Kinh tế Việt Nam có giữ được đà tăng trưởng trong năm 2023 khi nhiều động lực chính chậm lại?

Thứ hai, 05/12/2022-10:12
Cụ thể, sản xuất công nghiệp, xuất khẩu cũng có dấu hiệu chậm lại và tình hình cắt giảm lao động, cắt giảm giờ làm, nghỉ việc luân phiên cũng nổi lên, lãi suất cao cản trở lớn,... Đây cũng chính là vấn đề có ảnh hưởng lớn đến sự nỗ lực phục hồi của nền kinh tế.

Theo Bizlive, mặc dù khẳng định mức tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2022 cũng sẽ ở mức 8% nhưng để có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm 2023 là không hề đơn giản, đặt trong bối cảnh kinh tế trên thế giới có nhiều biến động và cũng khó có thể dự đoán được, trong nước cộng đồng doanh nghiệp vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. 

Khó khăn đã bắt đầu lộ diện

Phó chủ tịch thường trực Liên minh hỗ trợ Công nghiệp Việt Nam (VISA) - ông Ngô Ngọc Khánh cho biết, bởi vì thị trường trên thế giới có nhiều bất ổn như cuộc xung đột Nga - Ukraine kéo dài cùng với chính sách "Zero COVID" của Trung Quốc vẫn đang tiếp tục thắt chặt đã khiến cho các ngành công nghiệp hỗ trợ ở trong nước đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. 

Ông Ngô Ngọc Khánh quan ngại rằng: “Trong khi những đơn hàng cũ chỉ còn 1 - 2 tháng nữa là hết thì những đơn hàng mới lại đang yêu cầu những cải tiến về mặt quy mô, cam kết môi trường cũng như chất lượng của sản phẩm và đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải tiến hành đầu tư máy móc cũng như công nghệ mới. Nhưng bởi vì thiếu vốn nên doanh nghiệp cũng không thể nào đáp ứng được yêu cầu này nên đã dẫn đến nguy cơ không thể nào duy trì được vị trí ở trong chuỗi”. 


Mặc dù khẳng định mức tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2022 cũng sẽ ở mức 8% nhưng để có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm 2023 là không hề đơn giản
Mặc dù khẳng định mức tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2022 cũng sẽ ở mức 8% nhưng để có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm 2023 là không hề đơn giản

Theo Phó chủ tịch thường trực Liên minh hỗ trợ Công nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ trước đây cũng có thể sử dụng hợp đồng đã ký kết hoặc là thế chấp bất động sản để tiến hành vay vốn. Tuy nhiên hiện nay các ngân hàng đã không giải ngân bởi áp lực về room tín dụng nên doanh nghiệp cũng không thể nào tiếp nhận cũng như ký hợp đồng mới. 

Ông Ngô Ngọc Khánh chia sẻ rằng: “Có những doanh nghiệp trước đây có cả trăm công nhân nhưng nay đã phải cắt giảm chỉ còn khoảng 25 công nhân”. 

Còn Trưởng ban Ban Dự báo kinh tế ngành và doanh nghiệp - Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế, xã hội quốc gia - ông Trần Toàn Thắng thì thực trạng khó khăn của các doanh nghiệp ngành sản xuất công nghiệp cũng đã bắt đầu xuất hiện từ hồi tháng 11/2022. 

Ông Trần Toàn Thắng nêu rõ rằng, nếu như thời điểm tháng 10/2022, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) vẫn còn tăng 3% so với tháng trước thì đến tháng 11 chỉ còn tăng 0,3%. Lý do chính là đơn hàng đã sụt giảm và chi phí đầu vào đang ở mức cao cũng như thiếu hụt nguồn cung nguyên vật liệu. 

Trong khi đó thì hoạt động xuất khẩu cũng đã nằm trong bối cảnh tương tự, mặc dù 11 tháng đầu năm vẫn ghi nhận tăng 23,4% nhưng trong tháng 11 chỉ đạt mức 29,18 tỷ USD, so với tháng trước giảm gần 4%. Xuất khẩu giảm cũng có nguyên nhân là cầu tiêu dùng của người dân ở nhiều thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam cũng bị giảm mạnh bởi kinh tế tăng trưởng chậm và lạm phát gia tăng. 

Ông Trần Toàn Thắng nhấn mạnh rằng: “Mọi năm, bước vào quý 4 thì doanh nghiệp nào cũng kêu thiếu lao động. Nhưng bước sang năm nay đã xuất hiện tình trạng sa thải lao động cũng như giãn việc. Theo đó, lao động chỉ được làm việc 8 giờ vàng ngọc thay vì tăng ca và làm thêm bởi vì doanh nghiệp không ký được đơn hàng mới còn đơn hàng cũ cũng đã hoàn thành. 

Có thể thấy, đây chính là vấn đề rất lớn và người lao động được nghỉ Tết từ thời điểm tháng 11 bởi không có việc làm không chỉ là an sinh xã hội mà nó còn ảnh hưởng đến việc phục hồi và phát triển kinh tế của năm mới. 


Cụ thể, sản xuất công nghiệp, xuất khẩu cũng có dấu hiệu chậm lại và tình hình cắt giảm lao động, cắt giảm giờ làm, nghỉ việc luân phiên cũng nổi lên, lãi suất cao cản trở lớn,... 
Cụ thể, sản xuất công nghiệp, xuất khẩu cũng có dấu hiệu chậm lại và tình hình cắt giảm lao động, cắt giảm giờ làm, nghỉ việc luân phiên cũng nổi lên, lãi suất cao cản trở lớn,... 

