PGS.TS Trần Đình Thiên: Phải có thái độ khác với lạm phát để giúp doanh nghiệp phát triển
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường bất động sản 2023 liệu có đảo chiều vào không theo dự đoán?TS. Đinh Thế Hiển: Từ quý 3/2023, kinh tế sẽ tăng trưởng tích cực nhờ hiệu ứng đầu tư công và ổn định tài chính tiền tệNhững điều cần lưu ý trước khi xuống tiền mua bất động sản trong năm 2023Dù còn nhiều khó khăn nhưng năm 2023 kinh tế Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục điểm sáng của kinh tế thế giới với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, môi trường vĩ mô ổn định. Thị trường bất động sản cũng vì thế sẽ có xu hướng tích cực lên.
Những nghịch lý của nền kinh tế Việt Nam
Nền kinh tế của chúng ta là nền kinh tế rất mở nên trước sự khó khăn của thế giới, chúng ta cũng sẽ không thể tránh khỏi cũng gặp khó khăn thậm chí sẽ còn khó khăn hơn tình hình chung của thế giới.
Tương lai xe điện năm 2023: Mẫu mã đa dạng hơn, nhiều vấn đề vẫn chưa thể giải quyết
Những người đang có nhu cầu săn lùng một chiếc SUV điện sẽ thấy được rằng, sự lựa chọn của họ sẽ tăng gấp đôi vào năm 2023. Tuy nhiên, việc lựa chọn cùng với việc thực sự sở hữu một chiếc xe mới lại là điều hoàn toàn khác biệt. Hàng loạt các yếu tố như nguồn cung khan hiếm, giá cả tiếp tục leo thang cùng với việc những doanh nghiệp “gạo cội” về ô tô vẫn trung thành với xe xăng trong khi họ đang chiếm lĩnh gần như toàn bộ thị trường xe điện.Năm mới 2023, chuyên gia đề xuất tiếp tục áp dụng thuế VAT 8% để hỗ trợ nền kinh tế
Thuế VAT giảm từ 10% xuống 8% từ ngày 1/2/2022 đối với hầu hết các nhóm hàng hóa dịch vụ đã góp phần rất lớn vào quá trình phục hồi kinh tế ngoạn mục của Việt Nam trong năm qua. Do đó, các chuyên gia kiến nghị kéo dài chính sách này đến hết năm 2023.Năm 2023 sẽ là bước ngoặt của kinh tế Trung Quốc
Việc Trung Quốc thay đổi chính sách phòng chống dịch Covid - 19 đã được các chuyên gia kỳ vọng mang lại tín hiệu tích cực cho kinh tế của họ vào năm 2023.Triển vọng kinh doanh năm 2023: Xuất hiện ánh sáng nơi cuối con đường?
Điều đáng nói, tình hình đơn hàng sụt giảm cũng diễn ra với nhiều ngành hàng xuất khẩu khác, ví dụ như ngành cao su đang chứng kiến sức mua giảm 20-30% đến từ các thị trường tiêu thụ do tình trạng lạm phát tăng cao ở nhiều quốc gia. Dự báo đến năm 2023, khó khăn này vẫn tiếp tục tiếp diễn.Thế giới và cả Việt Nam đang đi trong cơn gió nghịch trong đó có ba điểm đáng lưu ý. Thứ nhất lạm phát đang tăng và chưa có xu hướng dừng lại. Ngay cả Mỹ là quốc gia “cầm trịch” trong “cuộc chơi” lạm phát này cũng đang tiếp tục phải tăng lãi suất, chỉ có điều tốc độ tăng đang dần chậm hơn. Hàm nghĩa là vẫn phải chống chọi với lạm phát đi cùng với điều kiện tài chính xấu đi. Lạm phát khiến giá cả tăng lên. Thứ hai là điều kiện tài chính xấu đi khi tỷ giá và lãi suất đi lên, dòng vốn chưa rõ ràng. Thứ ba là suy giảm kinh tế của thế giới, tăng trưởng giảm đi, dẫn đến xuất khẩu của Việt Nam cũng gặp khó khăn khi đơn hàng ít đi. Điều này dẫn đến việc làm trong nước giảm đi, thu nhập giảm, lợi nhuận giảm,… kéo theo nhu cầu mua sắm đặc biệt là mua sắm nhà cửa, bất động sản cũng giảm đi.
Năm 2023, tăng trưởng sang năm xu hướng chung sẽ tiếp tục ảm đạm. Năm 2022, dự báo tăng trưởng GDP của thế giới là 3,2% nhưng sang năm 2023 chỉ còn 2,7%. Lạm phát vẫn sẽ tăng mạnh, giá lương thực và năng lượng là nguyên nhân cơ bản làm tăng lạm phát ở nhiều quốc gia. Có quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nhưng cũng có quốc gia hưởng lợi. Tuy nhiên, lạm phát thế giới tăng mạnh mang hàm ý bất ổn và khiến lãi suất cao khó hạ, tỷ giá hối đoái biến động.
