Tiêu chuẩn thiết kế bệnh viện tại Việt Nam mới nhất hiện nay

Thứ hai, 31/05/2021-17:05

Thiết kế bệnh viện được coi là một chuyên ngành phức tạp bậc nhất, khó phác thảo hơn hẳn so với những ngành thiết kế công trình dân dụng khác. Bởi bệnh viện là một tổ hợp của các công trình kiến trúc con mang nhiều công năng đa dạng, có tính thống nhất chung rất cao. Bài viết này của chúng tôi sẽ tư vấn và đưa ra cho bạn những tiêu chuẩn khi thiết kế và xây dựng một công trình đặc thù như bệnh viện.

Yêu cầu về khu đất xây dựng và quy hoạch mặt bằng bệnh viện

Trước khi tiến hành xây dựng thực nghiệm bản thiết kế bệnh viện, khu đất xây dựng và quy hoạch mặt bằng cần phải đáp ứng một số điều kiện nhất định của bản quy chuẩn chung. Dưới đây, chúng tôi sẽ liệt kê một số yêu cầu cụ thể.

Khu đất xây dựng bệnh viện


Ảnh 1: Khu đất thiết kế bệnh viện đa khoa Hà Giang có địa hình thoáng đãng, thuận lợi cho giao thông
Ảnh 1: Khu đất thiết kế bệnh viện đa khoa Hà Giang có địa hình thoáng đãng, thuận lợi cho giao thông

Về khu đất xây dựng bệnh viện, các nhà thiết kế cần quan tâm đến khoảng cách ly, mô hình dây chuyền công nghệ, mức bức xạ, công tác phòng cháy chữa cháy, điều kiện cách ly khi thực hiện công tác quy hoạch tổng mặt bằng. 

Các yếu tố này có thể ảnh hưởng rất lớn tới việc điều trị bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân nội trú phải chữa trị lâu ngày trong bệnh viện. Thông thường, những khu đất xây dựng có nhiều yếu tố khí hậu, môi trường gây ô nhiễm nhiều như ở gần nghĩa trang, xử lý rác thải,.. sẽ thường không được chấp nhận.

Về quy hoạch tổng mặt bằng 


Ảnh 2: Bản vẽ thiết kế bệnh viện của Sapa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của một cơ sở quy mô lớn
Ảnh 2: Bản vẽ thiết kế bệnh viện của Sapa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của một cơ sở quy mô lớn

Một trong những yếu tố hàng đầu cần phải triển khai từ những bước đầu của công trình thiết kế bệnh viện là công tác quy hoạch mặt bằng. Nói một cách dễ hiểu, đây là một công cụ hữu dụng để xác định quy mô của công trình. Công tác quy hoạch tổng mặt bằng được thể hiện cụ thể qua các tiêu chuẩn về số lượng giường bệnh như sau: 

  • Bệnh viện quy mô nhỏ (thường là các bệnh viện cấp quận, huyện) có số giường dao động từ 100 đến 250 giường.
  • Bệnh viện quy mô trung bình (thường là bệnh viện trực thuộc tỉnh) có số lượng giường bệnh dao động từ 250 đến 500 giường.
  • Bệnh viện quy mô lớn (thường là bệnh viện trung ương) có số giường bệnh lớn hơn 500.

Một khu đất được chỉ định để xây dựng phải đáp ứng được quy chuẩn tối thiểu về quy mô trên. Ngoài quy mô, thì việc đảm bảo mật độ xây dựng nhỏ hơn 40%, mật độ số cây xanh trong khuôn viên tối thiểu 30% cũng là một số tiêu chuẩn cơ bản khi lập quy hoạch tổng mặt bằng.

Nội dung công trình và giải pháp thiết kế bệnh viện

Như đã đề cập đến ở trên, một thiết kế bệnh viện hoàn chỉnh sẽ bao gồm rất nhiều các khu vực con mang những chức năng riêng biệt. Trong phần này, chúng tôi sẽ nêu ra những khu chức năng con cần có của một công trình bệnh viện, và đưa ra một số giải pháp thiết kế cho từng khu vực riêng biệt.

