meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

MedTech là gì? Nâng cao chất lượng y tế bằng công nghệ tiên tiến

Thứ tư, 15/02/2023-11:02
MedTech đang thay đổi không chỉ cách chúng ta nghĩ về y học mà còn cả cách các chuyên gia y tế điều trị cho bệnh nhân. Với medtech, bác sĩ có thể nói chuyện với bệnh nhân ngay cả khi đang di chuyển, robot có thể thực hiện phẫu thuật và các bệnh nan y có thể tìm ra thuốc giải… Vậy thì chính xác MedTech là gì?

MedTech là gì?

MedTech, viết tắt của “Medical Technology” hay Công nghệ y tế, là sự kết hợp giữa công nghệ và các biện pháp can thiệp trong y tế. Nói cách khác, MedTech là sử dụng công nghệ trong chăm sóc sức khỏe để đạt được kết quả tốt hơn cho bệnh nhân.

MedTech là một chuyên ngành mở rộng, gồm tất cả các thiết bị, dịch vụ, sản phẩm và giải pháp sử dụng công nghệ y tế kỹ thuật số, công nghệ vắc-xin, thuốc để chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân; chẩn đoán, theo dõi và cải thiện sức khỏe của cộng đồng.

Trong MedTech, công nghệ được sử dụng với mục đích:

  • Nâng cao chất lượng chăm sóc
  • Tăng cường phát hiện sớm và phòng ngừa dịch bệnh
  • Hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn
  • Hỗ trợ quản lý bệnh mãn tính
  • Hỗ trợ bệnh nhân trong suốt hành trình hồi phục
  • Phát triển phương pháp chữa trị bệnh nan y
  • Giảm chi phí chăm sóc sức khỏe
  • Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho công đồng, bất kể vị trí và tình trạng kinh tế

Ví dụ về MedTech

  • Trang thiết bị, dụng cụ dùng để chẩn đoán và điều trị. Ví dụ: găng tay y tế, băng, chỉ nha khoa, nhiệt kế, xe lăn, v.v.
  • Thiết bị y tế dùng để chẩn đoán, Chẩn đoán in-vitro (IVD), phòng thí nghiệm và dược phẩm. Ví dụ: máy chụp cộng hưởng từ (MRI), máy chụp cắt lớp vi tính (CT scan), máy laser và chụp cắt lớp phát xạ positron (PET scan)...
MedTech là gì? Nâng cao chất lượng y tế bằng công nghệ tiên tiến - ảnh 1

Các trường hợp sử dụng Medtech

Muốn hiểu rõ hơn MedTech là gì, chúng ta cần biết thêm các trường hợp cụ thể của MedTech:

  • Chẩn đoán và Xét nghiệm: MedTech được sử dụng trong Chẩn đoán và Xét nghiệm nhằm phát hiện bệnh và tình trạng trước khi chúng trở thành vấn đề nghiêm trọng.
  • Khám bệnh từ xa (Telemedicine): Telemedicine là việc sử dụng công nghệ để chẩn đoán từ xa, trong đó, các bác sĩ chẩn đoán và kê đơn thuốc thông qua internet.
  • Theo dõi sức khỏe từ xa: Ứng dụng này đặc biệt hữu ích trong chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Hệ thống theo dõi sức khỏe từ xa này sẽ kết nối với ứng dụng có các cảm biến có thể phát hiện sự thay đổi trong sức khỏe của bệnh nhân và gửi cảnh báo đến người chăm sóc.
  • Phòng ngừa: Khả năng phòng ngừa ảnh hưởng khá lớn đến kết quả chăm sóc và điều trị.
  • Robot y tế: Robot y tế có thể hỗ trợ thực hiện các quy trình phẫu thuật với độ chính xác cao và chi phí thấp hơn; đồng thời cho phép bác sĩ thực hành phẫu thuật trên mô hình 3D.
  • Sức khỏe số: Digital Health là công nghệ quản lý sức khỏe của người dùng. Nó liên quan đến việc phân tích dữ liệu từ các thiết bị đeo (wearable devices) để giúp người dùng tìm ra các dấu hiệu bệnh lý.
  • Thiết bị y tế cấy ghép: Những thiết bị này được sử dụng để thay thế hoặc cải thiện chức năng của các bộ phận cơ thể. Ví dụ: máy điều hòa nhịp tim, máy khử rung tim, ốc tai điện tử hoặc cảm biến theo dõi nồng độ glucose…