Cơn gió nghịch về tăng trưởng kinh tế giảm, đến nay, Trung Quốc và Nga là hai nền kinh tế lớn cũng có sự suy giảm, khu vực đồng EURO tăng trưởng cũng suy giảm dẫn đến ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu.
Việt Nam là một nước xuất khẩu nên việc suy giảm của thế giới sẽ ảnh hưởng tới sản xuất trong nước cũng như lợi nhuận doanh nghiệp. Chỉ số PMI (chỉ số quản lý sức mua) giảm mạnh khiến các đơn hàng xuất khẩu giảm, điều này rất rủi ro và nguy hiểm. Vì vậy, những ngành nào cứu vãn việc làm, thu nhập cho người lao động là phải ưu tiên như du lịch, bất động sản,…
Nền kinh tế của Việt Nam đang "rất tốt" về thế, đà, khát vọng nhưng nghịch lý đó là tình hình chung thì tốt nhưng trong nước lại gặp khó khăn. GDP tăng trưởng cao nhưng lạm phát thấp; Kinh tế tăng trường cao, bơm tiền vào nền kinh tế ít nên lạm phát thấp nhưng như vậy tăng trưởng đến từ đâu? Ngoài ra kinh tế tăng trưởng cao, ổn định vĩ mô tốt nhưng thị trường chứng khoán lại sụp đổ, lao dốc với kỷ lục thế giới? Tại sao tăng trưởng kinh tế tốt mà nền kinh tế giống bị "nghẹt thở"? Chúng ta cũng cần chú ý tới việc khủng hoảng lòng tin, khủng hoảng tâm lý.
Cần "bơm máu" cho thị trường
Sau nửa đầu năm 2022, tăng trưởng khá tốt thì càng về cuối năm, càng nhiều dấu hiệu cho thấy nền kinh tế như đang "nghẹt thở", "tắc nghẽn".
Mặc dù điểm sáng lớn nhất trong điều hành chính sách của Việt Nam đó là chuyển hướng trong điều hành với COVID-19. Cách tiếp cận tùy biến và các giải pháp mạnh trong điều hành đã chuyển từ sự bất ổn, hoảng loạn trước dịch bệnh sang việc lấy lại lòng tin.
Với thị trường bất động sản nói riêng, vấn đề “kẹt” nhất hiện nay là tiếp vốn, “tiếp máu”. Chúng ta không nên quá sợ lạm phát mà không bơm tiền ra, và đó là cách tiếp cận để chúng ta có thể nới 1,5-2% room tín dụng một cách bình tĩnh. Quan điểm về ổn định kinh tế vĩ mô một là quan niệm kiểm soát được lạm phát theo đúng mục tiêu; hai là doanh nghiệp phải “sống” được một cách “bình yên”. Ổn định vĩ mô hàm nghĩa là doanh nghiệp phải có tiền, nguồn lực để vận hành. Chỉ số để phản ánh doanh nghiệp có ổn định không đó là nguy cơ nợ xấu. Khi bơm “máu” ra thị trường, cho doanh nghiệp giúp giảm nợ xấu bởi nhiều dự án đang mắc kẹt, nhiều doanh nghiệp đang thiếu vốn để triển khai.
Quan điểm không sợ lạm phát để "bơm máu" và giúp doanh nghiệp cũng như hệ thống ngân hàng ổn định là một trong những yếu tố sang năm 2023 vẫn còn khó khăn nhưng cách tiếp cận chính sách, tầm nhìn thay đổi, vai trò của bất động sản sẽ thay đổi.
Năm 2023, Việt Nam vẫn có nhiều điểm sáng là tăng trưởng và ổn định. Việt Nam vẫn chiếm giữ ngôi vị xứng đáng hơn trong bảng xếp hạng của ASEAN.
Thị trường bất động sản cũng sẽ có xu hướng tích cực lên. Một số phân khúc sẽ sáng lên và hai điều phải điều chỉnh. Thứ nhất là chuyển từ đầu cơ sang đầu tư. Thứ hai là thị trường trái phiếu cần có cấu trúc hỗ trợ doanh nghiệp nhiều hơn, tránh những bốc đồng, đòn bẩy tài chính quá đà khiến tương lai không chỉ tháo gỡ ngắn hạn mà có sự bền chắc dài hạn. Người làm kinh doanh bất động sản cũng cần có cách nhìn, cách làm bài bản.