SCMP: Việt Nam ngày càng sở hữu “miếng táo” to hơn từ Apple

Thứ tư, 18/01/2023-21:01
Dễ dàng thấy được rằng, các đối tác lớn của gã khổng lồ công nghệ Mỹ Apple trong thời gian qua đang ồ ạt mở rộng kế hoạch cũng như xây dựng nhiều nhà máy mới tại Việt Nam.

Việt Nam ngày càng được hưởng lợi từ Apple

Trong thời điểm bốn ngày trước Giáng sinh năm 2022, khi Trung Quốc vẫn đang cố gắng vượt qua sự bùng nổ của các ca mắc Covid-19 trên cả nước thì nhà sản xuất điện tử lớn nhất trên thế giới đã âm thầm hoàn thành kế hoạch phân bổ đối với một số hoạt động sản xuất iPad và MacBook sang Việt Nam. 

Theo như nhận định của SCMP, động thái của Foxconn đã được phác thảo kể từ cuối năm 2020 đến năm nay sẽ trở thành hiện thực với những sản phẩm đầu tiên dự kiến sẽ được xuất xưởng sớm nhất vào đầu tháng 5 tại nhà máy được đặt tại tỉnh Bắc Giang.


Dễ dàng thấy được, kế hoạch trên hoàn toàn phù hợp với chiến lược biến Việt Nam trở thành nơi lắp ráp sản phẩm cuối cùng lớn nhất ở bên ngoài Trung Quốc. Ảnh minh họa
Dễ dàng thấy được, kế hoạch trên hoàn toàn phù hợp với chiến lược biến Việt Nam trở thành nơi lắp ráp sản phẩm cuối cùng lớn nhất ở bên ngoài Trung Quốc. Ảnh minh họa

Điều đáng nói, cả Foxconn cùng Apple đều không chính thức lên tiếng để xác nhận sự thay đổi này. Thế nhưng dễ dàng thấy được, kế hoạch trên hoàn toàn phù hợp với chiến lược biến Việt Nam trở thành nơi lắp ráp sản phẩm cuối cùng lớn nhất ở bên ngoài Trung Quốc. 

Trước đó, Nikkei Asia cũng dẫn nguồn tin thân cận cho biết, Apple đã yêu cầu Foxconn hãy nhanh chóng chuẩn bị để có thể lắp ráp MacBook ở Việt Nam sớm nhất là từ tháng 5 năm năm nay. Để có thể đưa dây chuyền laptop đến đây, gã khổng lồ công nghệ Apple đã mất khá nhiều thời gian để sắp xếp cho chuỗi cung ứng vô cùng phức tạp này. Một khi dây chuyền laptop chính thức đi vào hoạt động, Việt Nam cũng sẽ trở thành nơi xuất xưởng của MacBook, Apple Watch cùng với sản phẩm iPad của Apple. Trong khi đó, sản phẩm iPhone của Apple đang được gia công ở Ấn Độ. Điều này đồng nghĩa với việc, toàn bộ sản phẩm chủ lực của hãng “Táo Khuyết” đều đã có thể sản xuất ngoài khu vực Trung Quốc.

Cũng trong khoảng thời gian qua, ông lớn Foxconn đã tiến hành tuyển dụng hơn 60.000 nhân viên tại Việt Nam. Năm ngoái, tập đoàn này cũng đã thông báo về việc đầu tư 270 triệu USD để có thể thành lập chi nhánh mới tại khu vực này. 


Nikkei Asia cũng dẫn nguồn tin thân cận cho biết, Apple đã yêu cầu Foxconn hãy nhanh chóng chuẩn bị để có thể lắp ráp MacBook ở Việt Nam sớm nhất là từ tháng 5 năm năm nay
Nikkei Asia cũng dẫn nguồn tin thân cận cho biết, Apple đã yêu cầu Foxconn hãy nhanh chóng chuẩn bị để có thể lắp ráp MacBook ở Việt Nam sớm nhất là từ tháng 5 năm năm nay

Bên cạnh Việt Nam, chuỗi cung ứng của Apple còn dịch chuyển sang các nước khác

Không chỉ Việt Nam, hiện chuỗi cung ứng của Apple cũng đang dần dịch chuyển sang các quốc gia khác, trong đó có Ấn Độ. Được biết, đối tác Wistron đã bắt đầu lắp ráp sản phẩm iPhone SE tại đây kể từ năm 2017. Đến tháng 9 năm 2022, “Táo Khuyết” đã tăng cường kế hoạch B và thông báo sản xuất sản phẩm iPhone 14 tại quốc gia Nam Á chỉ sau vài tháng ngắn ngủi phát hành. Đây được đánh giá là một bước tiến vô cùng quan trọng bất chấp lịch trình sản xuất đại trà ở Ấn Độ vẫn còn đi sau Trung Quốc khoảng 6 tuần. 

