Khó khăn bủa vây Apple: Sự “chần chừ” với AI đang khiến đế chế iPhone mất dần sức mạnh?

Thứ hai, 11/03/2024-14:03
Có lẽ nhiều người đã sai khi nói rằng nhiệm kỳ CEO của Tim Cook tại Apple luôn diễn ra suôn sẻ.

Theo tờ The Economist, Cook đã có những năm tháng vô cùng áp lực ở thời điểm sau sự ra đi của Steve Jobs vào năm 2011.

Thứ nhất là vấn đề chống độc quyền. Đó là việc Apple bị Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ) kiện vì âm mưu định giá sách điện tử. Sau đó đến sự cạnh tranh với Samsung. Thương hiệu Hàn Quốc đã gây chiến với iPhone bằng mẫu điện thoại kiểu dáng đẹp hơn và kích thước lớn hơn. Vấn đề tiếp theo là trợ lý giọng nói mới của Apple là Siri đã bị lỗi hay việc Apple Maps đã đi xe tới mức di dời Đài tưởng niệm Washington tới sông Potomac.

Ở thời điểm đó, câu hỏi đặt ra cho Apple là tia sáng sáng tạo của họ liệu có thể tồn tại sau sự ra đi của nhà sáng lập hay không? Một trong những cấp phó của Cook đã cảm thấy khó chịu khi thấy những lời chỉ trích tới mức ông đã đáp lại công khai vào năm 2013 rằng không thể đổi mới thêm.


Apple đang mất dần sức mạnh khi giá trị thị trường giảm 10% từ giữa tháng 12?
Apple đang mất dần sức mạnh khi giá trị thị trường giảm 10% từ giữa tháng 12?

Sau đó một thập kỷ, dường như Cook lại lâm vào hoàn cảnh khó khăn tương tự như vậy. Cả ba khía cạnh trên đều có những điểm giống nhau giữa thời đó và hiện tại.

Tại EU, các cơ quan giám sát cạnh tranh đang đề nghị công ty phải tuân thủ trước ngày 7/3 với những quy tắc lần đầu tiên vi phạm “khu vườn có tường bao quanh” vốn ràng buộc người dùng và nhà phát triển trong khu vui chơi của Táo Khuyết. Các ủy viên của DOJ tại Mỹ có thể sớm khởi kiện Apple.

Huawei, một gã khổng lồ nội địa Trung đang chiếm lĩnh thị phần của Apple. Trong khi doanh số bán iPhone có phần chững lại, Cook đang bỏ lỡ cơ hội làm điều không thể với trí tuệ nhân tạo.

Nhìn chung, những người hoài nghi đang tự hỏi rằng Apple hiện nay có phải đang mất dần đi sức mạnh hay không khi giá trị thị trường đã giảm 10% từ giữa tháng 12 và Microsoft đã vượt mặt trở thành công ty giá trị nhất toàn cầu nhờ AI.

Câu chuyện nhàm chán tới mức nhiều người ít quan tâm tới tin đồn về Vision Pro. Đây là sản phẩm tai nghe thực tế hỗn hợp có giá rất cao của Apple. Họ đặt ra những hy vọng vào hội nghị nhà phát triển hàng năm của công ty vào tháng 6 khi muốn Cook đưa ra những cải tiến đột phá về gen AI để khẳng định rằng Apple có khả năng tham gia vào cuộc đua chatbot. Thế nhưng, đó không phải là cách công ty triển khai mọi việc và cũng không nên như vậy.

Quay lại với mối đe dọa từ Samsung vào những ngày đầu khi CEO Tim Cook lên giữ quyền quản lý. Khi đó, các nhà đầu tư đã muốn Apple tạo nên một chiếc điện thoại kích cỡ lớn hơn, tương tự như hiện tại họ muốn công ty thiết kế những mẫu máy phù hợp với gen-AI như của Samsung. Tuy nhiên, Apple không vội vàng mà phải tới khi iPhone 6 ra mắt vào năm 2014 mới sản xuất được chiếc điện thoại màn hình lớn. Và rồi, sản phẩm đó đã thành công rực rỡ.


Các sản phẩm của Apple.
Các sản phẩm của Apple.

Hiện nay, cách thức Apple hoạt động vẫn không đổi. Một sản phẩm hiếm khi có lần đầu tiên tại Apple bởi họ vẫn luôn tìm giải pháp cải thiện những gì đã có và học hỏi từ sai lầm và rồi đánh bại đối thủ.

Điều đó tất nhiên cũng có những rủi ro. Về mặt lý thuyết, một công ty startup yếu kém có thể sản xuất ra những sản phẩm công nghệ mới nhanh hơn và rẻ hơn, bất ngờ chiếm thị phần của những công ty đứng đầu. Một công ty trẻ có lẽ đang xây dựng một thiết bị tuyệt vời cho thời đại gen-AI cũng đã nhắm đến việc lật đổ Apple.

Thế nhưng, không phải là một tín đồ thực thụ cũng có thể hiểu lý do mà Apple lại bình tĩnh tới vậy. Thứ nhất, có nhiều thứ liên quan tới gen AI hơn là chatbot. Dường như chúng là một công nghệ có tính cách mạng. Tuy nhiên, chúng chỉ là một cách tốt hơn (và dễ xảy ra lỗi) để cung cấp truy vấn và nhận được câu trả lời. Đây vốn không phải điểm mạnh của Táo Khuyết.

