meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Lạm phát liệu đã đạt đỉnh khi CPI tháng 1 tăng 4,89%?

Thứ tư, 01/02/2023-08:02
Theo tìm hiểu, phần lớn các chuyên gia dự báo lạm phát so với cùng kỳ năm trước đã đạt đỉnh vào thời điểm tháng 1/2023 hay thận trọng hơn là vào quý 1/2023 sau đó là sẽ dịu dần.

Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 1/2023 ghi nhận tăng 0,52% so với thời điểm tháng trước. So với cùng kỳ năm 2022, CPI trong tháng 1 ghi nhận tăng 4,89% và lạm phát cơ bản trong tháng 1/2023 tăng 5,21%.

Và theo Tổng cục Thống kê, nguyên nhân khiến cho lạm phát trong tháng 1/2023 tăng cao so với cùng kỳ năm trước là bởi vì có Tết Nguyên Đán Quý Mão nên nhu cầu mua sắm của người dân đã tăng cao, giá hàng hóa cũng như dịch vụ cũng tăng theo quy luật tiêu dùng vào dịp Tết. Đồng thời thì giá xăng dầu ở trong nước cũng tăng giá nhiên liệu thế giới cũng như điều chỉnh theo mức thuế bảo vệ môi trường từ ngày 1/1/2023.

Theo đó thì trong mức tăng 0,52% của CPI tháng 1/2023 so với tháng trước có 8 nhóm hàng hóa cũng như dịch vụ có chỉ số giá tăng và hai nhóm hàng có chỉ số giá giảm cùng một nhóm hàng giữ được mức giá ổn định. 

Cụ thể 8 nhóm hàng hóa có chỉ số tăng giá bao gồm: Nhóm giao thông có mức tăng cao nhất ghi nhận tăng 1,39% và đã đóng góp 0,13 điểm % vào mức tăng chung của CPI; tiếp đến là nhóm đồ uống và thuốc lá ghi nhận tăng 1,12%; Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống ghi nhận tăng 0,82%; Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác cũng ghi nhận tăng 0,7%; Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép cũng tăng 0,62%; Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch ghi nhận tăng 0,42%; Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình ghi nhận tăng 0,36% và Nhóm thuốc và dịch vụ y tế cũng ghi nhận tăng 0,07%.


Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 1/2023 ghi nhận tăng 0,52% so với thời điểm tháng trước
Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 1/2023 ghi nhận tăng 0,52% so với thời điểm tháng trước

Mức tăng CPI trong tháng Tết chỉ mang tính thời vụ

Các chuyên gia cũng đánh giá, mặc dù CPI trong tháng 1 có vẻ cao hơn so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên cũng cần phải lưu ý đến điểm năng nay Tết Nguyên Đán rơi vào tháng 1 chứ không phải là tháng 2 như các năm. Chính vì thế mà mức tăng này chủ yếu là mang tính thời vụ. 

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Thế Anh, CPI trong tháng 1/2023 tăng 0,52% so với tháng trước. Nếu như thoạt nhìn thì có vẻ cao nhưng trên thực tế thì lại thấp so với những năm trước. Mức tăng này cũng chủ yếu là mang tính mùa vụ chứ không phản ánh được sự mạnh mẽ của sức cầu. Tết năm nay đã rơi vào tháng 1, trong khi Tết các năm khác lại chủ yếu rơi vào tháng 2. 

 PGS. TS. Phạm Thế Anh nói rằng: "Nếu muốn so sánh thì cần xem CPI tháng Tết của các năm trước tăng so với tháng trước thế nào. Ví dụ, tháng Tết năm 2020 (tháng 1) CPI tăng 1,23%, tháng Tết năm 2021 (tháng 2) CPI tăng 1,52%, tháng Tết năm 2022 (tháng 2) tăng 1%. Các mức tăng này là lớn hơn nhiều so với năm nay". 

Cũng theo vị chuyên gia này đánh giá thì với điều kiện lãi suất cũng như thu nhập và giá trị vốn hóa của các thị trường tài sản như hiện nay, lạm phát không phải là vấn đề của năm 2023, ngoại trừ một chút rủi ro đến từ việc tăng giá nhiên liệu. Và nguyên nhân là bởi vì kinh tế khó khăn, cầu tiêu dùng cũng sẽ nhanh chóng suy giảm. 