Liên quan đến vấn đề này, nhà phân tích Ming Chi Kuo cho biết, khoảng cách này hiện đã được cải thiện đáng kể. Đây cũng là lý do khiến nhà phân tích này dự đoán rằng, cả hai quốc gia trên sẽ sản xuất sản phẩm iPhone 15 đồng loạt trong năm nay.

Liên quan đến vấn đề này, các nhà phân tích của Bloomberg cho biết, thời điểm hiện tại Trung Quốc vẫn đang ở vị trí cao hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu của gã khổng lồ Apple. Bên cạnh đó, có khoảng 121 nhà cung ứng của Apple đang tập trung tại Trung Quốc, tương đương với tỷ lệ 17,7%; đang vận hành tổng cộng 2.360 nhà máy, tương đương với 19,3%. Như vậy, Trung Quốc đang trở thành nguồn cung ứng toàn cầu lớn nhất của Apple, chỉ đứng sau Mỹ mà thôi.

Trong khi đó, Ấn Độ đang đứng thứ 8 trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Apple với 2 công ty (tương ứng với tỷ lệ 0,3%) và 278/12.248 nhà máy (tương ứng với 2,3%). Trong khi đó, Việt Nam đang đứng ở vị trí thứ 14 với 2 công ty (tương đương 0,3%) và 160 nhà máy (tương đương 1,3%).


Ấn Độ đang đứng thứ 8 trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Apple với 2 công ty (tương ứng với tỷ lệ 0,3%) và 278/12.248 nhà máy (tương ứng với 2,3%)
Ấn Độ đang đứng thứ 8 trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Apple với 2 công ty (tương ứng với tỷ lệ 0,3%) và 278/12.248 nhà máy (tương ứng với 2,3%)

Những diễn biến của Trung Quốc trong thời gian Covid-19 đã đẩy nhanh quá trình đa dạng hóa đối với chuỗi cung ứng của Apple. Nhà phân tích Luke Lin cho biết, Ấn Độ vào năm 2027 có thể sản xuất khoảng 50% iPhone, trong khi hiện tại tỷ lệ chưa đến 5%. Nhà phân tích của JPMorgan cũng dự đoán Ấn Độ sẽ phụ trách việc sản xuất 25% iPhone toàn cầu vào năm 2025.

Trong khoảng thời gian từ tháng 4 cho đến tháng 8/2022, sản lượng iPhone tại Ấn Độ đã tăng lên gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, thị phần sản xuất MacBook cùng với AirPods của Apple cũng được dự báo tăng trong bối cảnh các nhà thầu, bao gồm các nhà thầu Trung Quốc, đang tăng tốc mở nhà máy.

Hiện nay, Trung Quốc vẫn đang là thị trường tiêu thụ trọng điểm của Apple khi doanh số vẫn đang tăng trưởng vô cùng mạnh mẽ. Dữ liệu từ hãng nghiên cứu Canalys cho thấy, công ty đã ghi nhận mức tăng 36% trong quý 3/2022 dù mọi đối thủ nội địa từ Oppo cho đến Xiaomi đều có doanh số sụt giảm.

Chưa kể, nhà sản xuất màn hình BOE đã đánh bại Hàn Quốc để dành phần lớn đơn hàng cho màn hình iPhone 15 và iPhone 15 Plus trong năm 2023. Đây tiếp tục là một dấu hiệu rõ ràng khẳng định mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa Apple và Trung Quốc.Hãng tin Reuters nhận định, BOE cũng đang có dự định đầu tư 400 triệu USD cho hai nhà máy mới ở Việt Nam.

Trong khi đó, Luxshare - một đối tác Trung Quốc khác cũng đã được Apple lựa chọn cho việc lắp ráp một số mẫu iPhone Pro. “Táo Khuyết” còn tiến hành luân chuyển đơn hàng giữa các nước khác nhau, ví dụ như giữa các nhà máy Foxconn Trung Quốc và Việt Nam.

Nhiều người băn khoăn, liệu các nhà cung ứng Ấn Độ sẽ mất bao lâu thời gian để có thể đáp ứng đầy đủ được các tiêu chuẩn của Apple. Thực tế cho thấy, Apple đã hợp tác với những nhà cung ứng Trung Quốc suốt nhiều năm, vì thế điều này chắc chắn không thể đạt được trong một thời gian ngắn.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Blockchain, trí tuệ nhận tạo sẽ giúp định hình tương lai theo cách "không thể tưởng tượng nổi"

8 giờ trước

Cổ đông lo giá cổ phiếu giảm khi nhiều ngân hàng chia cổ tức

17 giờ trước

Trung tâm thương mại TP.HCM "đắt" khách thuê

17 giờ trước

Hà Nội có mức sống đắt đỏ nhất Việt Nam: Gia đình 4 người chi 30 triệu/tháng vẫn thấy thiếu

17 giờ trước

Bí quyết tạo prompt nhằm tận dụng sức mạnh của chatbot AI

17 giờ trước