Yêu cầu chung thiết kế bệnh viện


Ảnh 3 : Thiết kệ bệnh viện cần bố trí các thiết bị y tế một cách khoa học, hợp lý
Ảnh 3 : Thiết kệ bệnh viện cần bố trí các thiết bị y tế một cách khoa học, hợp lý

Dưới đây là những yêu cầu chung khi thiết kế bệnh viện:

  • Nội dung công trình: Kiến trúc của một bệnh viện thông thường bao gồm nhiều công trình nhỏ có chức năng riêng biệt nhưng cùng phục vụ một mục đích cuối cùng là: tối ưu hóa năng suất cho việc chữa trị bệnh nhân. Ngoài ra, khu Kỹ thuật nghiệp vụ là nơi cần được chú trọng nhiều nhất. Đây là nơi mà các hoạt động khám, chữa bệnh chính được thực hiện. 
  • Yêu cầu về kích thước thông thủy: Kích thước thông thuỷ của tất cả các không gian khám chữa bệnh, sinh hoạt của bệnh nhân cần đảm bảo tuân theo các quy chuẩn đã được thống nhất. Chiều cao thông thuỷ tối thiểu được xác định dựa trên một số tính chất đặc trưng của không gian. Vì lý do đó, kích thước thông thuỷ của từng khu vực khác nhau sẽ hoàn toàn khác nhau. Các kiến trúc sư cần tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi tiến hành xây dựng thực nghiệm.

Khoa khám bệnh và điều trị ngoại trú

Thông thường, khoa khám bệnh và điều trị ngoại trú là nơi tập trung nhiều bệnh nhân đến thăm khám nhất. Tất cả các hoạt động khám bệnh ban đầu đều được tiến hành ở khoa này. 

Do đó, khoa khám bệnh và điều trị ngoại trú phải được đặt tại vị trí gần với cổng chính bệnh viện nhất. Ngoài ra, giao thông nơi đây phải thuận tiện cho việc di chuyển đến những khoa khác thuộc khu Kỹ thuật nghiệp vụ như: khoa cấp cứu, khoa Xét nghiệm, khoa Thăm dò chức năng,...

Khu điều trị nội trú 

Khu điều trị nội trú bao gồm tất cả các phòng ban, phòng sinh hoạt và làm việc của nhân viên bệnh viện cũng như của bệnh nhân. Về các phòng ban quản lý, khu Điều trị nội trú cần có phòng trưởng khoa, phòng phó khoa, phòng hành chính, phòng làm việc bác sĩ, phòng y tá.

Về các nơi khám chữa bệnh, nơi đây cần có phòng thủ thuật, phòng khám tại khoa. Ngoài ra, những nơi sinh hoạt của bệnh nhân cũng cần được trang bị đầy đủ, bao gồm phòng ăn, phòng sinh hoạt, phòng bệnh của bệnh nhân.

Khu kỹ thuật nghiệp vụ


Ảnh 4: Mô hình thiết kế bệnh viện tổng quan vô cùng khoa học, bao gồm đầy đủ các khu khàm chữa bệnh con.
Ảnh 4: Mô hình thiết kế bệnh viện tổng quan vô cùng khoa học, bao gồm đầy đủ các khu khàm chữa bệnh con.

Như đã đề cập ở trên, khu Kỹ thuật nghiệp vụ là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện. Do đó, các quy chuẩn được đặt ra trong việc xây dựng khu vực này cũng chi tiết hơn rất nhiều.

Một khu kỹ thuật nghiệp vụ phải bao gồm các khoa: khoa Phẫu thuật; khoa Chẩn đoán hình ảnh; các khoa xét nghiệm; khoa Truyền, lọc máu, khoa Nội Soi, khoa Thăm dò chức năng, khoa Giải phẫu bệnh, khoa Dược, khoa Dinh dưỡng, khoa Quản lý nhiễm khuẩn.

Tất cả những khoa con thuộc khu vực kỹ thuật nghiệp vụ cần được xây dựng tuân theo một bảng diện tích tối thiểu cụ thể đã được quy chuẩn hoá. Ngoài ra, đây là một nơi mà điều kiện môi trường là yếu tố cần được xem xét một cách triệt để. Các nhà thiết kế cần tạo ra một không gian đảm bảo các tiêu chuẩn y tế, đảm bảo không gây trở ngại cho các thao tác phẫu thuật của bác sĩ.

Các điều kiện vi sinh của mặt bằng xây dựng như độ sạch của nước, nhiệt độ không khí, mức ánh sáng, độ rọi, độ ồn..cần được đáp ứng. Hơn nữa, phòng khám chữa bệnh cần phải được sát khuẩn để đảm bảo là hoàn toàn vô trung và luôn duy trì trong mức bức xạ ion hoá và sinh học an toàn. 

Khu hành chính quản trị

Đây là khu vực mấu chốt trong việc kết nối các khu vực khám chữa bệnh khác nhau. Mọi chỉ đạo hoạt động trong bệnh viện đều bắt nguồn từ nơi đây. Do đó, kiến trúc sư cần đảm bảo sự giao tiếp thuận lợi giữa nơi đây và khu Kỹ thuật nghiệp vụ và điều trị khác.