Tốc độ tăng/giảm CPI của tháng 1 các năm giai đoạn 2019 - 2023
Tốc độ tăng/giảm CPI của tháng 1 các năm giai đoạn 2019 - 2023

Tháng 1/2023, lạm phát sẽ đạt đỉnh 

Trong một cuộc thảo luận vào hồi đầu tháng 1/2023, Phó viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính - TS. Nguyễn Đức Độ cũng đưa ra nhận định rằng, áp lực lạm phát ở trong năm nay là không quá lớn. Chuyên gia dự báo lạm phát so với cùng kỳ năm trước cũng sẽ có khả năng đạt đỉnh vào hồi tháng 1/2023 và sau đó cũng sẽ quay trở lại mức trung bình của giai đoạn năm 2016 - 2022, ghi nhận khoảng 3%. 

Cũng theo đó, lạm phát trung bình trong năm 2023 cũng được dự báo sẽ ở mức khoảng 3,5%,TS. Nguyễn Đức Độ nhận định và phân tích rằng các áp lực đối với lạm phát từ các biến số như là tiền tệ và tỷ giá hay là nhiên - vật liệu nhiều khả năng cũng sẽ có thể đạt đỉnh trong năm 2022 và sẽ giảm trong năm 2023. 
 
Đưa ra phân tích về những nguyên nhân khiến cho áp lực lạm phát trong năm 2023 không quá lớn, TS. Nguyễn Đức Độ cho rằng bởi Ngân hàng Nhà nước đã chủ động thực hiện chính sách tiền tệ một cách thận trọng sau nửa năm 2022 và hai đó là do áp lực về tỷ giá cũng đã giảm đáng kể.

Thứ ba đó là nguy cơ suy thoái kinh tế trên toàn cầu cũng đang gia tăng cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ ở các nước phát triển. Điều này cũng có tác động đến lạm phát ở thị trường Việt Nam theo hai kênh đó là: Một mặt là tổng cầu đối với hàng hóa của Việt Nam cũng sẽ tăng trưởng chậm lại; mặt khác thì nguy cơ suy thoái toàn cầu cũng sẽ gây áp lực giảm giá hàng hóa cơ bản ở trên thế giới, bao gồm cả giá dầu.


Có thận trọng hơn với những dự báo lạm phát, TS. Cấn Văn Lực là Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia cho rằng: Lạm phát sẽ tăng hết quý 1/2023 và sau đó dịu dần từ quý II/2023 với bình quân là 4 - 4,2%”
Có thận trọng hơn với những dự báo lạm phát, TS. Cấn Văn Lực là Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia cho rằng: Lạm phát sẽ tăng hết quý 1/2023 và sau đó dịu dần từ quý II/2023 với bình quân là 4 - 4,2%”

Như thế thì các áp lực đối với tình trạng lạm phát từ các biến số như là tiền tệ và tỷ giá hay như giá nhiên - nguyên vật liệu có nhiều khả năng đã đạt đỉnh ở trong năm 2022 và sẽ giảm ở trong năm 2023. Trên thực tế thì lạm phát cũng đã có dấu hiệu hạ nhiệt trong tháng 12/2022 khi mà lạm phát cơ bản cũng chỉ tăng 0,33% so với tháng trước.

Mặc dù vậy thì vị chuyên gia này cũng cho rằng áp lực về tăng giá điện, giá của một số dịch vụ do Nhà nước kiểm soát ở trong năm 2023 cũng sẽ lớn hơn so với năm 2022 nhưng có tác động cụ thể còn phải phụ thuộc vào thời điểm cũng như mức độ điều chỉnh giá của cơ quan quản lý.

Có thận trọng hơn với những dự báo lạm phát, TS. Cấn Văn Lực là Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia cho rằng: Lạm phát sẽ tăng hết quý 1/2023 và sau đó dịu dần từ quý II/2023 với bình quân là 4 - 4,2%”. 

TS. Cấn Văn Lực cho rằng, chúng ta cũng thuộc vào lộ trình bắt buộc phải tăng giá một số mặt hàng hóa cơ bản như là lương cơ bản và cũng đang trong quá trình cân nhắc để có thể tăng giá điện, dịch vụ y tế, giáo dục - đây đều là những dịch vụ thiết yếu cũng buộc phải tăng. 

Và vừa rồi, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (mã chứng khoán: EVN) cũng đã có đề xuất Chính phủ tiến hành tăng giá điện và việc lương cơ bản tăng hơn 20% vào hồi tháng 7/2023 đều sẽ là những yếu tố tác động mạnh đến lạm phát năm tới. Hơn thế, độ trễ của lượng cung tiền ở trong những tháng cuối năm nay và trong năm tới cũng vẫn còn khá đậm. Cũng trong những tháng tới, vòng quay tiền cũng có thể sẽ ở mức độ nhanh hơn, như thế áp lực lạm phát cũng sẽ cao hơn và dự báo là ở mức 4 - 4,2%. 

