Doanh nghiệp "họ FLC" đầu tiên báo lỗ gần 1,3 tỷ đồng trong mùa BCTC quý 3
BÀI LIÊN QUAN
Doanh thu Chứng khoán DNSE trong quý 3/2022 tăng 130% so với cùng kỳQuý 3/2022, Nước Thủ Dầu Một (TDM) lãi tăng 110% nhờ sản lượng tiêu thụ và giá cung cấp nước sạch tăngChứng khoán Thành Công (TCI) báo lợi nhuận giảm 65% trong quý 3/2022Mới đây, Công ty CP Đầu tư Khai khoáng và Quản lý tài sản FLC (mã chứng khoán: GAB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3/2022 với doanh thu và lợi nhuận cùng giảm mạnh.
Cụ thể, trong quý 3, GAB đã ghi nhận hơn 7 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 94% so với cùng kỳ năm trước. Doanh nghiệp chỉ đạt lãi gộp hơn 300 triệu đồng, giảm mạnh so với con số 2,5 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, doanh thu tài chính giảm 21% xuống còn hơn 523 triệu đồng. Chi phí tài chính hơn 440 triệu đồng. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm lần lượt 31% xuống 719 triệu đồng và 923 triệu đồng. Sau khi khấu trừ đi các khoản chi, GAB báo lỗ sau thuế 1,26 tỷ đồng trong khi quý 3/2021 vẫn lãi hơn 200 triệu.
Theo giải trình của công ty này, nguyên nhân khiến tình hình kinh doanh kém sắc là do ảnh hưởng khách quan của sự việc ông Trịnh Văn Quyết, nguyên Chủ tịch FLC đã dẫn đến đối tác cũng như các tổ chức tín dụng dừng hoặc hạn chế giao dịch với Công ty CP đầu tư khai khoáng & quản lý tài sản FLC do lo ngại là bên liên quan.
Ngoài ra, giá cả thị trường có sự biến động mạnh gây ảnh hưởng đến nền kinh tế của cả nước, cũng như những giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào tăng cao. Cùng với đó, thị trường tiêu thụ hàng hóa các mặt hàng nông sản trong kỳ giảm.
Về lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần giảm 41% xuống còn 174 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí giá vốn đã triệt tiêu phần lớn doanh thu, kết quả GAB ghi nhận lỗ gần 1,3 tỷ đồng sau 3 quý.
Thời điểm cuối quý 3/2022, tổng tài sản của doanh nghiệp này đạt 242 tỷ đồng, giảm 48 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Số nợ phải trả giảm gần 50 tỷ xuống còn hơn 80 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn. Vốn chủ sở hữu là hơn 162 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại thời điểm 30/9 đạt mức hơn 13 tỷ đồng.
Trên thị trường, cổ phiếu GAB đang nằm trong diện hạn chế giao dịch và chủ được giao dịch phiên chiều của ngày giao dịch theo phương thức khớp lệnh tập trung và giao dịch thỏa thuận kể từ ngày 7/10/2022. Nguyên nhân do GAB chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2022 quá 45 ngày so với thời hạn quy định.
Trong văn bản giải trình của công ty cho biết, trong khoảng thời gian 6 tháng qua, cổ phiếu GAB không phát sinh giao dịch hoàn toàn do ý chí cũng như nhu cầu của các nhà đầu tư khi tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán. Công ty khẳng định không có can thiệp hay tác động đến hoạt động giao dịch của nhà đầu tư.
Về vấn đề chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2022 quá thời hạn quy định 45 ngày, GAB cho biết đã nhiều lần liên hệ với các đơn bị kiểm toán, tuy nhiên vẫn không nhận được phản hồi tích cực. Theo GAB, đây là khó khăn mang tính thời điểm, sự việc bất khả kháng do bị ảnh hưởng uy tín, niềm tin từ việc cổ đông Trịnh Văn Quyết đang bị cơ quan điều tra về hành vi thao túng thị trường chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Sau khi phối hợp với đơn bị kiểm toán đủ điều kiện theo quy định pháp luật, GAB sẽ nhanh chóng hoàn thiện báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2022. Trên cơ sở phát hành được báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2022, công ty sẽ công bố thông tin theo quy định để khắc phục tình trạng cổ phiếu bị hạn chế giao dịch.
Chứng khoán Việt Nam giảm mạnh nhất châu Á, vốn hóa "bốc hơi" hơn 154.000 tỷ đồng
Thị trường chứng khoán trong nước đã khép lại phiên giao dịch cuối tuần đáng thất vọng với sắc đỏ bao trùm, thậm chí có tới hơn 250 cổ phiếu giảm sàn. Chốt phiên, VN-Index giảm 38,63 điểm (-3,65%), sâu nhất trong vòng hơn 4 tháng kể từ ngày 13/6. Mức giảm này đã đưa chứng khoán Việt Nam trở thành thị trường giảm mạnh nhất thế giới ngày 21/10.
Đồng thời, phiên giảm mạnh này cũng đã thổi bay hơn 154.000 tỷ đồng (~ 6,5 tỷ USD) vốn hóa của HoSE. Tính đến 21/10, giá trị vốn hóa của HoSE chỉ còn ở mức gần 4,1 triệu tỷ đồng, "bốc hơi" gần 2 triệu tỷ đồng so với thời điểm đỉnh hồi đầu tháng 4 năm nay.
Phiên giảm mạnh diễn ra bất ngờ ngay khi thị trường bước vào mùa cao điểm báo cáo tài chính quý 3. Các doanh nghiệp lớn sẽ lần lượt công bố kết quả kinh doanh trong những ngày tới và diễn biến có phần kém khả quan của thị trường khiến các nhà đầu tư lo ngại về số liệu lợi nhuận không được như kỳ vọng. Đến hiện tại, hầu hét các công ty chứng khoán đã công bố kết quả kinh doanh với nhiều cái tên tăng trưởng âm.
Tuy vậy, vẫn có những điểm sáng tích cực trong phiên hôm nay đến từ sự cải thiện rõ rệt của thanh khoản thị trường. Giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt 11.600 tỷ đồng, tăng hơn 60% so với phiên giao dịch trước và đồng thời là mức cao nhất trong 2 tuần qua. Tín hiệu lạc quan này đã cho thấy nhu cầu bắt đáy vẫn có mặc dù không thật sự dồi dào và gần như chỉ xuất hiện cục bộ trên một số cổ phiếu.
Bên cạnh đó, một trong những yếu tố thúc đẩy dòng tiền nhập cuộc trong giai đoạn này còn đến từ mức định giá hấp dẫn của thị trường cũng như cổ phiếu Bluechips. Hiện tại, P/E trailing của VN-Index đã rơi xuống mức 10,4x gần tương đương với đáy Covid cuối tháng 3/2020 và giai đoạn 2012. Đồng thời, định giá của nhiều cổ phiếu lớn như ngân hàng, SSI, HPG, VND đã gần về giá trị sổ sách với P/B xấp xỉ 1 lần, điều mà rất hiếm khi xảy ra, trừ giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng.