Mỹ và EU có thể sẽ áp thuế mới lên thép, nhôm của Trung Quốc

Thứ tư, 07/12/2022-20:12
Mỹ và EU dường như đang cân nhắc về một mức thuế quan mới đối với thép và nhôm của Trung Quốc trước tình hình ngành kim loại của quốc gia này đang gánh chịu nhiều khó khăn. 

Áp thuế lên mặt hàng nhôm và thép

Theo Nhịp sống thị trường, được xây dựng dựa trên thỏa thuận liên quan đến Mỹ và Liên Minh châu Âu vào năm ngoái, công cụ thuế quan chủ yếu chỉ nhắm tới Trung Quốc - nhà sản xuất thép và nhôm hàng đầu thế giới. Nhưng đây cũng là một trong những quốc gia gây ô nhiễm nhiều nhất. 

Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) thực tế đang xem xét về việc áp đặt những loại thuế mới đối với mặt hàng thép và nhôm của Trung Quốc. Động thái này nằm trong nỗ lực ứng phó với tình trạng phát carbon và tình trạng dư thừa công suất cũng như dư sản lượng ngành nhôm thép trên toàn cầu, hãng tin Bloomberg dẫn một nguồn tin thân cận cho biết. 

Động thái này cũng đã đánh dấu một phương án tiếp cận mới, vì cả Mỹ và châu Âu sẽ tìm cách để sử dụng chung mức thuế quan - thông thường sẽ được sử dụng trong những tranh chấp thương mại để tiếp tục chương trình nghị sự về khí hậu của họ. Khi thông tin này được lan truyền, cổ phiếu của các doanh nghiệp sản xuất nhôm và thép của Mỹ thuận lợi bước vào đà tăng trưởng, trong khi trên sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong ghi nhận cả cổ phiếu của Aluminum Corp và Hongqiao Group (Trung Quốc) đều đang lao dốc. 


Cả Mỹ và châu Âu sẽ tìm cách để sử dụng chung mức thuế quan để tiếp tục chương trình nghị sự về khí hậu của họ
Cả Mỹ và châu Âu sẽ tìm cách để sử dụng chung mức thuế quan để tiếp tục chương trình nghị sự về khí hậu của họ

Thực tế, ý định về mức thuế mới vẫn chỉ ở giai đoạn đầu và chưa đề xuất chính thức. Nhưng theo các nguồn tin thân cận trong ngành, một thỏa thuận với Liên Minh châu Âu, bao gồm những chi tiết cụ thể về cách xác định các ngưỡng áp dụng thuế quan mới sẽ được ấn định ít nhất là tới cuối năm 2023.

Mức thuế quan mới áp dụng cho nhôm và thép Trung Quốc được xây dựng dựa trên một thỏa thuận liên quan giữa Mỹ và châu Âu từ năm 2021, chủ yếu nhắm tới Trung Quốc - nhà sản xuất nhôm và thép hàng đầu thế giới.

Kế hoạch này đã dẫn tới việc làm sâu sắc hơn sự chia sẻ giữa Bắc Kinh và Washington, nhất là vào thời điểm hai nước này cam kết hợp tác nhằm chống biến đổi khí hậu. Những cuộc đàm phán giữa Mỹ và Liên Minh châu Âu để cùng nhau giải quyết khủng hoảng khí hậu là dấu hiệu rất tích cực cho mối quan hệ hiện một lần nữa hứng chịu những khó khăn và thách thức về thương mại. 

Trung Quốc cũng đã phản hồi lại việc áp thuế vì chúng đang vi phạm các quy tắc của Tổ chức Thương mại thế giới. Ông Mao Ning - Người phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết họ đang thực hiện mọi biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ về quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia. 

Mỹ và châu Âu đang dựa trên cơ sở pháp lý nào?

Trên thực tế, vẫn chưa rõ chính quyền ông Biden sử dụng thẩm quyền pháp lý nào để có thể thực hiện các mức thuế mới. Một người đã có nhiều kinh nghiệm với vấn đề này cho rằng, câu hỏi đó vẫn đang được nội bộ giải quyết và trong những cuộc đàm phán với Liên Minh châu Âu, cũng như cùng các đại diện của ngành và Quốc hội. Bên cạnh đó, Nhà Trắng cũng đang tham khảo cùng những nhà lập pháp về những cơ quan chức năng mới tiền năng. 