Năm 2023, nền tảng để thực hiện mục tiêu tăng trưởng là 6,5%

Mặc dù khẳng định được mức tăng trưởng kinh tế GDP của Việt Nam trong năm, 2022 ở mức 8% nhưng ông Trần Toàn Thắng cũng cho rằng, để có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5% đề ra là không hề đơn giản đặt trong bối cảnh kinh tế trên thế giới có nhiều biến động và khó có thể dự đoán được, trong nước cộng đồng doanh nghiệp thì vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn cũng như thách thức. 

Ông Thắng lưu ý rằng, bởi vì còn nhiều khó khăn và áp lực lớn, đặc biệt là từ bên ngoài, các đơn hàng xuất khẩu của Việt Nam đang có xu hướng giảm về lượng cũng như giá trị. Chính vì thế mà xuất khẩu cũng có thể trở thành động lực của năm 2023 không thì vẫn là điều chưa thể chắc chắn. 

Song song với đó, từ đầu năm Chính phủ cùng với Ngân hàng Nhà nước cũng đã định hướng giữ lãi suất thấp cho doanh nghiệp nhưng đến thời điểm hiện nay lãi suất tăng rất nhanh cũng đã trở thành sức ép cực kỳ lớn đối với chi phí sản xuất của các doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng đến sự phục hồi của doanh nghiệp trong năm 2023. 

Cũng đồng tình với quan điểm này, ông Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế nhìn nhận rằng, chỉ tính riêng trong tháng 11, trước áp lực vô cùng lớn của bối cảnh biến động phức tạp và khó lường của thế giới đã gây thêm khó khăn đối với tình hình trong nước cùng một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội, lĩnh vực và thị trường cũng có dấu hiệu chững lại hay là giảm so với thời điểm tháng trước dù cho tính chung cả 11 tháng vẫn duy trì ở mức rất tích cực. 
Ông Cấn Văn Lực tỏ ra quan ngại: "Xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng và du lịch trong nước đã và đang bị ảnh hưởng tương đối lớn từ bên ngoài. Điều này chắc chắn sẽ khiến tăng trưởng kinh tế tăng chậm lại trong thời gian tới". 


Xuất khẩu giảm cũng có nguyên nhân là cầu tiêu dùng của người dân ở nhiều thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam cũng bị giảm mạnh
Xuất khẩu giảm cũng có nguyên nhân là cầu tiêu dùng của người dân ở nhiều thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam cũng bị giảm mạnh

Mặc dù vậy thì Chính phủ cùng với các Bộ ngành và địa phương cũng đã có nhiều bài học kinh nghiệm trong việc điều hành từ năm 2022. Đây cũng chính là nền tảng để có thể thực hiện mục tiêu tăng trưởng 6,5% đã được đề ra trước đó. 

Theo phân tích cụ thể, ông Cấn Văn Lực cho rằng các chính sách tiền tệ và tài khóa về cơ bản cũng đang đi đúng hướng nhưng vẫn cần phải làm quyết liệt hơn cũng như đúng thời điểm hơn  trước.

Ông Lực nêu rõ rằng, chương trình phục hồi kinh tế vẫn còn chậm và thể chế về phát triển kinh tế số và cải cách vẫn còn chậm, xử lý vấn đề vướng mắc chưa kịp thời và về phối hợp với các bộ ngành còn gặp trục trặc điển hình như điều hành xăng dầu đáng ra có thể xử lý tốt hơn rất nhiều. 

Đáng chú ý, các cơ quan chức năng cũng không nên chủ quan và tiếp tục kiểm soát được tốt giá xăng dầu, giá lương thực và kiểm soát thị trường khác ví dụ như trái phiếu, chứng khoán, vàng cũng như ngoại hối để có thể ổn định hơn để cho người dân doanh nghiệp có thể yên tâm và tăng niềm tin để có thể phục hồi sản xuất kinh doanh một cách tốt hơn. 

Còn về dài hạn thì ông Cấn Văn Lực cũng đã đề ra 4 giải pháp để có thể hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế. 

Đầu tiên đó chính là làm thế nào để có thể tăng năng suất lao động bởi vì 3 năm qua năng suất lao động của Việt Nam đang trên đà giảm. 

Thứ hai chính là cần phải tiếp tục cải cách thể chế một cách mạnh mẽ hơn, đặc biệt là chất lượng làm luật cũng như phối hợp với chính sách và thực thi. 

Thứ ba đó là cần phải tiến hành đẩy mạnh hơn về việc phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn cũng như kinh tế số. Đây cũng chính là xu hướng và xu thế quan trọng cũng như là chất xúc tác để giúp cho doanh nghiệp tăng khả năng thích ứng cũng như chống chịu cao. 

Cuối cùng chính là cần nhiều chính sách và giải pháp để có thể nâng cao tính độc lập, tự chủ tự cường gắn với hội nhập kinh tế và đồng thời tăng sức chống chịu của nền kinh tế ở trong nước và trong bối cảnh thế giới có nhiều rủi ro bất định.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Thị trường ấm lên, nghề môi giới bất động sản “nóng” trở lại

2 giờ trước

Căn hộ chung cư cho thuê sẽ tạo dòng tiền lớn

4 giờ trước

Ba điểm sáng của thị trường bất động sản phía Nam

8 giờ trước

Cách chọn hướng nhà, hướng phòng làm việc “đại cát, đại lợi” cho gia chủ tuổi Dậu

10 giờ trước

Thị trường ấm lên, giới đầu tư đi “săn” đất nền

11 giờ trước