Những thách thức MedTech gặp phải hiện nay

Ngành công nghệ y tế là một thị trường năng động và có tốc độ phát triển nhanh, song song đó là nhiều cơ hội lẫn rủi ro. 

Tại các nước phát triển, dân số già và những căn bệnh mãn tính chính là động lực phát triển của thị trường MedTech. Tuy nhiên, bất chấp sự tăng trưởng và lợi ích to lớn MedTech mang lại, ngành công nghiệp y tế vẫn là một thị trường đầy thách thức. Làm sao để vừa cung cấp dịch vụ chăm sóc chất lượng cao vừa đáp ứng chi phí thấp là rào cản ngáng đường phát triển của MedTech hiện nay.

Một số thách thức khác MedTech đang phải đối mặt bao gồm:

  • Pháp lý: Quy định pháp lý cho các thiết bị y tế ở mỗi khu vực sẽ có sự khác biệt. Điều này tạo nên một lĩnh vực không đồng nhất, gây khó cho các nhà sản xuất.
  • Thiếu áp dụng lâm sàng: Đây là một trong những rào cản lớn nhất của MedTech, vì nhiều thiết bị hiện có giá quá đắt so với khả năng chi trả của bệnh nhân.
  • Khả năng tiếp cận hạn chế: Tại các nước đang phát triển, các giải pháp chăm sóc sức khỏe mới khá khó để tiếp cận, khiến bệnh nhân và bác sĩ gặp khó khăn trong việc áp dụng chúng.
  • Thiết bị giả: Trong bất kỳ lĩnh vực nào, quyền sở hữu trí tuệ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đối với MedTech, nó thậm chí còn có giá trị lớn hơn cả chi phí sản xuất. Tuy nhiên, tình trạng làm giả thiết bị xuất hiện như một lẽ thường thấy và dấy lên tình trạng báo động khi các thiết bị chưa được thử nghiệm này có thể ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị của bệnh nhân. Do đó, các nhà sản xuất đang không ngừng tìm cách bảo vệ quyền sở hữu của họ, vừa là đảm bảo lợi nhuận kinh doanh vừa để bảo vệ khách hàng của họ.
  • Chi phí chăm sóc sức khỏe tăng: Chi phí dành cho chăm sóc sức khỏe đang ngày càng trở nên đắt đỏ. Và điều hợp lý là, những người cần đến các thiết bị y tế để điều trị bệnh mãn tính lo sợ rằng những hàng hóa này sẽ dần vượt ngoài tầm với.
  • An ninh mạng: Công nghệ kỹ thuật số phát triển thì kéo theo đó mối lo ngại về an ninh mạng cũng gia tăng. Khi thiết bị y tế kết nối với Internet, các vấn đề như quyền riêng tư và bảo vệ bệnh nhân khiến việc sản xuất các thiết bị thông minh này trở nên khó khăn và tốn kém hơn.
  • Kỳ vọng ngày càng tăng của bệnh nhân: Với sự tiến bộ của công nghệ, bệnh nhân đã dần nhận thức rõ hơn và hy vọng nhiều hơn vào dịch vụ y tế. 
  • Thiếu chuyên gia lành nghề: Thiếu nhân viên được đào tạo là một trong những thách thức chính của ngành chăm sóc sức khỏe. Chẳng hạn như một quốc gia lớn như Hoa Kỳ cũng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu bác sĩ trầm trọng.
MedTech là gì? Nâng cao chất lượng y tế bằng công nghệ tiên tiến - ảnh 2