Tuy nhiên, việc bố trí cũng cần đảm bảo khu hành chính không gây ồn ào cũng như mất vệ sinh công cộng cho những khu vực khác.

Khu kỹ thuật hậu cần

Khu kỹ thuật hậu cần bao gồm những khu vực con sau: nhà để xe; xưởng sửa chữa điện, nước, máy; phòng trực bảo vệ; quầy điện thoại công cộng, quầy dịch vụ.

Tuỳ theo quy mô của bệnh viện, diện tích tối đa của từng khu vực sẽ được quy định khác nhau. Thí dụ, diện tích tối thiểu của nhà để xe là 15m2/xe, của xưởng là 80m2, của quầy dịch vụ là 36m2.

Tiêu chuẩn thiết kế bệnh viện trong hệ thống kỹ thuật 

Một thiết kế bệnh việc đạt chuẩn quốc gia về hệ thống kỹ thuật cần đáp ứng đầy đủ yêu cầu về những khía cạnh nào? Chúng tôi đã liệt kê những yêu cầu cụ thể cho từng thành phần con trong hệ thống kỹ thuật. Chỉ khi bản thiết kế đáp ứng những tiêu chuẩn trên, nhà thầu và kiến trúc sư mới có thể tiến hanh xây dựng bệnh viện.

Yêu cầu thiết kế kết cấu


Ảnh 5: Thiết kế bệnh viện đa khoa Thủ Đức với bày trí khu vực hợp lý và kết cấu chặt chẽ
Ảnh 5: Thiết kế bệnh viện đa khoa Thủ Đức với bày trí khu vực hợp lý và kết cấu chặt chẽ

Về mặt kết cấu, các công trình phải đạt một độ bền vững nhất định, tạo thuận lợi cho việc xây dựng và cải tạo nếu cần thiết sau này.

Các yếu tố an toàn, khả thi của các công nghệ và vật liệu được sử dụng trong quá trình thi công cũng cần được xem xét khi thiết kế kết cấu. Ngoài ra, phải đảm bảo thiết kế kết cấu phù hợp về mặt thẩm mỹ, kiến trúc, tổ chức không gian, không quá phô trương cho cấu trúc của một bệnh viện.

Yêu cầu thiết kế hệ thống cấp thoát nước

  • Hệ thống cấp nước: Hệ thống cấp nước trong bệnh viện cần được lắp đặt sao cho đảm bảo vệ sinh một cách tốt đối. Đặc biệt, ở các phòng kỹ thuật nghiệp vụ hay khoa cấp cứu, điều trị tích cực và chống độc cần được cung cấp một hệ thống nước sạch vô trùng và liên tục.
  • Hệ thống thoát nước: Hệ thống thoát nước trong bệnh viện được thiết kế dựa trên nguyên lý tự chảy và cống thu gom. Mỗi một nguồn nước thải khác nhau, tại những khu vực khác nhau của bệnh viện cần được xử lý theo cách riêng. Đặc biệt, hệ thống thoát nước của khoa cấp cứu phải thiết kế khép kín để đảm bảo vệ sinh môi trường.

Yêu cầu thiết kế điện - chống sét

Các khu vực thuộc khu Kỹ thuật nghiệp vụ, nơi chứa mẫu xét nghiệm, trạm bơm nước chữa cháy,... là một số nơi điện cần được cung cấp một cách liên tục. Hệ thống điện cần được bố trí đồng đều, an toàn và có công suất vận hành phù hợp.

Về hệ thống chống sét, mọi thiết kế phải tuân theo quy định của TCVN 9835 : 2012 với mức an toàn tuyệt đối. 

Yêu cầu thiết kế chiếu sáng

Thiết kế chiếu sáng nhân tạo phải tuân theo những quy chuẩn cụ thể nhằm tiết kiệm năng lượng một cách tối đa. Ngoài ra, những khu vực có thể tận dụng ánh sáng tự nhiên như sảnh đợi, hành lang,.. nên hạn chế sử dụng phương pháp chiếu sáng nhân tạo.

Yêu cầu thiết kế hệ thống thông gió điều hòa

Tùy theo từng khu vực sẽ có hệ thống thông gió điều hoà khác nhau. Thí dụ như, đối với các phòng thí nghiệm sản sinh hơi độc nguy hiểm hay các khoa, phòng trong bệnh viện, cần thiết kế thông gió cơ khí. Đối với các sảnh đón tiếp, nơi đăng ký lấy sổ,... nên sử dụng thông gió tự nhiên kết hợp với nhân tạo.

