Ông Dominic Scriven - Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Dragon Capital: Hành trình 30 năm bắc cầu đưa vốn ngoại vào Việt Nam

Chủ nhật, 23/10/2022-20:10
Và sau thời gian 28 năm làm người bắc cầu đưa vốn ngoại vào thị trường Việt Nam thì Dominic Scriven vẫn chưa muốn nghỉ ngơi mà ông không muốn mất quá nhiều thời gian nhìn lại những thành quả mà muốn hướng về những cơ hội và thách thức mới.

Vào năm 1991, chàng trai trẻ quốc tịch Anh có tên là Dominic Scriven đã lần đầu ghé thăm đất nước hình chữ S sau khi tốt nghiệp Đại học Exeter năm 1985 cùng với hai tấm bằng chuyên ngành Luật và Xã hội cũng như đang công tác ở lại và theo học Tiếng Việt ở trường Đại học Hà Nội trong hai năm trước khi đồng sáng lập ra  Dragon Capital vào năm 1994 – thời điểm mà sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam còn chưa mở cửa. 

Tính đến thời điểm ngày 20/9/2022, tổng quy mô tất cả các quỹ của Dragon Capital là khoảng 5,5 tỷ USD, nếu như tính cả vốn của công ty và khách hàng là xấp xỉ 6 tỷ USD. Dragon Capital chính là công ty quản lý quỹ có quy mô lớn nhất ở Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại và có đóng góp không nhỏ vào tiến trình phát triển thị trường vốn của Việt Nam. 

Và sau thời gian 28 năm làm người bắc cầu đưa vốn ngoại vào thị trường Việt Nam thì Dominic Scriven vẫn chưa muốn nghỉ ngơi mà ông không muốn mất quá nhiều thời gian nhìn lại những thành quả mà muốn hướng về những cơ hội và thách thức mới. 


Ông Dominic Scriven - Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Dragon Capital
Ông Dominic Scriven - Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Dragon Capital

28 năm làm người bắc cầu đưa vốn ngoại vào thị trường Việt Nam của ông Dominic Scriven

Nói về lý do thành lập quỹ đầu tư, ông Dominic Scriven cho biết một phần là do nghề nghiệp và một phần là lý do cá nhân. 

Cụ thể, vào đầu những năm 90, ông Dominic Scriven cùng với vài đồng nghiệp sang Việt Nam để có thể tham quan và tìm hiểu thị trường. Cũng qua thời gian 2 tuần đi từ Bắc đến Nam, có một động cơ cá nhân mà đã kéo bản thân của ông muốn ở lại Việt Nam để học thêm về đất nước và đặc biệt là ngôn ngữ. Sau đó thì ông đã xin học tiếng Việt ở Đại học Hà Nội.‏

Sau thời gian 2 năm ở Việt Nam thì ông mới hiểu một chút về ngôn ngữ và đất nước, đồng thời ông cũng nhận thấy người Việt Nam rất tử tế và mến khách. Theo ông Dominic Scriven, điều đặc biệt là chính sách của Chính phủ cũng nhấn mạnh đến sự đổi mới, mở cửa với nước ngoài. Cũng qua đó ông nhận thấy phải có nhu cầu và cơ hội. Cụ thể, nhu cầu giao lưu và gắn kết giữa kinh tế Việt Nam cùng với các nước khác và ngược lại. Ông nghĩ rằng bản thân của mình là người có thể đóng góp vai trò đó nên kết hợp với một số người bạn để thành lập công ty vào năm 1994. 

‏Thời điểm đó, nghề của ông là đầu tư nên cũng phải làm công việc mình hết. Cho đến năm 2000 thì mới có thị trường chứng khoán nên mấy năm sau thành lập thì công ty cũng gặp nhiều khó khăn. 

‏Ông Dominic Scriven cho biết, mặc dù có đầy khó khăn nhưng cũng có nhiều niềm vui khi khởi nghiệp với mấy người bạn trẻ. Với suy nghĩ tự làm chủ doanh nghiệp của bản thân cũng như khát vọng lấy vốn về cho Việt Nam nhưng thời điểm đó các nhà đầu tư nước ngoài lại không biết gì về Việt Nam. 

‏Đến năm 1992, Luật công ty đầu tiên của thời kỳ đổi mới mới chính thức có hiệu lực gồm 22 trang tập trung vào cơ cấu vốn của công ty cổ phần, Công ty TNHH. Mặc dù luật không cấm nhưng lại không đề cập đến vai trò của nhà đầu tư nước ngoài đã dẫn đến vướng mắc ở vấn đề này. 