Vẫn chưa rõ chính quyền ông Biden sử dụng thẩm quyền pháp lý nào để có thể thực hiện các mức thuế mới
Vẫn chưa rõ chính quyền ông Biden sử dụng thẩm quyền pháp lý nào để có thể thực hiện các mức thuế mới

Đại diện Cơ quan Thương mại Mỹ (USTR) - Bà Katherine cùng nhóm của bà đã trình bày về ý tưởng này cho Ủy viên Châu Âu Valdis Dombrovskis và một số cá nhân khác tại Praha vào cuối tháng 10. Các cơ quan chức năng của châu Âu cũng đưa ra một số nghi vấn vào thời điểm đó, kể cả câu hỏi liên quan tới tính hợp pháp và khả năng tương thích với những quy tắc của WTO và cơ chế định giá carbon nội bộ trong khối.

Với những nỗ lực thương mại tập trung vào khí hậu của EU và Mỹ đã được nêu ra lần đầu tiên vào tháng 10 năm ngoái, khi đó hai bên đã giải quyết những tranh chấp chính về thuế nhôm và thép do cựu Tổng thống Donald Trump áp đặt dựa vào lý do an ninh quốc gia. 

Một cách tiếp cận tiềm năng đối với những mức thuế quan mới có thể là chuyển đổi cuộc điều tra hiện tại theo Mục 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại. Đây cũng được xem là cơ sở căn bản cho các nhiệm vụ của cựu Tổng thống Donald Trump đối với thép và nhôm châu Âu từ năm 2018. Sau đó được chuyển thành một cuộc điều tra mới nhắm tới lượng khí thải carbon và thừa công suất. Điều này cũng sẽ tạo cho Nhà Trắng lớp vỏ bọc hợp pháp để tiếp tục tiến lên mà không cần phải chờ đợi thêm bất kỳ cuộc điều tra mới nào kết thúc. 


Thị trường thép Trung Quốc bị tác động nặng nề bởi thị trường bất động sản và chính sách Zero Covid
Thị trường thép Trung Quốc bị tác động nặng nề bởi thị trường bất động sản và chính sách Zero Covid

Các cơ quan chức năng Mỹ vẫn tiếp tục cân nhắc về mức thuế suất sẽ được áp dụng cho những quốc gia khác. Mỹ cũng nói với các quan chức của châu Âu rằng họ muốn cho sự thỏa thuận này có tính ràng buộc về pháp lý. 

Đối với chính quyền ông Binden, sự thỏa thuận có một không hai này chính là một phần của những điều mà Nhà Trắng mô tả là chính sách thương mại, mà trong đó lấy người lao động làm trung tâm bởi nó sẽ tập trung vào việc bảo vệ những ngành công nghiệp then chốt. Hơn nữa, người lao động của họ có mặt ở cả Mỹ và châu Âu. 

Trở lại với thị trường thép Trung Quốc, trong năm vừa qua đã chứng kiến sự tác động nghiêm trọng bởi cuộc khủng hoảng trên thị trường bất động sản cùng chính sách Zero Covid. Hai yếu tố này đã kéo nhu cầu về kim loại hoàn toàn tụt dốc. 

Một lượng lớn những doanh nghiệp ngành thép Trung Quốc đang đối diện với nguy cơ phá sản. Nếu chính sách thuế quan của Mỹ và EU được thông qua và áp dụng thì thị trường kim loại Trung Quốc còn có thể gặp thêm nhiều khó khăn hơn nữa. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Thị trường ấm lên, nghề môi giới bất động sản “nóng” trở lại

5 giờ trước

Căn hộ chung cư cho thuê sẽ tạo dòng tiền lớn

6 giờ trước

Ba điểm sáng của thị trường bất động sản phía Nam

11 giờ trước

Cách chọn hướng nhà, hướng phòng làm việc “đại cát, đại lợi” cho gia chủ tuổi Dậu

12 giờ trước

Thị trường ấm lên, giới đầu tư đi “săn” đất nền

14 giờ trước