Thực trạng chuyển đổi số ngành y tế tại Việt Nam

  • Đến hết năm 2019, 100% dịch vụ khám chữa bệnh và quản lý bệnh viện tại Việt Nam đã được tin học hóa, số hóa;
  • 99,5% cơ sở y tế đã kết nối liên thông với các hệ thống giám định bảo hiểm xã hội;
  • 1500 cơ sở y tế đã sử dụng nền tảng khám chữa bệnh từ xa;
  • Chỉ 30 / hơn 12.000 bệnh viện công chưa có có bệnh án điện tử;
  • Tuy nhiên hai thách thức lớn trong công cuộc chuyển đổi số hiện nay của ngành y tế nước ta là: Các bệnh viện chưa thể chia sẻ dữ liệu với nhau và Y tế Việt Nam đang thiếu nguồn lực CNTT.

Top Công ty và Startup MedTech hàng đầu thế giới

Medtronic

Medtronic là công ty công nghệ chăm sóc sức khỏe, mang đến những giải pháp tiên phong cung cấp giải pháp cho những tình huống sức khỏe phức tạp nhất. Medtronic đã sử dụng kết hợp dữ liệu, AI và kiến thức sâu rộng về cơ thể con người để tìm ra phương pháp điều trị cho hơn 70 căn bệnh “khó nhằn” nhất thế giới.

Johnson & Johnson

Johnson & Johnson là một trong những công ty chăm sóc sức khỏe lớn và đa dạng nhất thế giới. Với J&J, bệnh nhân có thể dễ tiếp cận và dễ chi trả hơn. Làm việc trên phương châm cảm thông và khoa học, hơn 130.000 công nhân của J&J trên toàn cầu đang nỗ lực nâng cao sức khỏe cộng đồng. 

Những nghiên cứu phổ biến của Johnson & Johnson có thể kể đến như: thấu kính mắt tiên tiến; công ty hàng đầu về thiết bị điều trị chấn thương chỉnh hình; và giải pháp chăm sóc cột sống toàn diện nhất thế giới. 

Philips Healthcare

Philips India Limited là công ty con của Royal Philips, một doanh nghiệp công nghệ y tế lớn tập trung vào cải thiện sức khỏe của cộng đồng. Philips India Limited sử dụng các công nghệ tiên tiến cùng với những hiểu biết sâu rộng về người tiêu dùng và lâm sàng để cung cấp các giải pháp chăm sóc sức khỏe tích hợp.

Phillips hiện là công ty dẫn đầu thị trường về chẩn đoán hình ảnh, điều trị bằng hình ảnh, theo dõi bệnh nhân, tin học y tế và chăm sóc sức khỏe người tiêu dùng.

Cardinal Health

Cardinal Health là một công ty dịch vụ chăm sóc sức khỏe đa quốc gia tại Mỹ. Năm 2015, thị trường của Cardinal Health chiếm hơn 75 % số bệnh viện tại Hoa Kỳ. Năm 2018, công ty này được xếp hạng 14/500 tập đoàn có doanh thu cao nhất Hoa Kỳ. 

Các thiết bị y tế công nghệ phổ của Cardinal Health như Hệ thống kết nối ENFit™, Kit lấy mẫu vật, Kit y tế cho sức khỏe phụ nữ, Thiết bị điều trị vết thương áp lực âm (NPWT), Thiết bị vốn phòng thí nghiệm, v.v.

MedTech là gì? Nâng cao chất lượng y tế bằng công nghệ tiên tiến - ảnh 3

Top công ty Medtech tại Việt Nam

VietMed - Công ty TNHH Công nghệ y tế Việt Nam

VietMed là công ty medtech được thành lập vào năm 2005, với nhiệm vụ tiên phong là nghiên cứu, chuyển giao và cung cấp các thiết bị, hóa chất, vật tư, dịch vụ kỹ thuật y tế công nghệ cao với mức chi phí hợp lý, phù hợp với nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đại đa số khách hàng y tế. 