Và luật doanh nghiệp ở thời đó cũng không có báo cáo gì mà chỉ có bản thân tự viết ra nên phần lớn trong quá trình tiếp thị ông Dominic Scriven đều đem theo giấy tờ (đã có ép dẻo) đi nước ngoài để giới thiệu về các doanh nghiệp Việt Nam. 

‏Đến năm 1995, ông Dominic Scriven đã đi nước ngoài gọi vốn và đem khoảng 50 bản cáo bạch qua Mỹ. Ông đã  bay qua Los Angeles và bị hải quan ở đó giữ lại và bị nghi ngờ khi đem nhiều tài liệu qua. 



Nói về lý do thành lập quỹ đầu tư, ông Dominic Scriven cho biết một phần là do nghề nghiệp và một phần là lý do cá nhân
Nói về lý do thành lập quỹ đầu tư, ông Dominic Scriven cho biết một phần là do nghề nghiệp và một phần là lý do cá nhân

Ông Dominic Scriven chia sẻ: “Tôi mất cả một năm để đem đồng vốn đầu tiên về. Luật Việt Nam thời điểm đó không có khái niệm hay ngành nghề nào về quỹ đầu tư nên tôi muốn xin phép được lập văn phòng đại diện tại Việt Nam để tìm kiếm cơ hội đầu tư.”. 

Với ông, lúc đầu có nhiều cái mới và người ta thường nói rằng đi trước cũng có nhiều cái có lợi nhưng đi thứ hai sẽ dễ hơn. Cũng ở thời đó, cũng có một và hai quỹ của nước ngoài nhưng không hiểu nhiều về Việt Nam nên họ đã chú trọng tìm kiếm những doanh nhân ở nước ngoài làm ăn ở Việt Nam để có vốn liên doanh với họ. 

‏Trong khi đó thì ông Dominic Scriven lại nghĩ bản thân phải tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các doanh nghiệp Việt và do người Việt làm chủ để có thể cùng với họ ngay từ đầu từ đó giúp cho doanh nghiệp ở trong nước phát triển. 

‏Cũng bởi vì vướng Luật nên có 5 đến 7 khoản đầu tư ban đầu của Dragon Capital đều là thí điểm gồm nhóm ngân hàng (ACB, VPBank), trái phiếu chuyển đổi (REE) hay tham gia góp vốn vào một Công ty cổ phần là doanh nghiệp xi măng ở Hà Nam hay cho vay chuyển đổi với một doanh nghiệp đồ gỗ ở TP. Hồ Chí Minh,...

‏Và từ khủng hoảng tài chính Châu Á thì Việt Nam vẫn còn rất khó khăn với các vấn đề về điều chỉnh tỷ giá, lạm phát cũng như lãi suất, bất động sản và nợ quá hạn,... Mặc dù vậy thì ông cũng từ từ vượt qua đến năm 2000 thì thị trường chứng khoán đã ra đời. Và trong hai công ty niêm yết đầu tiên là REE và SAM thì Dragon Capital đều có cổ phần tại đây. Thời điểm đó, thị trường chứng khoán đã vọt lên rất nhanh và sau đó đã sụp đổ và đi ngủ khiến cho các doanh nghiệp rất e ngại về việc niêm yết. 

Cho đến giai đoạn năm 2006 - 2008 thì ai ai cũng muốn niêm yết. Mặc dù vậy thì khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ập đến, thời điểm đó là vô cùng nhức đầu cho các nước ở trên thế giới. Cụ thể, thị trường chứng khoán mất giá đến 80% giá trị nhưng sau đó đã phục hồi, đặc biệt là ở Việt Nam có chương trình cơ cấu lại nền kinh tế gồm đẩy mạnh về đầu tư công và doanh nghiệp tư nhân cũng như chính sách tiền tệ, tổ chức tín dụng. Cũng nhờ có các chương trình hỗ trợ đó mà đã giúp cho Việt Nam phục hồi. 

Cả cuộc đời của ông Dominic Scriven gắn với Dragon Capital

Nói về sự phát triển vượt bậc của Dragon Capital, ông Dominic Scriven cho hay: “Đầu tiên tôi nghĩ chắc chắn phải có sự đam mê về cái nghề của mình. Trong hoạt động của một quỹ, giống như tất cả các ngành nghề khác, ngoài niềm vui hay thành công còn có cả nỗi đau, thách thức và sự thất bại. Cho nên nếu như những người không có sự đam mê thì không thể tiếp tục nổi”. 

