Bard AI được mở quyền truy cập cho người dùng

Thứ tư, 22/03/2023-09:03
Google giới thiệu Bard AI vào đầu tháng 2 và cho thử nghiệm chỉ trong nội bộ. Đến nay, hãng công nghệ mới chính thức cho phép người dùng thử trải nghiệm công cụ này. Đây là công cụ được kỳ vọng sẽ đối đầu với ChatGPT của OpenAI.

Theo VnExpress, vào tháng trước, Google đã cho ra mắt Bard - công cụ chatbot AI được kỳ vọng sẽ cạnh tranh trực tiếp với ChatGPT. Đến nay, người dùng đã có thể đăng ký trải nghiệm công cụ trí tuệ nhân tạo này.

Google đã mô tả khá chi tiết về Bard trên website của mình. Theo đó, công cụ này được xây dựng dựa trên mô hình ngôn ngữ LaMDA. Đây sẽ là cộng tác viên hữu ích và sáng tạo, góp phần giúp người dùng nâng cao trí tưởng tượng, tăng năng suất cũng như biến ý tưởng thành hiện thực. Thế nhưng, hiện nay Bard mới chỉ hoạt động tại Anh và Mỹ.


Bard AI hiện nay mới chỉ hoạt động tại Mỹ và Anh
Bard AI hiện nay mới chỉ hoạt động tại Mỹ và Anh

Theo Reuters thử nghiệm, công cụ Bard có thể đưa ra câu trả lời văn bản ngay lập tức, thay vì hiển thị từng từ một giống như ChatGPT. Nó có 3 phiên bản khác nhau, hoặc là bản nháp của bất kỳ câu trả lời nào. Nếu muốn xem kết quả tìm kiếm bằng cách thức tra cứu thông thường, người dùng có thể bấm vào nút “Google it”.

Google cũng cho biết thêm rằng không phải lúc nào công cụ Bard cũng đưa ra câu trả lời chính xác. Đây là lời cảnh báo của gã khổng lồ công nghệ dành cho người dùng trải nghiệm Bard. Trong giai đoạn thử nghiệm, Google cho biết Bard vẫn có thể trả lời sai về những thông tin kiến thức liên quan đến khoa học, hay đưa ra 9 đoạn văn bản nhưng câu hỏi yêu cầu 4 đoạn văn bản. Để phản ánh về câu trả lời chưa tốt của công cụ này, người dùng có thể nhấn nút dislike.

Hồi đầu tháng 2, Google đã giới thiệu Bard ngay sau khi cơn sốt về ChatGPT nổi lên như một hiện tượng tại nhiều khu vực. Tuy nhiên hãng chỉ thử nghiệm công cụ này trong nội bộ bởi công ty vẫn phải đối mặt với những thách thức không nhỏ trong mảng tìm kiếm (Search). Theo Giám đốc sản phẩm cấp cao của Google, Jack Krawczyk, công ty nhận thấy công cụ trí tuệ nhân tạo còn nhiều hạn chế, do đó vẫn đang xem xét về tốc độ triển khai rộng rãi ra ngoài công chúng.

Kể từ khi OpenAI tung ra ChatGPT vào tháng 11 năm ngoái và công cụ này bất ngờ gây sốt trên toàn cầu đã tạo nên một cuộc đua nước rút trong lĩnh vực công nghệ. Theo giới chuyên gia, AI sẽ tái định hình cách con người làm việc cũng như tương tác trên Internet.

Vào tuần trước, Google cũng đã giới thiệu về việc tích hợp AI vào các ứng dụng Workspace như Gmail, Docs, Slides và Sheets nhằm hỗ trợ người dùng soạn thảo nội dung một cách nhanh chóng. 

Hãng cũng đưa thông tin về quan hệ đối tác, cung cấp chip TPU tùy chỉnh và cơ sở hạ tầng đám mây cho Midjourney. Theo khẳng định của Google, phát triển trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm và trao quyền kiểm soát cho người dùng trong việc sử dụng các sản phẩm của công ty một cách hợp lý.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Meey Map chính thức xuất hiện trên Zalo Mini Apps

Hai chú cháu Jensen Huang và Lisa Su khuấy đảo ngành chip AI

AI thúc đẩy năng suất làm việc nhưng chưa thể thay thế con người

Thuật ngữ “viral” dần trở nên viển vông

Lộ diện thiết kế iPhone 16 Pro có nút bấm chụp như máy ảnh

“Ông lớn” Meta bắt tay xây dựng một mô hình AI khổng lồ dành cho toàn bộ hệ sinh thái video

Khó khăn bủa vây Apple: Sự “chần chừ” với AI đang khiến đế chế iPhone mất dần sức mạnh?

Apple đã kiếm bộn tiền nhờ một sản phẩm tăng doanh thu hơn 2.000 lần

Tin mới cập nhật

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

44 phút trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

1 giờ trước

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

4 giờ trước

Cẩn thận lỗ khi đầu tư vàng mini bỏ ống

4 giờ trước

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng hồi phục trong thận trọng

5 giờ trước