Vietmed cam kết nhập khẩu chính hãng toàn bộ thiết bị và vật tư, mới 100%, xuất xứ rõ ràng, đáp ứng tiêu chuẩn Việt Nam và được Bộ y tế Việt Nam cho phép. Đối tác của VietMed là các thương hiệu công nghệ y tế lớn như Daray Medical, WDM, PengKang, Verathon, Mindray, SonoScape, Fujirebio, Kaneka, Provix Medical, AGFA, Cheiron, PathTech.

VietMedical

CTCP VIetMedical, thành viên của VMED Group, là công ty dẫn đầu thị trường phân phối thiết bị y tế tại Việt Nam. VietMedical hiện đang phân phối độc quyền các dòng sản phẩm cao cấp từ các thương hiệu hàng đầu thế giới như Phillips (Hà Lan), GE Healthcare (Mỹ), Medtronic (Mỹ), Braincool (Thuỵ điển), UOC (Mỹ - Taiwan), Anios Laboratoires (Pháp), Stryker (Mỹ), Alvo (Ba Lan), Ulrich (Đức)...

TMSC 

Công ty TNHH Công nghệ y tế TMSC Việt Nam đề ra sứ mệnh là mang đến cộng đồng và mọi tổ chức các sản phẩm và dịch vụ công nghệ y tế ưu việt nhất. Tự hào là công ty đi tiên phong tại Việt Nam về cung cấp sản phẩm công nghệ Y tế 4.0, điển hình là dòng sản phẩm xét nghiệm In-Vitro.

Kết luận

Các ứng dụng điện thoại thông minh và thiết bị đeo đã góp phần tạo ra cuộc cách mạng trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Trong tương lai, người ta tin rằng sự kết hợp giữa IoT, thiết bị đeo và công nghệ AI sẽ chuyển đổi ngành chăm sóc sức khỏe. Chúng ta có thể kỳ vọng vào sự tiến bộ của lĩnh vực MedTech và trông chờ vào tác động của nó đến ngành y tế nói riêng, chất lượng cuộc sống nói chung sẽ tốt đẹp hơn như thế nào trong tương lai.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn MedTech là gì. Tóm lại, MedTech là việc áp dụng kiến ​​thức và kỹ năng công nghệ nhằm cải thiện chất lượng và hiệu quả của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Hiện nay, Medtech đang phát triển với tốc độ không tưởng và sẽ còn phá vỡ nhiều giới hạn hơn nữa trong những năm tới.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Trung tâm dữ liệu AI Cloud quy mô lớn đầu tiên của Đông Nam Á đi vào vận hành

Sau ChatGPT, những AI nào đang rục rịch được tích hợp vào iPhone?

Cuộc chạy đua trí tuệ nhân tạo ngày càng “nóng”, đối thủ lớn nhất của OpenAI công bố chatbot mạnh nhất

Một phụ nữ suýt mất 5.000 USD khi một chiếc Macbook đột ngột xuất hiện trước hiên nhà, hé lộ chiêu thức lừa đảo mới

Người dùng Chrome có thêm tính năng mới, khi lướt web chỉ cần nghe, không cần đọc

Giá chip tăng, các smartphone android cao cấp được dự báo sẽ tăng giá mạnh

Apple đối diện với khoản phạt lên tới 50 triệu USD mỗi ngày

Apple bị kiện vì phân biệt, trả lương quá thấp cho lao động nữ

Tin mới cập nhật

Dự án đã thế chấp nhưng vẫn đem bán: Cần làm rõ có hay không hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản!

19 giờ trước

Chưa hết áp lực đáo hạn, trái phiếu bất động sản lại đối mặt với rủi ro lãi suất

19 giờ trước

Siêu dự án Starlake Tây Hồ Tây: Tiến hành điều chỉnh quy hoạch lô đất công cộng

19 giờ trước

Bất ngờ khi nhìn vào bảng lợi nhuận quý II của doanh nghiệp bất động sản

1 ngày trước

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

1 ngày trước