Hé lộ tình hình thua lỗ quý 3/2022: Thép, chứng khoán giảm mạnh sau đỉnh, nhiều doanh nghiệp lao đao vì đầu tư cổ phiếu
BÀI LIÊN QUAN
Doanh nghiệp "họ FLC" đầu tiên báo lỗ gần 1,3 tỷ đồng trong mùa BCTC quý 3Cuối tháng 9, danh mục chứng khoán kinh doanh của Licogi 14 (L14) tạm lỗ 65%Quý 3/2022, Techcombank báo lợi nhuận trước thuế đạt 20.800 tỷ đồng, tăng 21,8% so với cùng kỳTheo đó, nguyên nhân ban đầu, một số đơn vị chịu áp lực từ sự sụt giảm mạnh của ngành chứng khoán, thép... trong khi một số do hoạt động trái ngành mà cụ thể là do thua lỗ đầu tư chứng khoán, còn doanh nghiệp VKC, APG… bị tác động bởi vụ việc liên quan đến nhóm Louis.
Thép, chứng khoán sụt giảm mạnh sau đỉnh
Nhu cầu sụt giảm, hàng tồn giá cao trong khi đó giá thép trên thị trường liên tục giảm, Thép Vicasa - Vnsteel (VCA) đã báo lỗ ròng 22 tỷ đồng. Đồng thời đây cũng là quý lỗ nặng nhất của VCA kể từ năm 2009 đến nay. Lũy kế 9 tháng đầu năm, VCA lỗ ròng 13 tỷ đồng, cùng kỳ lãi 42 tỷ đồng.
Tương tự, Thép Thủ Đức - VNSteel (TDS) cũng thua lỗ do lượng tiêu thụ ảm đạm cùng với tồn kho giá cao. Trong quý 3/2022, mặc dù doanh thu thuần của công ty tăng nhẹ lên 412 tỷ đồng, song khi khấu trừ đi chi phí TDS ghi nhận lỗ sau thuế gần 22 tỷ đồng, cao hơn rất nhiều so với mức lỗ 643 triệu đồng của cùng kỳ năm trước. Đây cũng là quý thua lỗ nhiều nhất của Công ty kể từ khi cổ phần hóa vào năm 2008.
Cũng chịu ảnh hưởng của thị trường chung, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC, VDS) đã giảm 67% lãi theo quý. Đối với lũy kế 9 tháng đầu năm, VDSC lỗ sau thuế 105 tỷ đồng, trong khi lãi lớn vào cùng kỳ năm trước.
Theo giải trình từ phía công ty, chỉ số tiêu cực do những diễn biến không thuận lợi của thị trường chứng khoán đã ảnh hưởng không tốt đến kết quả kinh doanh của Chứng khoán Rồng Việt trong kỳ. Chỉ số VN-Index đã kết thúc quý 3 giảm 24,51% so với cuối năm 2021, thanh khoản cũng giảm mạnh với mức giảm gần 40% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư tự doanh cũng như hoạt động kinh doanh môi giới của Công ty.
Không nằm ngoài xu hướng chung, Chứng khoán FPT (FTS) cũng báo lỗ 154 tỷ tại mảng tự doanh, nặng nề nhất phải kể đến mã MSH của May Sông Hồng (chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục đầu tư của công ty). Kết quả là FTS đã lỗ sau thuế hơn 60 tỷ đồng, trong khi đó cùng kỳ lãi 296 tỷ đồng...
Doanh nghiệp thua lỗ vì đầu tư chứng khoán
Từng thắng lớn khi thị trường bứt phá, loạt đơn vị dưới đây phải ngậm ngùi 2 quý liên tiếp khi bị "kẹp hàng". Đơn cử là Nhà Đà Nẵng (NDN) tiếp tục chứng kiến lỗ sau thuế 28,77 tỷ đồng trong quý 3/2022, trong khi cùng kỳ lãi 81 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng, NDN lỗ 124 tỷ đồng. Nguyên nhân là do không chỉ hao hụt kinh doanh bất động sản mà trong 9 tháng đầu năm NDN còn thua lỗ do đầu tư chứng khoán 60,3 tỷ đồng.