Theo Horace Dediu, một chuyên gia về Apple, chúng không phải sản phẩm mà là những tính năng. Về Apple, họ không đối đầu với những ông lớn công nghệ khác như Amazon, Alphabet hay Microsoft để vận hành những nền tảng điện toán đám mây với các mô hình ngôn ngữ lớn mà ở đó các công ty khác có khả năng xây dựng các ứng dụng gen AI.

Dường như họ đang tìm cách cài gen AI vào các thiết bị của riêng mình thay vì dựa vào các dịch vụ đám mây nhằm củng cố hệ sinh thái của mình. Họ đã dùng công nghệ chip tự chế được từ năm 2017 để xử lý những chức năng học máy và AI mà các thiết bị của họ dùng ở hậu trường.

Ở thời điểm cuối tháng 2, xuất hiện thông tin cho rằng Apple đã hủy dự án 1 thập kỷ chế tạo ô tô và chuyển các kỹ sư sang gen AI. Và đúng vậy, Apple đang tăng tốc. Họ sẽ không hé lộ gì về kế hoạch của mình. Tuy nhiên, Vision Pro là một trong những lựa chọn mà họ có lại nằm ở chỗ dễ thấy.

Sora của OpenAI là một trong những sản phẩm gen AI ra mắt gần đây nhất, giúp chuyển văn bản thành video hay Groq giúp trả lời các câu hỏi với tốc độ như của con người đã chỉ ra rằng sau cùng, một thứ gì đó không phải chữ viết có thể là cửa ngõ chính dẫn tới gen AI. Trong khi, sản phẩm Vision Pro chú ý vào hình ảnh và âm thanh.


Xuất hiện thông tin cho rằng Apple đã hủy dự án 1 thập kỷ chế tạo ô tô và chuyển các kỹ sư sang gen AI.
Xuất hiện thông tin cho rằng Apple đã hủy dự án 1 thập kỷ chế tạo ô tô và chuyển các kỹ sư sang gen AI.

Không điều nào trong số đó sẽ giải quyết được câu hỏi tăng trưởng trong ngắn hạn. Thực tế cho thấy các quy định tại EU thông qua Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số tấn công dữ dội từ tuần này sẽ được áp dụng cho những gã khổng lồ, trong đó có cả Apple. Đây là động thái có thể hạn chế được động cơ tăng trưởng lớn nhất. Đó là dịch vụ.

Apple sẽ có lần đầu tiên buộc phải cho phép các chợ ứng dụng của bên thứ 3 và hệ thống thanh toán thay thế bên ngoài App Store trên các thiết bị tại EU. chính công ty không hề che giấu thái độ coi thường những quy định đó. Apple đã xem chúng là mối đe dọa đối với sự an toàn và quyền riêng tư, ngoài ra đưa ra những khoản chi phí mới phức tạp cho những ai dám vượt qua bức tường bảo vệ của mình.

Một số nhà phát triển không đồng tình với các biện pháp tuân thủ của nhà Táo, song phần lớn các công ty vẫn phải “chịu thua” với Apple. Về vấn đề chống độc quyền với phía DOJ, đó vẫn sẽ là trường hợp đau đầu. Tuy nhiên, phạm vi của nó vẫn chưa rõ ràng.

Trung Quốc là một vấn đề lớn hơn mà chưa có giải pháp. Huawei đã trở thành một đối thủ cạnh tranh đáng gờm, dù hãng này có thể bị hạn chế bởi lệnh cấm bán chip cao cấp của Mỹ trong tương lai. Bất chấp rủi ro địa chính trị có lớn như thế nào, Apple và Trung Quốc vẫn có sự phụ thuộc vào nhau tới mức họ có thể bị mắc kẹt cùng nhau.

Thế nhưng, cũng không nên loại bỏ hoàn toàn sự hy vọng vào Tim Cook. Theo cách thông thường, chắc chắn Apple đang nghiên cứu các sản phẩm gen AI, tuy nhiên không công khai mà thôi. Số tiền khổng lồ là cần thiết ở giai đoạn này để đào tạo những mô hình AI, do vậy cuộc chơi sẽ ưu tiên người chơi có túi tiền lớn hơn là những công ty mới nổi. Và Apple rõ ràng có lợi thế đó.

Theo: Kinhdoanhvaphattrien.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Meey Map chính thức xuất hiện trên Zalo Mini Apps

Hai chú cháu Jensen Huang và Lisa Su khuấy đảo ngành chip AI

AI thúc đẩy năng suất làm việc nhưng chưa thể thay thế con người

Thuật ngữ “viral” dần trở nên viển vông

Lộ diện thiết kế iPhone 16 Pro có nút bấm chụp như máy ảnh

“Ông lớn” Meta bắt tay xây dựng một mô hình AI khổng lồ dành cho toàn bộ hệ sinh thái video

Apple đã kiếm bộn tiền nhờ một sản phẩm tăng doanh thu hơn 2.000 lần

CEO Nvidia: AGI - Siêu AI sẽ tư duy như con người trong 5 năm tới

Tin mới cập nhật

Cổ đông lo giá cổ phiếu giảm khi nhiều ngân hàng chia cổ tức

3 giờ trước

Trung tâm thương mại TP.HCM "đắt" khách thuê

3 giờ trước

Hà Nội có mức sống đắt đỏ nhất Việt Nam: Gia đình 4 người chi 30 triệu/tháng vẫn thấy thiếu

3 giờ trước

Bí quyết tạo prompt nhằm tận dụng sức mạnh của chatbot AI

3 giờ trước

Các công ty chứng khoán gia tăng sức nóng "cuộc đua" tăng vốn

4 giờ trước