Gen Z cùng bài học quản lý tài chính ai cũng nên biết: Vì sao phải tiết kiệm?

Chủ nhật, 04/09/2022-20:09
Có thể thấy, tiết kiệm không bao giờ là muộn nhưng cũng có rất nhiều lợi ích nếu như bạn biết cách tiết kiệm từ sớm.

Hoa là một cô gái 9x. Trong mắt mọi người thì cô vẫn còn trẻ và đáng lẽ không có kinh nghiệm về quản lý tài chính nhưng trên thực tế thì cô đã bắt đầu quản lý tài chính từ năm 6 tuổi. 

Cụ thể, lúc 6 tuổi cô đã tiết kiệm cho mình được một khoản tiền đầu tiên trong đời đó là khoảng 2,7 triệu đồng và cho đến khi tốt nghiệp trung học - nghĩa là khi cô 17 tuổi, cô đã tiết kiệm cho mình được hơn 100 triệu đồng. Có rất nhiều người tò mò rằng một đứa trẻ thì lấy đâu ra nhiều tiền như thế?

Đầu tiên, phần lớn số tiền đó đến từ tiền lì xì hàng năm của cô. Hoa cũng không đưa lì xì cho bố mẹ và bố mẹ cũng không yêu cầu cô phải đưa cho họ giữ. Và sau năm mới thì cô sẽ bắt đầu ghi lại tổng số tiền mà bản thân nhận được. Cô cũng đã dành bao nhiêu tiền để mua văn phòng phẩm và đồ ăn vặt trong năm nay và cô cũng sẽ tiết kiệm phần còn lại không động vào.

Thứ hai chính là tiền thưởng của cô tham gia trong các hoạt động cũng như cuộc thi khác nhau. Nếu như cô chỉ trông chờ vào số tiền lì xì thu được trong vài ngày đầu năm thì sẽ không đủ. Chính vì thế mà cô thường tham gia vào các cuộc thi và sẽ nhận được ít nhất là 150 ngàn giống như một khoản tiền thưởng. Bên cạnh đó, cô cũng sẽ nhận được một khoản lương từ 30 - 50 ngàn cho một công việc nhà. 



Một khi càng tiết kiệm sớm thì thời gian đạt được mục tiêu sẽ càng nhanh và bạn sẽ có nhiều tự do hơn để làm những điều mà bản thân muốn sau này
Một khi càng tiết kiệm sớm thì thời gian đạt được mục tiêu sẽ càng nhanh và bạn sẽ có nhiều tự do hơn để làm những điều mà bản thân muốn sau này

Thời gian sau đó, khi cô vào đại học, chi phí sinh hoạt bỗng nhiên tăng đột biến nên khoảng 100 triệu đồng cô tiết kiệm trước đó đã được sử dụng vào cuộc sống sinh viên. Nhưng khi phát hiện ra rằng bản thân đã làm việc rất chăm chỉ trong thời gian 11 năm mà chỉ mất chưa đầy một năm đã tốn hết gần ⅓ nên cô đã quyết định cắt giảm chi phí sinh hoạt đồng thời tăng thêm các nguồn thu nhập khác. 

Còn về vấn đề tiết kiệm, cô cũng đã nghĩ đến việc làm thế nào để có thể tiết kiệm tiền mà không làm giảm đi chất lượng cuộc sống nhưng nó chưa bao giờ thành công. Sau đó thì khi đang dọn dẹp phòng, cô đột nhiên phát hiện ra một vấn đề là có những món đồ nhỏ hay quần áo mà mua từ năm ngoái, thậm chí là mua từ tháng trước đều bị nhét vào trong góc tủ. Lúc đó thì cô đã nghĩ nếu như không mua những thứ này thì cô sẽ tiết kiệm được bao nhiêu tiền?