Tính đến ngày 30/9/2022, Công ty này đang đầu tư 399 tỷ đồng vào chứng khoán, trích lập dự phòng 123 tỷ đồng, tương đương tạm lỗ 30,9% tổng danh mục đầu tư chứng khoán. Trong đó, danh mục trích lập lớn nhất là đầu tư 128 tỷ đồng cổ phiếu SHB, trích lập trích lập 52,6 tỷ đồng; đầu tư 185,6 tỷ đồng mã cổ phiếu VHM, trích lập dự phòng 45,1 tỷ đồng; đầu tư 43,7 tỷ đồng vào cổ phiếu TCB, trích lập dự phòng 16,1 tỷ đồng; đầu tư 21,36 tỷ đồng cổ phiếu ABB, trích lập 6,2 tỷ đồng; và các khoản đầu tư khác.
Bên cạnh đó, trong 9 tháng đầu năm 2022, Công ty cũng "cắt" 24,6 tỷ đồng đầu tư cổ phiếu EIB, bán 22,4 tỷ đồng đầu tư cổ phiếu VNM, bán ra 6,8 tỷ đồng để đầu tư cổ phiếu DGC; bán ra 3,1 tỷ đầu tư cổ phiếu FLC, bán ra 3,1 tỷ đầu tư cổ phiếu KBC; bán ra 1,7 tỷ để đầu tư cổ phiếu NBC, 5,6 tỷ đồng đầu tư cổ phiếu NVL và bán ra 4,1 tỷ đồng đầu tư cổ phiếu TTF…
Từng là "ngôi sao sáng" năm 2021, Licogi 14 (L14) cũng ghi nhận lỗ 15,61 tỷ đồng sau 9 tháng kinh doanh, trong khi cùng kỳ lãi 39,05 tỷ đồng. Trong kỳ, L14 đã chi 105,3 tỷ đồng (có thể được coi là "bắt đáy" cổ phiếu trên thị trường chứng khoán), kết quả đang trích lập dự phòng giảm tới 68,7 tỷ đồng, tương đương với mức lỗ 65,35 tổng danh mục. Mặc dù lỗ nặng do đầu tư chứng khoán, tuy nhiên L14 không thuyết minh danh mục cổ phiếu đang đầu tư.
Doanh nghiệp liên quan đến nhóm Louis thua lỗ, thậm chí VKC mất khả năng trả nợ lãi trái phiếu
Trong quý 3/2022, VKC Holdings báo lỗ 17 tỷ đồng, lũy kế lỗ đến 208 tỷ đồng. VKC có tiền thân là CTCP Cáp Nhựa Vĩnh Khánh, kinh doanh trong mảng lốp xe - phụ tùng với thương hiệu Vĩnh Khánh và kinh doanh mảng cáp - điện với thương hiệu VCOM... Tháng 12/2021, VKC chứng thức đổi tên thành VKC Holdings, đến quý 2/2022, doanh nghiệp này bất ngờ báo lỗ sau thuế gần 25 tỷ đồng.
Thời gian gần đây, VKC gây nhiều chú ý sau khi thông báo tạm ngưng trả lãi phiếu cho nhà đầu tư. Nguyên nhân bởi sau khi ông Đỗ Thành Nhân bị bắt, các ngân hàng mà VKC có quan hệ tín dụng đánh giá rủi ro của lô trái phiếu VKCH2123001 là rất cao, nên đã ngừng cung cấp nguồn vốn tín dụng cho VKC. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Cùng với đó, gánh nặng chi phí lãi vay, trong đó ở thời điểm 30/6/2022, VKC đang nợ các tổ chức tín dụng và trái chủ 378 tỷ đồng, chi phí lãi vay 19 tỷ đồng/6 tháng đầu năm, cùng nhiều khoản chi không đúng mục đích cũng đã ảnh hưởng đến tình hình tài chính của VKC trong 9 tháng qua.
Một doanh nghiệp khác cũng liên quan đến nhóm Louis là Chứng khoán APG tiếp tục thua lỗ 49 tỷ đồng trong quý 3/2022, cùng kỳ lãi hơn 52 tỷ đồng. APG được biết đến là một trong những đơn vị nổi trội thuộc họ Louis năm 2021, cổ phiếu APG trên thị trường cũng từng ghi nhận đà tăng đột biến, sau đó giảm mạnh.
Bước sang năm 2022, sau sự cố liên quan đến ông Đỗ Thành Nhân, Louis đã thoái vốn và không còn là cổ đông lớn của APG. Chủ tịch hiện tại là ông Nguyễn Hồ Hưng đã chi tiền mua lại cổ phần. Tính đến nay, ông hưng đang là cổ đông lớn nhất của APG với hơn 24 triệu cổ phiếu, tương đương với 16,44% vốn.