Yêu cầu thiết kế hệ thống khu y tế


Ảnh 6: Thiết kế bệnh viện đa khoa quốc tế Hà Tĩnh với hệ thống khu y tế được bố trí phù hợp
Ảnh 6: Thiết kế bệnh viện đa khoa quốc tế Hà Tĩnh với hệ thống khu y tế được bố trí phù hợp

Thiết kế hệ thống khu y tế cần tuân theo các quy chuẩn của ngành y tế đã đề ra một cách triệt để. Khu y tế cần được bố trí một cách khoa học, thuận tiện cho việc giao thông, đảm bảo an toàn, vệ sinh tuyệt đối cho các y bác sĩ cũng như bệnh nhân thăm, khám chữa bệnh.

Yêu cầu thiết kế hệ thống điện nhẹ 

Hệ thống điện nhẹ bao gồm những thiết bị điện có công suất thấp. Một hệ thống chỉnh trong bệnh viện sẽ bao gồm: hệ thống điện thoại, hệ thống loa, hệ thống báo cháy, sự cố khẩn cấp, hệ thống chuông báo, camera quan sát, hệ thống mạng và truyền hình, hệ thống kết nối màn hình.

Yêu cầu thiết kế phòng cháy chống cháy

Để phòng cháy một cách hiệu quả, tất cả các linh kiện và vật liệu xây dựng phải đảm bảo có mức chịu lửa nhất định. Mặt khác, để công tác chống cháy diễn ra thuận lợi, khoảng cách tới lối thoát nạn gần nhất tối đa là 30m tuỳ địa hình.

Hệ thống cầu thang cần được bố trí một cách khoa học, có hệ thống thông khí đầy đủ để làm giảm mức nghiêm trọng của cháy nổ. Hơn nữa, cần bố trí không gian phù hợp để cứu hộ bên ngoài có thể tiếp cận vào hiện trường một cách thuận lợi.

Yêu cầu về thu gom chất thải rắn y tế

Các loại chất thải rắn cần được phân loại cẩn thận ngay từ nguồn thải và lưu trữ riêng biệt, không chung đụng gây ra nhầm lẫn. Sau khi thu gom, rác thải cần được di chuyển và tiêu huỷ ngay lập tức để không ảnh hưởng tới vệ sinh chung của các khoa, phòng khám chữa bệnh.

Yêu cầu hoàn thiện công trình

Về mặt kết cấu công trình, cần phải đảm bảo những phần sau được hoàn thiện một cách toàn diện nhất về chất lượng chung, độ an toàn, tính thẩm mỹ: sàn nhà, tường, trần nhà, cửa ra vào, cửa sổ, nội và ngoại thất.

Đây là những chia sẻ kinh nghiệm của chúng tôi về vấn đề thiết kế bệnh viện. Mong rằng những kiến trúc sư trong tương lai sẽ tạo ra được những bản thiết kế bệnh viện đẹp nhất. Nếu thấy bài viết hữu ích, đừng quên chia sẻ cho bạn bè và đón đợi những bài viết khác về xây dựng - kiến trúc từ chúng tôi nhé!

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tuổi Ngọ hợp hướng nào để mua nhà, sắp xếp phòng ngủ, phòng bếp cho phù hợp?

Người mệnh Mộc hợp hướng nào để công danh thuận lợi, tình duyên suôn sẻ?

Choáng ngợp với những dinh thự cao cấp bậc nhất của dàn sao Hong Kong

Khám phá cơ ngơi ngoài đời xịn sò của dàn diễn viên trong phim "Đào, Phở và Piano"

Chiêm ngưỡng những căn penthouse sang - xịn - mịn của các Hoa và Á hậu Việt

Biệt thự của sao Việt được "thay áo" đón Tết Giáp Thìn: Góc nào cũng thấy hơi thở mùa xuân, có món decor “đi phượt” gần 2000km

"Mục sở thị" cơ ngơi bề thế của dàn phu nhân Vbiz: Biệt thự dát vàng, sang như khách sạn 5 sao lại nằm toàn ở những khu đất vàng

Cận cảnh biệt thự nhà vườn 1.000m2 của "Đại gia chân đất" Quang Tèo: 50% giá trị căn biệt thự là quà tặng của fan

Tin mới cập nhật

Đất nhận chuyển nhượng năm 2008 chưa có sổ đỏ thì có được sang tên quyền sử dụng đất không?

21 phút trước

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

7 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

8 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

12 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

12 giờ trước