“Vua hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn cùng những giấc mơ lớn vươn tầm thế giới

Chủ nhật, 23/10/2022-22:10
Khi chia sẻ về ý tưởng thành lập hãng hàng không hàng hóa vận tải vô cùng táo bạo, ông Johnathan Hạnh Nguyễn nhận định, sự tham gia của IPP Air Cargo sẽ giúp Việt Nam lấy lại cũng như cân bằng được thương quyền vận chuyển hàng không giữa Việt Nam cùng với các hãng nước ngoài.

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn gây ấn tượng khi là một trong những doanh nhân Việt kiều đầu tiên trở về nước. Sau đó, ông đã đầu tư và thành lập Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương - Imex Pan Pacific (thời điểm hiện tại chính là Tập đoàn IPPG). Dưới sự dẫn dắt của “ông vua hàng hiệu”, IPPG đã tiến hành đầu tư cũng như phát triển tổng cộng 30 dự án với tổng số vốn lên đến hơn 450 triệu USD. Nếu chỉ tính riêng những dự án trong nước, ông Johnathan Hạnh Nguyễn đã thu về gần 1 tỷ USD và tạo ra hơn 25.000 việc làm cho người lao động Việt.

Đáng chú ý, ông Johnathan Hạnh Nguyễn đã thành lập nên hãng hàng không vận tải hàng hóa chuyên biệt IPP Air Cargo, mục đích góp phần thúc đẩy ngành logistics Việt Nam ngày càng phát triển, đồng thời góp sức vào Đề án Trung tâm Tài chính quốc tế của Việt Nam tại TP HCM. Đây chính là 2 mục tiêu lớn nhất mà ông Johnathan Hạnh Nguyễn - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Liên Thái Bình Dương đang theo đuổi.

IPP Air Cargo sẽ giúp Việt Nam cân bằng thương quyền vận chuyển hàng không

Chia sẻ về việc thành lập IPP Air Cargo, ông Johnathan Hạnh Nguyễn cho biết, các thủ tục giải trình hồ sơ để đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không tính đến thời điểm hiện tại đã hoàn tất. Quy trình kiểm tra, giám sát, thẩm định vô cùng chặt chẽ bởi vận chuyển hành khách cùng với hàng hóa theo đường hàng không chính là một ngành có điều kiện. Tất nhiên, IPPG đã làm đúng theo quy trình và quy định của Việt Nam.


Chia sẻ về việc thành lập IPP Air Cargo, ông Johnathan Hạnh Nguyễn cho biết, các thủ tục giải trình hồ sơ để đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không tính đến thời điểm hiện tại đã hoàn tất
Chia sẻ về việc thành lập IPP Air Cargo, ông Johnathan Hạnh Nguyễn cho biết, các thủ tục giải trình hồ sơ để đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không tính đến thời điểm hiện tại đã hoàn tất

Khi chia sẻ về ý tưởng thành lập hãng hàng không hàng hóa vận tải vô cùng táo bạo, ông Johnathan Hạnh Nguyễn nhận định, sự tham gia của IPP Air Cargo sẽ giúp Việt Nam lấy lại cũng như cân bằng được thương quyền vận chuyển hàng không giữa Việt Nam cùng với các hãng nước ngoài. Đồng thời, giá thành vận chuyển hàng hóa hàng không cũng được giảm xuống một cách đáng kể. Nhờ lợi thế này, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước và doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài sẽ có thêm chi phí để tự tin phát triển kinh doanh một bền vững tại Việt Nam. 

Liên quan đến vấn đề này, “ông vua hàng hiệu” khẳng định: “Khi đi vào vận hành, IPP Air Cargo sẽ tạo ra được một nguồn thu hút ngoại tệ về cho đất nước. Đặc biệt, với điểm đến là những trung tâm (hub) trên thế giới, hãng sẽ góp phần tạo thêm nhiều cơ hội phát triển kinh tế địa phương, đồng thời hỗ trợ các hãng hàng không Việt Nam cùng phát triển”.

Theo ông chủ IPPG, các hãng bay chở hàng hóa quốc tế bằng đường hàng không hiện nay mới chỉ được cấp phép đến sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất mà thôi. Sau đó, hàng hóa sẽ được đưa tới những điểm giao nhờ các phương tiện khác. Chính vì thế, IPP Air Cargo lên kế hoạch xây dựng tại các sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Cam Ranh, Đà Nẵng và Cần Thơ (sau này sẽ là sân bay Long Thành) tổng cộng 5 kho logistics. Những kho này sẽ trở thành địa điểm để tập kết những hàng hóa từ nước ngoài về.

Tiếp đến, IPP Air Cargo sẽ sử dụng máy bay chở hàng đến 16 sân bay nội địa khác. Những hãng bay này sẽ không chỉ đơn thuần là xây dựng kệ, kho bãi, quầy mà còn đầu tư hẳn băng chuyền và hệ thống quản lý hiện đại và thông minh. Việc tạo nên một cuộc cách mạng trong ngành logistics hàng không không hề đơn giản nhưng ông chủ IPPG không hề ngần ngại. “Cũng giống như thời gian trước đây, tôi đã xây dựng nên thị trường hàng hiệu mà không ai nghĩ đến. Thế nhưng hiện tại, tôi đã tạo được uy tín để có thể đưa hơn 100 thương hiệu cao cấp trên thế giới về phân phối tại thị trường Việt Nam”

Thống kê từ Cục Hàng không Việt Nam cho thấy, thời điểm hiện tại trên cả nước đang có tổng cộng 5 hãng hàng không, bao gồm: Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways, Pacific Airlines và Vietravel Airlines. Bên cạnh đó, có tổng cộng 69 đường bay nội địa đang được khai thác, kết nối thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM với các sân bay trên phạm vi cả nước. Đối với thị trường quốc tế, hiện đang có hơn 30 hãng hàng không nước ngoài cùng với 4 hãng hàng không Việt Nam tập trung khai thác khoảng 96 đường bay quốc tế, kết nối Việt Nam với khoảng 21 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. 