Vậy nên từ bây giờ, cho dù mua thứ gì đó với mức giá là 10 nghìn hay 1 triệu thì cô sẽ tự hỏi bản thân hai câu đó là Một là "Bản thân có sử dụng thứ này không?" và hai "Liệu thứ này có lỗi mốt trong vòng 3 năm nữa không?". Cô cũng sẽ không mua ngay mà cho bản thân suy nghĩ khoảng 1 - 2 ngày, đến ngày thứ 3 mà vẫn không quên được thì sẽ quay lại mua. Cô nghĩ, dù là mua sắm, đầu tư hay giao dịch với mọi người thì bạn không thể chỉ dùng từ nhanh chóng, quyết đoán. Điều quan trọng nhất vẫn là tính ổn định và cho bản thân một khoảng thời gian nghĩ ngợi trước khi đưa ra quyết định một cách tốt nhất. 

Còn về việc tăng thêm thu nhập, cũng cho cô học ngành truyền thông nên khi có thời gian sẽ thường nhận một số công việc chụp ảnh và có khi kiếm được từ 2 - 3 triệu/ngày. Về lâu dài thì đến khi tốt nghiệp đại học cô đã dành dụm được gần 150 triệu đồng. Và đối với nhiều người, tiết kiệm được tiền ở trong khoảng thời gian này thì quả là một quá trình đau khổ. Nếu chỉ kiềm chế ham muốn mua sắm thôi cũng khiến cho cô cảm thấy mệt mỏi cả tinh thần lẫn thể chất, nhưng cũng vì từ nhỏ có thói quen tiết kiệm nên cô không xem tiền là thứ dễ kiếm. 

Được biết, xung quanh cô có nhiều bạn chọn cách không quản lý tiền bạc. Đầu tiên là họ không có thói quen quản lý tiền bạc và thứ hai là họ cảm thấy không có tiền để quản lý, thứ ba là họ sợ rủi ro trong việc đầu tư. Sau này cô cũng đã phát hiện ra một vấn đề đó là những người càng tiêu ít tiền thì họ càng có xu hướng tiêu nhiều hơn trong tương lai và ngược lại, những người tích lũy cho bản thân được một chút của cải và có kho bạc nhỏ của riêng mình thì sẽ tiếp tục tiết kiệm. 


Có thể thấy, kiếm được nhiều hơn là điều kỳ diệu nhưng giảm chi tiêu vẫn là cách đơn giản cũng như nhanh nhất để tăng tiền tiết kiệm
Có thể thấy, kiếm được nhiều hơn là điều kỳ diệu nhưng giảm chi tiêu vẫn là cách đơn giản cũng như nhanh nhất để tăng tiền tiết kiệm

Các chuyên gia tài chính tư vấn mọi người nên học cách tiết kiệm từ sớm bởi nó có những lợi ích sau: 

Lợi ích 1: Ít lãng phí tiền hơn

Có thể thấy, kiếm được nhiều hơn là điều kỳ diệu nhưng giảm chi tiêu vẫn là cách đơn giản cũng như nhanh nhất để tăng tiền tiết kiệm. Một khi cam kết tiết kiệm thì bạn cần lập ngân sách, giảm chi phí lớn và cắt bỏ những thứ không cần thiết. Có nhiều thứ bạn có thể bỏ hẳn mà không phải hy sinh quá mức sống của bản thân mình. 

Khi tiết kiệm sớm thì bạn sẽ nhanh đạt được kỷ luật tài chính. Có nhiều người tiêu tiền vào những món đồ xa xỉ không cần thiết và rơi vào cái bẫy phải trả nợ hàng tháng trong thời gian dài - điều này đã khiến cho họ cảm thấy khó có thể tiết kiệm được. 

Lợi ích 2: Tự do làm những điều mình muốn sau này

Thực tế cho thấy, tài khoản tiết kiệm bắt đầu ở độ tuổi đôi mươi có thể chuyển thành một ngôi nhà, chiếc xe mới và công ty nhỏ của riêng bạn ở tuổi 30 - 40 hoặc quỹ đại học của con bạn. 