Cụ thể, lúc đó các quỹ khác đều có thương hiệu và uy tín cũng như tên tuổi nhưng họ không có sự đam mê về Việt Nam rồi dần dần họ bỏ về nước và trả lại vốn. 


Sau thời gian 2 năm ở Việt Nam thì ông mới hiểu một chút về ngôn ngữ và đất nước, đồng thời ông cũng nhận thấy người Việt Nam rất tử tế và mến khách
Sau thời gian 2 năm ở Việt Nam thì ông mới hiểu một chút về ngôn ngữ và đất nước, đồng thời ông cũng nhận thấy người Việt Nam rất tử tế và mến khách

‏Điều thứ hai đối với ông Dominic Scriven chính là không phải là mình giỏi mà là mình hiểu được hướng đi của mình và nếu không cẩn thận rất dễ đi lạc. Sau tầm nhìn thì chính là cần có sự tin tưởng, khi có tầm nhìn thì mức độ tin tưởng vào Việt Nam và Chính phủ cùng nhà hoạch định chiến sách hay chính bản thân đi trên con đường đó. Theo ông thì có một điểm nữa đó chính là cần có sự kiên trì và lâu dài. 

Vị doanh nhân này cho biết, có một nguyên tắc khá quan trọng đối với Dragon Capital chính là sự độc lập. Nghĩa là sở hữu độc lập, điều hành độc lập và quản trị độc lập. Ông quan niệm rằng mình không có sếp và chính mình là người tự đưa ra quyết định cũng như không bị người khác chi phối hay ảnh hưởng. Chính vì thế mà ông có khả năng cân nhắc một cách toàn diện và một cách khách quan về quyền lợi của khách hàng của các bên trong một thương vụ.  

Và một điểm quan trọng nữa đó chính là quản trị rủi ro. Một khi đã là nhà đầu tư thì mình phải chấp nhận rủi ro và không có mạo hiểm thì không có lời nhưng lại vô cùng quan trọng là phải có hệ thống quản trị rủi ro. Một khi chấp nhận rủi ro nhưng phải quản trị được những rủi ro đó. 

Cuối cùng chính là cần phải chấp nhận đầu tư dài hạn để có thể phát triển các sản phẩm mới. Điển hình như Dragon Capital đã được Bộ Tài chính thông qua việc phân phối các quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện. Đây cũng chính là một sản phẩm rất phổ biến ở các nước khác và là một sản phẩm rất cần thiết giúp cho một bộ phận xã hội có khả năng có thể tự lo cho chính mình khi già. Mặc dù vậy thì Dragon Capital cũng đã phải làm việc với Bộ Tài chính mất đến 10 năm mới đạt được kết quả đó.


‏Ông Dominic Scriven cho biết, mặc dù có đầy khó khăn nhưng cũng có nhiều niềm vui khi khởi nghiệp với mấy người bạn trẻ
‏Ông Dominic Scriven cho biết, mặc dù có đầy khó khăn nhưng cũng có nhiều niềm vui khi khởi nghiệp với mấy người bạn trẻ

‏‏Nói về dấu ấn đáng nhớ nhất, ông Dominic Scriven nói rằng ngày nào cũng là một trải nghiệm mời, nhiều thách thức nhưng cũng thú vị. 

Nhưng ấn tượng nhất với ông có lẽ là ngày mà Vinamilk niêm yết (năm 2006) và Dragon Capital chính là cổ đông nước ngoài lớn nhất tại đây và cũng tham gia rất sâu với các lãnh đạo  trong quá trình cổ phần hóa và tái cấu trúc. Vào ngày mà Vinamilk niêm yết thì tổng vốn hóa của sàn giao dịch ở Việt Nam đã lên gấp đôi trong một ngày và ông cũng là người được hưởng lợi ở trong số đó. 

Tuy nhiên, với ông Dominic Scriven thì đây chẳng qua là một giây phút ngắn ngủi bởi vì thị trường hàng ngày thay đổi và có sự sống của nó. Bản thân của ông không để mất quá nhiều thời gian khi nhìn lại mà phải nhìn trước về những cơ hội thách thức cũng như sự đổi mới. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Gen Z cùng xu hướng học đầu tư chứng khoán, quyết không để tiền nhàn rỗi

4 giờ trước

Sáng cửa thuê, mua nhà ở xã hội

6 giờ trước

Việt Nam phát triển thương mại điện tử chưa bền vững

7 giờ trước

Trợ lực nào cho cổ phiếu bất động sản tăng giá?

10 giờ trước

Các nhà sáng tạo nội dung bị ảnh hưởng ra sao nếu Mỹ cấm TikTok?

11 giờ trước