Phân tích rõ hơn, TS. Cấn Văn Lực cũng cho biết, ở trên thế giới, đỉnh lạm phát cũng sẽ tùy vào từng khu vực nhưng mà đà chung là đang có chiều hướng đã đạt qua đỉnh. Ở châu Âu thì lạm phát cũng có thể sẽ còn tăng, đặc biệt là vì cuộc khủng hoảng năng lượng và khí đốt.

Còn đối với Mỹ thì lạm phát tháng 6 sẽ đạt đỉnh 9,1% so với cùng kỳ, tuy nhiên bước sang tháng 7 còn 8,5% và tháng 8 sẽ còn 8,3%, chỉ số giá sản xuất (PPI) của Mỹ vào hồi đầu năm ghi nhận là 10,1%, đến tháng 6 sẽ là 11,3%, tháng 7 cũng sẽ bắt đầu giảm dần còn 9,8% và tháng 8 là còn 8,7%, đáng chú ý là lạm phát lõi của Mỹ tháng 6 và 7 đều sẽ là 5,9%, còn tháng 8 sẽ tăng lên 6,3%. Như thế, có thể ở Mỹ giá cả năng lượng cùng với lương thực thực phẩm cũng đã bắt đầu giảm, tuy nhiên lạm phát lõi tăng bởi một số chi phí khác tăng như là giá nhà, giá nguyên vật liệu, chi phí giao thông,…


CPI qua các tháng
CPI qua các tháng

Ông Lực nêu quan điểm: “Tóm lại, tôi đánh giá lạm phát Mỹ đâu đó đã qua đỉnh". 

Cũng theo vị chuyên gia này, để có thể đánh giá về lạm phát thì không thể nhìn vào CPI. Ông cũng cho biết, khi mà nghiên cứu về lạm phát ở Mỹ, châu Âu còn có thêm 2 chỉ số cần lưu ý đó là chỉ số PPI và chỉ số lạm phát lõi. PPI có phần quan trọng không kém so với CPI còn chỉ số lạm phát lõi cũng được tính sau khi đã trừ đi giá cả năng lượng cũng như lương thực thực phẩm.

Ông Lực nói thêm rằng: “Việt Nam cũng có công bố cả chỉ số lạm phát toàn thể hay như lạm phát lõi (hay lạm phát cơ bản). Chỉ số này cũng có thể giúp thấy được rõ lạm phát đó là cho chi phí đẩy hay bởi yếu tố tiền tệ hoặc là cả hai, để xem mức đóng góp của yếu tố này sẽ như thế nào. Qua đó, để có được chính sách điều hành cho hợp lý và xem xét có cần phải lo lắng, coi lạm phát là “con ngáo ộp” hay không. Theo tôi thì điều này rất quan trọng”.

Đưa ra phân tích về nguyên nhân lạm phát của Việt Nam vẫn ở mức thấp, ông Lực cho rằng có một số nguyên nhân, đầu tiên đó là rổ hàng hóa tính CPI của Việt Nam rất khác. Thứ hai đó là Việt Nam làm khá tốt trong việc bình ổn giá xăng dầu cũng như chủ động nguồn cung lương thực, thực phẩm.

Còn ở góc nhìn của cơ quan Thống kê thì Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê - ông Lê Trung Hiếu cho rằng áp lực về lạm phát hiện nay là rất lớn. Trong thời gian vừa qua, Việt Nam cũng đã có chính sách điều hành lạm phát tốt và các mặt hàng do Nhà nước quản lý trong thời gian qua không tăng từ đó góp phần ổn định lạm phát. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã chủ động được lương thực, thực phẩm, đặc biệt là thịt lợn.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Nghịch lý: Nhiều địa phương số người đăng ký mua NOXH ít hơn lượng căn hộ hiện có

3 giờ trước

Khó khăn trong huy động vốn khiến nguồn cung bất động sản sụt giảm

3 giờ trước

Được rao bán 1 tỷ đồng/m2, nhà ven Hồ Tây có dễ thanh khoản?

3 giờ trước

Mô hình bất động sản chia nhỏ: Chưa có hành lang pháp lý để bảo vệ nhà đầu tư

3 giờ trước

TP. HCM mở rộng cung đường “tử thần” để xóa điểm đen ùn tắc, tai nạn giao thông

3 giờ trước