Một khi càng tiết kiệm sớm thì thời gian đạt được mục tiêu sẽ càng nhanh và bạn sẽ có nhiều tự do hơn để làm những điều mà bản thân muốn sau này. 

Lợi ích 3: Nhiều lựa chọn phát triển sự nghiệp

Có thể thấy, không phải ai cũng có sự nghiệp hoàn hảo sau khi tốt nghiệp. Thay đổi công việc giữa chừng cũng khiến cho bạn mất đi một phần thu nhập. Và nếu tiết kiệm từ sớm thì bạn có thể sẽ tích lũy số tiền cho phép nắm lấy những cơ hội mà có thể sẽ chẳng bao giờ làm được nếu không có sẵn tiền trong tay.  

Cũng tương tự, có tiền tiết kiệm thì bạn sẽ luôn biết bản thân và gia đình sẽ ổn dù có chuyện gì xảy ra. Điều này cũng rất quan trọng để có được những bước đi táo bạo ở trong công việc,  nhờ đó mà có thể thăng tiến hơn. 


Khi tiết kiệm sớm thì bạn sẽ nhanh đạt được kỷ luật tài chính
Khi tiết kiệm sớm thì bạn sẽ nhanh đạt được kỷ luật tài chính

Lợi ích 4: Chất lượng cuộc sống cải thiện

Có rất nhiều người căng thẳng vì tài chính eo hẹp sẽ dẫn đến xung đột gia đình. Họ luôn cố gắng đối phó bằng cách ăn thức ăn rẻ tiền, thừa năng lượng và thiếu dinh dưỡng khiến cho cơ thể mệt mỏi, thừa cân. Dự hài hòa trong gia đình, sức khỏe tốt cũng làm gia tăng được chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, bạn còn có một phần nữa đó chính là số tiền tiết kiệm được. 

Lợi ích 5: Chủ động trước biến cố bất ngờ

Bạn chẳng thể nào biết được hết những chuyện xảy ra với bản thân của mình. Đó cũng là lý do bạn cần phải chuẩn bị tài chính sẵn. Nếu như không có tiền tiết kiệm, buộc phải đi vay mượn thì lúc đó bạn sẽ cảm thấy bị động. Vậy nên, việc chuẩn bị sẵn một khoản tiền cho những tình huống này sẽ sớm giúp cho bạn vượt qua được những khó khăn bất ngờ trong cuộc sống. 
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thị trường bất động sản ghi nhận tín hiệu mới từ lực lượng môi giới

Học môi giới bất động sản cách tiếp cận khách hàng trong năm 2024

Doanh nghiệp môi giới “ồ ạt” tuyển quân khi thị trường bất động sản qua đáy

Môi giới bất động sản không chỉ cần yêu nghề mà phải có sự nỗ lực, kiên trì

Sau Tết Nguyên đán, môi giới đất nền quận 9 “vỡ òa” khi có giao dịch “mở hàng” đầu Xuân

Bất động sản khủng hoảng, môi giới Trung Quốc “tuyệt vọng”: Từng bán nghìn căn/tháng, giờ chật vật tạo dòng tiền để sống sót

Môi giới “tái xuất” thị trường khi bất động sản “khởi sắc”

Người hành nghề môi giới bất động sản phân vân trở lại thị trường

Tin mới cập nhật

Thị trường ấm lên, nghề môi giới bất động sản “nóng” trở lại

10 giờ trước

Căn hộ chung cư cho thuê sẽ tạo dòng tiền lớn

12 giờ trước

Ba điểm sáng của thị trường bất động sản phía Nam

16 giờ trước

Cách chọn hướng nhà, hướng phòng làm việc “đại cát, đại lợi” cho gia chủ tuổi Dậu

18 giờ trước

Thị trường ấm lên, giới đầu tư đi “săn” đất nền

19 giờ trước