi ảnh hưởng xung đột Nga - Ukraine và Chính sách Zero COVID - 19 của Trung Quốc và lạm phát toàn cầu cũng đã ảnh hưởng đến ngành thép và xây dựng ở trong nước. Ngoài ra thì chính sách siết room tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản làm giảm nhu cầu sử dụng thép.
Nếu như so với quý 3/2021, lượng tiêu thụ sản phẩm của Vicasa cũng rất ít và giá giảm mạnh, hàng tồn kho giá cao cũng làm giảm lợi nhuận gộp giảm 21,62 tỷ đồng. Không những thế, chi phí tài chính tăng bởi hàng hóa luân chuyển chậm, lãi suất vay tăng đã tác động đến kết quả quý 3 của công ty.
Trong báo cáo tài chính hợp nhất quý 3 của CTCP Gang Thép Thái Nguyên (Tisco - Mã: TIS) cũng đã cho thấy doanh thu thuần ghi nhận giảm hơn 15% so với cùng kỳ về mức 2.604 tỷ đồng. Đại diện doanh nghiệp cũng cho biết trong quý, sản lượng tiêu thụ ghi nhận giảm 21.895 tấn, so với quý III năm ngoái tương đương giảm 11,4%.
Còn giá vốn ở mức 2.559 tỷ đồng nên mức lãi gộp của công ty còn hơn 44 tỷ đồng. Đối với biên lãi gộp cũng ghi nhận giảm 4,3 điểm phần trăm so với quý 3/2021 xuống mức 1,7%.
Tisco cũng ghi nhận lỗ sau thuế là 25 tỷ đồng so với mức lãi sau thuế gần 10 tỷ đồng của quý 3/2021. Và tính chung trong 9 tháng, công ty đã ghi nhận lãi sau thuế gần 8 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm ngoái giảm 93%.
Đối với ông lớn Hòa Phát, lượng bán hàng thép xây dựng trong tháng 9 ghi nhận mức 318.000 tấn, so với cùng kỳ năm ngoái giảm 3%. Hòa Phát cũng cho biết nhu cầu thị trường chung thấp kết hợp với mưa bão, diễn biến phức tạp khiến cho việc tiêu thụ thép xây dựng gặp khó khăn hơn.
Một số công ty cắt giảm nhân viên và tạm dừng một số lò cao để có thể cắt giảm chi phí sản xuất. Theo tìm hiểu, Công ty cổ phần Pomina (Mã: POM) cũng đã thông báo chấm dứt hợp đồng lao động với một số cán bộ công nhân viên bởi tạm dừng hoạt động sản xuất của lò cao từ ngày 23/9.
Lý do là khó khăn lại chồng chất khi hậu quả của dịch bệnh chưa khắc phục thì sự tiếp diễn của xung đột đã đẩy giá dầu, giá cả hàng hóa tăng và đặc biệt là nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất của nhà máy đã tăng cao.
Trong khi đó thì giá trị các sản phẩm từ thép, phôi thép giảm liên tiếp. Trong tình cảnh suy thoái kinh tế đang diễn ra trên toàn cầu với mức độ trầm trọng, nhà máy phải gồng mình chống chọi với khủng hoảng và suy thoái kinh tế nên phải tạm dừng hoạt động.
Báo cáo đã kiểm toán, doanh thu thuần trong 6 tháng đầu năm của Thép Pomina đạt 8.105 tỷ đồng, so với báo cáo tự lập trước đó giảm 48 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp thu về là 348 tỷ đồng còn biên lãi gộp đạt 4,2%. Sau khi đã trừ đi hết các chi phí thì Thép Pomina lỗ 23 tỷ đồng, trong khi theo báo cáo tự lập đó là lãi sau thuế 8 tỷ đồng.
Chủ tịch VSA - ông Nghiêm Xuân Đa, Chủ tịch VSA cho rằng việc nhu cầu quý 4 có thể tăng hay không vẫn còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố và nhất là khi tồn kho vẫn còn cao và các nhà sản xuất cần thời gian để xử lý.
Ông Nghiêm Xuân Đa nói rằng: “Sau tháng 8, nhu cầu có thể phục hồi một chút nhưng vẫn trong trạng thái giằng co. Tuy nhiên, vẫn chưa thể kỳ vọng thị trường phục hồi mạnh mẽ trong quý IV vì còn nhiều yếu tố bất định, nhất là khi room tín dụng cho ngành bất động sản bị siết. Kể cả room tín dụng được nới thì cũng cần thời gian để chạy đà. Nếu có thì nhu cầu cũng chỉ có thể từng bước tăng trở lại”.
Quý IV, áp lực mảng thép phẳng sẽ giảm
Bên cạnh thép xây dựng thì tiêu thụ một số sản phẩm thép khác thuộc nhóm thép phẳng trong tháng 9 cũng đã ghi nhận mức giảm sút so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo đó thì bán hàng tôn mạ kim sơn phủ màu ghi nhận giảm 41,6% xuống 299.326 tấn. Trong đó thì xuất khẩu đạt 104.494 tấn, so với cùng kỳ giảm mạnh 72,4%. Tính chung trong 9 tháng đầu năm 2022, lượng xuất khẩu này đã giảm 33% xuống mức 1,6 triệu tấn.
Bên cạnh đó, tình trạng kẹt hàng và cước tàu tăng cũng đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp nói chung trong thời gian qua.
Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho hay nỗi lo về suy thoái kinh tế trên toàn cầu đã khiến cho HRC giảm cũng như nhu cầu ở nước ngoài trở nên trầm lắng tính từ tháng 4 và tháng 5. Sức tiêu thụ cũng sẽ phụ thuộc rất lớn vào thị trường trong nước và ít nhất là đến cuối năm. Mặc dù vậy thì VDSC cho rằng điều kiện thị trường tích cực được kỳ vọng sẽ được củng có hơn trong quý IV, chính vì thế mà giảm áp lực lên lợi nhuận.