Tháng 3/2021 và tháng 2/2022, Tập đoàn IPPG của “ông vua hàng hiệu” đã tiến hành ký kết tài trợ đối với dự án Trung tâm Tài chính khu vực tại TP Đà Nẵng cùng với Trung tâm Tài chính quốc tế Việt Nam tại TP HCM
Tháng 3/2021 và tháng 2/2022, Tập đoàn IPPG của “ông vua hàng hiệu” đã tiến hành ký kết tài trợ đối với dự án Trung tâm Tài chính khu vực tại TP Đà Nẵng cùng với Trung tâm Tài chính quốc tế Việt Nam tại TP HCM

Trong số đó, có đến 47 hãng hàng không nước ngoài có chuyến bay chuyên chở hàng hóa thường lệ thông qua máy bay chuyên dụng tới Việt Nam. Dù con số trên là không nhỏ, IPPG vẫn quyết tâm xây dựng hãng hàng không vận tải hàng hóa IPP Air Cargo, mục đích là đưa phân khúc này của Việt Nam có thể cạnh tranh với nhiều quốc gia khác trên thế giới. 

Kỳ vọng một Trung tâm Tài chính quốc tế ra đời

Tháng 3/2021 và tháng 2/2022, Tập đoàn IPPG của “ông vua hàng hiệu” đã tiến hành ký kết tài trợ đối với dự án Trung tâm Tài chính khu vực tại TP Đà Nẵng cùng với Trung tâm Tài chính quốc tế Việt Nam tại TP HCM. Không lâu sau đó, UBND TP HCM đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng phê duyệt đối với chủ trương xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế trên thành phố này.

Theo như nhận định của ông Johnathan Hạnh Nguyễn, nền tài chính của TP.HCM từ trước đến nay vẫn là kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế quốc gia. Để thành phố phát triển trong 25 năm tới, nhu cầu nguồn lực là vô cùng lớn. Trong bối cảnh nguồn lực trong nước vẫn chưa được đảm bảo thì nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài là một điều vô cùng quan trọng. Vì thế, điều tiên quyết là phải có được những cơ chế chính sách ưu đãi đột phá có tính cạnh tranh quốc tế để có thể thu hút những nhà đầu tư chiến lược và có uy tín.

Đặc biệt, “ông vua hàng hiệu” cũng cho rằng, nếu như Trung tâm Tài chính quốc tế của Việt Nam được đặt tại TP.HCM sẽ giúp thành phố này quy tụ nhiều định chế tài chính hàng đầu thế giới. Đồng thời, thị trường tài chính TP.HCM cũng được thúc đẩy phát triển lên tầm cỡ khu vực và thậm chí là quốc tế, trở thành kênh hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, điều này cũng hỗ trợ phần nào đầu tư công cho TP.HCM cùng với các địa phương ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; có tác động lan tỏa và hiệu ứng gia tăng độ hấp dẫn trong hút vốn đầu tư cùng với phát triển hạ tầng, tạo nên các chuỗi cung ứng gắn liền với dịch vụ tài chính cũng như những dịch vụ thương mại cao cấp khác. 


Theo như nhận định của ông Johnathan Hạnh Nguyễn, nền tài chính của TP.HCM từ trước đến nay vẫn là kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế quốc gia
Theo như nhận định của ông Johnathan Hạnh Nguyễn, nền tài chính của TP.HCM từ trước đến nay vẫn là kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế quốc gia

Một điều quan trọng không kém đó là, mong muốn của IPPG là đầu tư cửa hàng miễn thuế liên kết với nhiều tour du lịch, từ đó phát triển được nguồn khách ổn định cho thành phố, tạo nên sự cộng hưởng và phát sinh nhu cầu, tăng mức tiêu dùng cho khách du lịch khi sử dụng các dịch vụ như ăn uống, vận chuyển, khách sạn… Ngoài ra, việc hình thành khu đô thị dịch vụ thương mại, phi thuế quan hoặc công viên giải trí nếu như được triển khi cũng sẽ giúp nền kinh tế TP.HCM được thúc đẩy đáng kể. 

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn cho biết: “Dòng vốn đầu tư tài chính trên thị trường quốc tế đang vô cùng dồi dào. Từ nhiều năm qua, các nhà đầu tư Mỹ đã rất quan tâm tới thị trường Việt Nam, trong đó có TP.HCM. Việc triển khai đề án xây dựng Trung tâm Tài chính quốc tế sẽ là cơ hội để thu hút những "đại bàng chúa" đến làm tổ”.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Hà Nội: Nhu cầu nhà ở tiếp tục bị dồn nén khi nguồn cung ít ỏi

3 giờ trước

Tháng 4/2024, 16 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm

5 giờ trước

Hà Nội: Tài chính không đủ, nhiều người chấp nhận rủi ro mua chung cư không có sổ hồng

5 giờ trước

Tuổi Tuất hợp hướng nào? Mẹo phong thủy để chọn hướng nhà, hướng phòng mang lại may mắn, tài lộc

5 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản cần một cơ chế thông thoáng hơn

15 giờ trước